Các yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 59 - 63)

Ở góc độ kinh tế vĩ mô, để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam theo con đường nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ ra rằng con đường phát triển là nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là khu vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản, Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời nhiều tổ chức để kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ kĩ thuật cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước phát triển. Điển hình như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP), Trung tâm Tin học thủy sản (FISTENET)….

Yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tình hình chính trị không ổn định và các quy định pháp luật không hỗ trợ thì sẽ không có nước nào làm ăn với Việt Nam. Việt Nam tự hào là nước có nền chính trị ổn định bậc nhất trong khu vực và thế giới. Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì thủ tục hành chính của ta ngày một thông thoáng hơn giúp cho hoạt động làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn.

d/ Đối thủ cạnh tranh

Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu khách hàng, công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ tốt, sẽ làm cho sản phẩm công ty bị tẩy chay. Đối thủ cạnh tranh của công ty bao gồm các doanh nghiệp, công ty hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều từ trong và ngoài nước.

 Các đối thủ trong nước

Hiện nay cả nước có trên 500 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, ở riêng khu vực Thành phố Cần Thơ thì có 20 doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mộ sản xuất lớn lượng cung sản phẩm hàng năm là rất cao như : Caesimex, Cataco, Cafatex, Nam Hải, Miền Nam, 404, Bianfishco,....Công ty nên học hỏi một số đối thủ cạnh tranh về các điểm mạnh của họ mà công ty có thể áp dụng trong chính hoạt động kinh doanh của công ty. Có như thế mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững.

 Các đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những đối thủ mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và cả Biển đông nói riêng. Là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đứng thứ 4 trong các quốc gia nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Nên các mặt hàng cá tra xuất khẩu của công ty bị các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt ở các thị trường Mỹ, EU, Hồng Kong. Hiện tại các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu là cá fillet, các loại nhuyễn thể chế biến, cá đông lạnh. Ngoài ra, Trung quốc còn cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu thủy sản của Việt nam với công ty làm cho giá nguyên liệu tăng cao, khiến giá xuất khẩu của công ty tăng điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty với các doanh nghiệp xuất khẩu khác.

Tổng cụcGiám sát chất lượng, Kiểm tra vàKiểm dịch thực vật(AQSIQ) Trung Quốc đang kêu gọi các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cần có chất lượng cao hơn với những yêu cần ngày càng khó từ các thị trường Mỹ, EU, Nga, Hàn Quốc trên các mặt hàng thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc, Chính phủ đang đẩy mạnh các chương trình nuôi thủy sản tiên tiến. Điều này sẽ là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt nam nói chung và cả Biển Đông nói riêng.

Thái Lan

Thái Lan là quốc gia láng giềng anh em với Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng trong nhiều năm qua trên thị trường xuất khẩu thì Thái Lan là quốc gia cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ nhất với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực nhất là nông sản và thủy sản.

Đối với các mặt hang thủy sản nói riêng, Thái Lan duy trì vị thế là nhà cung cấp lớn các mặt hang như tôm thể và cá ngừ, cá da trơn cùng với kinh nghiệm tham gia thị trường trong nhiều năm liền. Riêng đối với mặt hàng cá da trơn thì Thái Lan cạnh tranh rất mạnh với Việt Nam ở các thị trường lớn như EU, Philipin,Hong kong, Singapo...Là quốc gia có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường xuất khẩu nên có chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rất rõ rang chính là phát triển tập trung vào các một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối các mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Ngoài ra, Thái Lan còn có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lí chi phí nên ngành công nghiệp thủy sản dễ dàng tối ưu hóa chi ph. Đó là thế mạnh của Thái Lan, các sản phẩm thủy sản của Thái Lan sẽ cạnh tranh rất gay gắt về giá với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, và cả Biển Đông nói riêng.

e/ Các yếu tố khác

Thành phố Cần Thơ có một hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, có tuyến đường nối liền Cần Thơ với nhiều tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông đường thủy cũng rất phát triển có nhiều hãng tàu lớn, uy tín. Rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu về công ty cũng như xuất hàng giao cho bên mua.

Nước ta hiện nay mở rộng giao lưu quốc tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC, AFTA, TPT,...Do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi và sự bảo hộ từ các tổ chức này.

Sự phát triển Internet trên toàn cầu và cũng như sự phát triển Internet ở nước ta giúp cho khoảng cách không gian và thời gian ngày càng ngắn lại. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty có thể tìm kiếm đối tác một cách dễ dàng với chi phí thấp.

Kết luận: Đối với nhóm yếu tố này, công ty chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp khó có thể thay đổi được. Do đó, công ty phải chủ động cải thiện để thích nghi với sự thay đổi của các yếu tố này. Phải chủ động cải thiện trước sự biến đổi của các yếu tố này, nếu không thích nghi thì sẽ trở nên lạc hậu.

4.3 SWOT

4.3.1 Ma trận SWOT

Những điểm mạnh (S):

- Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều chứng nhận quốc tế (ISO 22000:2005, HACCP, SSOP,…)

- Do thời tiết và khí hậu ấm nóng, nên có thể nuôi quanh năm, cá tra không có tính thời vụ.

- Ban quản lý giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao. - Chiến lược xuất khẩu phù hợp.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế: với đa số máy móc hiện đại với công suất lớn được nhập khẩu từ Nhật, Đức, Ý, Đài Loan.

-Diện tích ao nuôi trồng thủy sản lớn cung cấp 70% nguồn nguyên liệu cho công ty.

Những điểm yếu (S):

-Về hoạt động xuất khẩu, công ty vẫn chưa khai thác tốt thị trường trong nước vốn cũng đầy tiềm năng mà chỉ chú trọng vào các thị trường nước ngoài

- Hoạt động marketing còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả.

- Chi phí sản xuất còn cao: do trình độ, tay nghề của công nhân chưa cao và đồng đều nên vẫn còn hao hụt trong quá trình xử lý nguyên liệu và chế biến. Bên cạnh đó, việc quản lý chi phí điện, nước vẫn chưa hiệu quả và chi phí dành cho thiết kế chỉnh sửa bao bì còn cao (do có trường hợp bao bì không đáp ứng yêu cầu khách hàng).

Những cơ hội (O):

- Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển: Từ việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như ký kết các Hiệp định song phương với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc và thân thiết trong mắt bạn bè quốc tế. Đây thật sự là một diễn biến rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như xuất khẩu cá tra của Biển Đông. Từ đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ được mở rộng và thuận lợi hơn, các mặt hàng cá tra Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới.

- Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước và hỗ trợ từ VASEP dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của các thị trường lớn như Mỹ, Canada, EU,… vẫn còn rất lớn và đầy tiềm năng.

Những đe dọa (T):

- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước: do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng và có nhiều tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm ẩn cũng ngày càng tăng.

- Các yêu cầu về VSATTP và dư lượng kháng sinh của các thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng cá tra xuất khẩu ngày càng nhiều và khắt khe.

- Yêu cầu của khách hàng ngày càng lớn(giá cả, chất lượng, mẫu mã, bao bì ).

- Luật bảo hộ của các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe.

- Do lợi nhuận các nhà cung cấp nguyên liệu sẽ cung cấp nguyên liệu không đạt chuẩn

Sau đây là bảng ma trận SWOT:

S W W

O T T

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)