Thịtrường Châu Âu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 38 - 41)

e. Ban quản đốc:

4.1.4.1 Thịtrường Châu Âu

Châu Âu là một thị trường rộng lớn với 710 triệu người tiêu dùng. Châu Âu gồm 48 thị trường quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó, ta thấy Châu Âu là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người Châu Âu có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao do đó đối với họ chất lượng và độ vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa là hàng đầu, giá cả sẽ không đáng kể. Nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức với GDP danh nghĩa cao thứ 3 thế giới. Châu Âu được xem là một thị trường tốt đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên thị trường Châu Âu tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011-6T/2014. Năm 2011 ,doanh thu cao nhất trong 3 năm với giá trị là 14.595 và thấp nhất là năm 2012 với giá trị trị 9.741 nghìn USD , giàm 4.854 nghìn USD so với năm 2011 tương đương 33,26% , năm 2012 cũng là năm kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó có Châu Âu cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt 3 năm nên giá trị xuất khẩu sang Châu Âu giảm mạnh. Sang năm 2013, kinh tế Châu Âu có những bước cải thiện đáng tích cực và có xu hướng đi lên đây cũng là một dự báo tốt cho việc xuất khẩu của công ty sang thị trường này, doanh thu năm 2013 của công ty tăng nhẹ 1.405 nghìn USD tương đương với 43,27% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu giảm 789 nghìn USD tương đương 12,78% so với cùng kì năm 2013, vừa bước qua thời kì khó khăn nên kinh tế EU chưa thật sự ổn định dẫn đến sức mua tụt giảm, đồng Euro liên tục giảm giá, đồng nghĩa với hàng xuất khẩu sang EU trở nên đăt đỏ hơn dù giá bán bẳng đôla không đổi. Đây là thị trường ảnh hưởng khá lớn đến sản lượng và kim ngạch của công ty. Vì thế trong quá trình kinh doanh xuất khẩu ở thị trường này, công ty cần đặc biệt quan tâm về sự biến động kinh tế và nhu cầu ở từng thị trường cụ thể.

Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2011-6T/2014

Đơn vị : nghìn USD Năm Nước 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Anh 11.471,7 _ _ _ _ Slokavia 3.123,3 _ _ _ _ Pháp _ 1.607,3 _ _ _ Đức _ 5.279,6 _ _ _ Hà lan _ 2.854,1 2.512,1 1.154,2 879,8 Ukraina _ 3.544,8 _ _ Bỉ _ _ 335 _ _ Đan mạch _ _ 6.894,3 5.883,8 5.360,2 Tây Ban Nha _ _ 669,9 _ _ Tổng 14.595 9.741 13.956 7.038 6.240

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Biển Đông 2011-6T/2014)

Anh, Slokavia: Đây được xem là hai khác hàng khó tính của doanh nghiệp, năm 2011 kim ngạch của Anh đạt 11.471,7 nghìn USD chiếm 78,6% tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2011 và Slokavia đạt 3.123,3 nghìn USD chiếm 21,4% tổng kim ngạch. Sang năm 2012 và 2013, hai quốc gia này ngưng nhập khẩu thủy sản từ doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là, 2 thị trường này yêu cầu khá cao nên doanh nghiệp chưa kịp thời đáp ứng về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.

Đức, Pháp: Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu sang Đức 5.279,6 nghìn USD chiếm 54,2% , Pháp đạt 1.607,3 nghìn USD chiếm 16,5 % tổng kim ngạch. Cho đến thời điểm này doanh nghiệp vẫn chưa nhận được đơn đặt hàng từ 2 nước nnay2 nhưng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ sớm tăng kim ngạch ở 2 thị trường khó tính này.

Hà Lan: là một trong những thị trường có tỷ trọng cao trong Châu Âu với kim ngạch năm 2012 đạt 2.854,1 nghìn USD chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Sang năm 2013 kim ngạch giảm xuống còn 2.512,1 nghìn USD chiếm 18% tổng kim ngạch năm 2013, doanh thu tiếp tục giảm xuống sáu tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm 2013 là 879,8 nghìn USD giảm 274,4 nghìn USD. Nguyên nhân chính là do một số quy định mới của Hà Lan doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp thời nên xuất khẩu vào thị trường này giảm sút. Đây là thị trường lí tưởng cho xuất khẩu cá tra fillet, doanh nghiệp nên tiếp tục mở rộng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này.

Đan Mạch : là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao nhất năm 2013 với 6.894,3 nghìn USD chiếm 49% tổng kim ngạch, sang đầu năm 2014 thị trường này tiếp tục tăng mạnh với giá trị 5.360,2 nghìn USD. Đây là thị trường chủ yếu của doanh nghiệp nên cần có sự ưu đãi đặc biệt về giá cả để có thể giữ vững giá trị xuất khẩu như hiện nay.

Bỉ, Ukraina, Tây Ban Nha: là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu thấp hơn so với những thị trường khác cùng khu vực. Cụ thể năm 2013 Bỉ đạt 335 nghìn USD chiếm 2,4% tổng kim ngạch, Tây Ban Nha đạt 669,9 nghìn USD chiếm 4,8% tổng kim ngạch, trong đó Ukraina đạt 3544,8 nghìn USD chiếm 25,4% tổng kim ngạch. Do người dân nước này rất ưa chuộng sản phẩm thủy sản so với những sản phẩm thay thế khác. Chính vì lí do đó công ty nên tiếp tục mở rộng các loại sản phẩm chất lượng cao sang thị trường này sẽ dễ dàng tăng doanh thu xuất khẩu.

Thị trường Châu Âu là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng , tuy nhiên Châu Âu cũng là nhà nhập khẩu tương đối khó khăn với những chỉ tiêu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thật khắt khe. Do đó, công ty muốn tiếp tục tăng doanh thu và thị phần trên Châu Âu thì phải thâm nhập sâu thêm vào quy định về nhập khẩu hay về quản lí chất lượng hay thuế bảo hộ và một số tập quán ăn uống của người dân Châu Âu để từ đó tăng thêm sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Do không bị ràng buộc về giá nên Châu Âu luôn là thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn muốn vươn tới và ngày càng mở rộng thị trường. Ngoài xu hướng về thực phẩm hiện nay là thủy sản, bởi vì các mặt hàng thịt thị bị nhiễm bệnh, gia cầm thì bị cúm vì vậy dự đoán trong tương lai lượng cầu về mặt hàng sẽ rất lớn. Dự đoán sẽ càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành này. Sự cạnh tranh trên thị trường này sẽ ngày càng gay gắt hơn, để nắm bắt kịp xu hướng đó công ty phải đề ra những hướng đi mới, những

chiến lược mới để có thể đứng vững được trên thị trường EU. Sản phẩm của công ty chưa có thương hiệu nên khi nhập khẩu vào thị trường khó tính này sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng không tốt của một số doanh nghiệp khác. Các nhà nhập khẩu thủy sản của EU là những nhà thương mại, họ mua hàng của doanh nghiệp rồi bán lại cho xí nghiệp chế biến và hệ thống siêu thị làm cho thương hiệu của thủy sản Việt Nam ngày càng lu mờ và sẽ rất khó xây dựng thương hiệu riêng. Ngoài hình thức tham gia hội chợ thủy sản quốc tế tại Brussels diễn ra vào tháng 5 hàng năm thì công ty vẫn chưa có hình thức tiếp thị hiệu quá tạo thị trường EU. Hiện nay công ty đã thâm nhập được hai kênh phân phối thủy sản có hiệu quả tại thị trường EU. Hiện nay công ty đã thâm nhập được hai kênh phân phối thủy sản ở Châu Âu một là bán cho các tập đoàn thương mại Châu Âu, hai là cung cấp cho các tập đoàn chế biến thực phẩm từ đó họ phân phối lại cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của công ty tnhh thủy sản biển đông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)