Thịtrường Châu Mỹ và một số thị trường khác

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 44 - 46)

e. Ban quản đốc:

4.1.4.3 Thịtrường Châu Mỹ và một số thị trường khác

Thị trường khác ở đây bao gồm một số nước ở Châu Phi. Châu Phi bao gồm 54 quốc gia với dân số 950 triệu người nằm trên diện tích 30 triệu km2, là châu lục lớn thứ 3 thế giới. Châu Phi vẫn bị xem là châu lục kém phát triển nhất. Trong số các nước nghèo nhất trên thế giới thì Châu Phi chiếm tỷ lệ lớn. Mặc dù vậy, với dân số lớn trên 967 triệu người , đa sắc tộc, đa văn hóa, Châu Phi hiện là thị trường có sức mua khá lớn, cơ cấu nhập khẩu đa dạng, thị trường chấp nhận các loại hàng hóa và không đòi hỏi quá khắt khe, nhìn chung phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn chung, đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Biển Đông nói riêng trong thời gian tới. Châu Mỹ còn được gọi là Tân thế giới vì Châu Mỹ chỉ mới được biết đến vào thế kỉ 15. Châu Mỹ bao gồm 35 quốc gia chia thành Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Bắc Mỹ có nền kinh tế phát triển hơn Nam Mỹ, trong đó Mỹ là nước có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Hiện nay Mỹ Latinh cũng là một trong những tiềm năng kinh tế được các nước xuất khẩu hướng tới để thâm nhập.

Ngoài Châu Âu và Châu Á thì doanh thu xuất khẩu sang các nước khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu của công ty. Nhìn chung doanh thu xuất khẩu của công ty trên 2 thị trường này tăng giảm không ổn định qua các năm. Ở Châu Mỹ, doanh thu năm 2011 là 11.697 nghìn USD đến năm 2012 thì doanh thu giảm đi 234 nghìn USD tương đương với 2.02% còn 11.373 nghìn USD. Sang năm 2013, thì doanh thu tăng lên 411 nghìn USD tương đương 3,61% , riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 579 nghìn USD còn 5.868 nghìn USD tương đương với 9.68% so với cùng kì năm 2013. Ở Châu Phi, doanh thu năm 2011 là 6.409 nghìn USD, sang năm 2012 doanh thu tăng lên 7.304 nghìn USD tương đương 13,96% so với năm 2011, bước sang năm 2013 doanh thu giảm mạnh 3.851 nghìn USD tương đương với 42,27%, riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu tăng 398 nghìn USD tương đương 53,49% cùng kì năm 2013. Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Châu Mỹ với Châu Âu là 2 châu lục bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Để thấy rõ về sự tăng trưởng doanh thu của công ty trên thị trường này ta cũng nên xét đến doanh thu của từng quốc gia thuộc nhóm thị trường này. Dưới

đây là bảng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc Châu Mỹ và thị trường khác.

Bảng 4.7: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường Châu Mỹ và các nước khác của công ty TNHH Biển Đông trong giai đoạn từ năm 2011- 6T/2014

Đơn vị: nghìn USD

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Biển Đông 2011-6T/2014)

Qua bảng trên ta thấy, ở Ai-cập kim ngạch xuất khẩu của công ty sang nước này không ổn định qua các năm, năm 2011 đạt 6.409 nghìn USD tăng đột biến ở năm 2012 với giá trị 10.128 nghìn USD tăng 4.079 nghìn USd so với năm 2011 và sang năm 2013 doanh thu giảm mạnh chỉ còn 5.744 nghìn USD giảm 4.384 nghìn USD so với năm 2012, riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu lại tăng nhẹ 3.145 nghìn USD so với cùng kì năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng giảm doanh thu không ổn định này chủ yếu là do người dân quốc gia này vẫn còn đặt nhiều nghi vấn vì sao loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng như thế này lại được bán với giá rẻ nên họ còn e dè trong việc chọn lựa sản phẩm, thêm vào đó là các thông tin cá basa Việt Nam có chứa các chất có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Mỹ: Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt được 1,8 tỷ USD (tương đương với 2011) thì kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ đạt hơn 358 triệu USD, chiếm khoảng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.Và Biển Đông cũng vậy, trong ba năm 2011, 2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 sản lượng cũng như giá trị cá tra xuất khẩu sang Mỹ tuy có phần giảm sút nhưng chiếm tỷ trọng khá lớn sau các nước châu Á, châu Âu. Cụ

Năm Nước 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Ai Cập 6.409 10.128 5.744 3.012 3.145 Algeria _ _ 3.839 1.331 872 Canada 6.147 3.555 _ _ _ Mỹ 5.550 4.994 5.654 2.848 2.993 Tổng 18.106 18.677 3.453 7191 7010

thể là năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 5.550 nghìn USD chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, doanh thu giảm còn 4.994 nghìn USD chiếm 26,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sang năm 2013, kim ngạch đạt 5.654 nghìn USD tăng 660 nghìn USD so với năm 2012, riêng 6 tháng đầu năm 2014 kim ngach tăng lên 2.993 nghìn USD so với cùng kì năm 2013.Ta thấy mức sản lượng cá tra xuất khẩu sang Mỹ tuy không cao nhưng tăng đều qua ba năm. Bên cạnh việc giữ vững thị trường này là nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước ta đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ luôn ở mức cao để tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tỷ giá bình quân USD/VNĐ của Ngân hàng Ngoại Thương nước ta tăng dần giai đoạn 2007 – 2009: từ 17,215 năm 2007 lên 17,679 năm 2008 và tiếp tục tăng đáng kể vào năm 2009, 2010 nâng tỷ giá USD/VNĐ năm này lên 18,463 và 18,544. Tỷ giá được nâng lên khiến các nhà nhập khẩu Mỹ mua được nhiều hàng hóa hơn với số tiền vốn có. Do đó, họ sẽ tăng cường nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam hơn so với các thị trường khác và nhờ đó mà công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ.

Algeria, Canada: Năm 2012 doanh thu của công ty xuất khẩu sang Canada là 6.147 nghìn USD chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch 40%, năm 2012 thì kim ngạch giảm đi còn 3.555 nghìn USD. Còn Algaria thì doanh thu xuất khẩu sang nước này bắt đầu từ năm 2013 đạt 3.839 nghìn USD , riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu giảm đi còn 872 nghìn USD. Do doanh nghiệp chưa đủ thông tin về thị hiếu của 2 thị trường này nhưng hứa hẹn đây là 2 thị trường lớn của doanh nghiệp trong tương lai.

 Nhận định:

Với quy mô công ty như hiện nay thì việc chọn Mỹ và EU, hai thị trường tràn ngập rào cản và khó khăn là thị trường mục tiêu thì đây là một thách thức lớn cho công ty. Vậy nên công ty chỉ nên tập trung vào khai thác những thị trường truyền thống và dễ tính như Châu Phi hay Châu Á hoặc thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, Trung Đông,…

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)