Nhóm chiến lược W –O

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 65 - 66)

T: Những nguy cơ

4.3.2.3Nhóm chiến lược W –O

WO1: Chiến lược xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm: Hiện nay đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng càng khó tính, càng để ý nhiều đến chất lượng và thương hiệu. Nếu muốn phát triển và hoạt động lớn hơn nữa thì

tất yếu phải xây dựng được một thương hiệu xứng tầm. Thịtrường quốc tế là một thị trường rộng lớn, do đó nếu không có thương hiệu sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những công ty cùng ngành khác. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển cùng với nhu cầu tiêu dùng thủy sản vẫn còn rất lớn. Song hiện nay, công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, hoạt động Marketing chưa mang lại hiệu quả, chi phí sản xuất còn cao nên trong thời gian tới công ty cần phải xem xét thực hiện chiến lược xây dựng được thương hiệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Đây là chiến lược quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế cho sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đây là việc không hề dễ dàng mà nó đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố như sản phẩm phải đa dạng, đạt chất lượng cao và đảm bảo yêu cầu VSANTTP, công tác tìm kiếm thị trường và marketing sản phẩm phải đạt hiệu quả cao,…nên mặc dù đã hoạt động trong ngành khá lâu nhưng đến nay công ty vẫn chưa thành công trong hoạt động này.

WO2: trước chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều thì công ty cần có biệnpháp cụ thể để tận dụng thị trường trong nước, một thị trường đầy tiềm năng, để ổn định đầu ra cho SP, tăng cường tìm kiếm, thu hút nhân tài nhằm khắc phục điểm yếu: chưa thu hút được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy sáng tạo.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 65 - 66)