e. Ban quản đốc:
4.1.4.2 Thịtrường Châ uÁ
Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản hàng đầu thế giới đặc biệt là Nhật Bản, bên cạnh đó thì Hàn Quốc, Singapo..cũng nhập khẩu nhiều thủy sản Việt Nam. Người dân Châu Á ưa thích các món ăn được chế biến từ thủy sản. Vì vậy đây là một thị trường rất lớn đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.
Châu Á là một thị trường quan trọng của công ty với doanh thu tăng liên tục trong 3 năm, tỷ trọng về doanh thu của thị trường Châu Á là chiếm cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Năm 2011, giá trị xuất khẩu của công ty là 26.952 nghìn USD chiếm 45,18% tỷ trọng xuất khẩu, tỷ trọng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu, sang năm 2012 doanh thu tăng nhưng không nhiều 42 nghìn USD tương đương với 0.15%. Năm 2013, doanh thu lại tiếp tục tăng mạnh 2.580 nghìn USD tương đương 9,57% so với năm 2012. Riêng sáu tháng đầu năm 2014, doanh thu doanh thu cũng tăng đáng kể so với cùng kì năm 2013 5.616 nghìn USD tương đương với 37,12%.
Doanh thu xuất khẩu trên thị trường Châu Á tăng hay giảm còn bị chi phối bởi doanh thu của từng thị trường ở Châu Á. Do đó, để thấy rõ hơn nguyên nhận của sự tăng doanh thu trên thị trường này, ta phân tích doanh thu của từng thị trường quốc gia Châu Á.
Bảng 4.6: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường Châu Á của công ty TNHH Biển Đông từ năm 2011- 6T/2014
Đơn vị : nghìn USD Năm Nước 2011 2012 2013 6T/2014 Ả Rập Saudi 3.315,1 _ 11.160,1 _ Irael _ _ 1.210,5 _ Hong kong 23.636,9 1.187,7 _ _ Philipin _ 18.760,8 9.772,4 6.327,2 Singapo _ 7045,4 6.554,3 14.417,8 Đài Loan _ _ 826,7 _ Tổng 26.952 26.994 29.524 20.745
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH thủy sản Biển Đông 2011-6T/2014)
Qua bảng trên, ta thấy Ả rập Saudi là một thị trường rất lớn, có khả năng thanh toán cao. Năm 2011, doanh nghiệp bắt đầu thiết lập quan hệ thương mại với quốc gia này khá thành công với giá trị xuất khẩu là 3.315,1 nghìn USD chiếm 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên sang năm 2012, Ả rập Sadi ngưng mọi hợp đồng nhập khẩu thủy sản từ doanh nghiệp nguyên nhân là do tác động của chiến dịch truyền thông đánh mạnh vào tâm lí người tiêu dùng bản địa vốn đã không đủ thông tin về thủy sản của Việt Nam đã tác động không ít đến nhận thức của quốc gia này, khiến sức mua giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh sản phẩm cá Tra. Vì thế, sang năm 2013 để thúc đẩy xuất khẩu và lấy lại uy tín chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đã chủ động trong việc đưa thông tin về qui trình sản xuất và chế biến cá an toàn để giúp cho người tiêu dùng bản địa có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm xuất khẩu của công ty, nổ lực đó đã được đền bù với giá trị xuất khẩu sang Ả rập đạt 11.160,1 nghìn USD chiếm gần 38% tổng kim ngạch xuất khẩu 2013.
Israel : Năm 2013 đặt hàng tại doanh nghiệp với giá trị khiêm tốn 1.210,5 nghìn USD, đây có lẽ là bước thăm dò sản phẩm của quốc gia này, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội để tiếp cận, mở rộng thị trường qua đó giới thiệu về thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp.
Hồng Kong: với mức kim ngạch đạt 23.636,9 nghìn USD chiếm 87,7% tổng kim ngạch xuất khẩu doanh nghiệp năm 2011, do cá Tra là là mặt hàng thực phẩm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng ở quốc gia này, điều đáng chú ý ở đây là kim ngạch ở Hồng Kong đã giảm mạnh ở năm 2012 chỉ còn 1.187,7 nghìn USD và chuyển sang ngưng nhập khẩu thủy sản của doanh nghiệp năm 2013.
Philipin: năm 2013 kim ngạch xuất khẩu sang Philipin giảm, năm 2012 từ 18.760,8 nghìn USD chiếm 69,5% tổng kim ngạch giảm xuống 9.772,4 nghìn USD năm 2013, trong sáu tháng đầu năm 2014, Philipin đã nhập khẩu thêm 6.327,2 nghìn USD chiếm 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do ảnh hưởng của thiên tai, nhiều trận bão lớn đổ bộ vào Philipin trong thời gian gần đây nên tình hình kinh tế của Philipin không được ổn định, tài chính suy thoái nên sức mua giảm đi nhiều, nhưng đây là một thị trường tiềm năng vì địa hình quốc gia này không thích hợp nuôi cá da trơn nên phải nhập khẩu từ nước ngoài, công ty sẽ tận dụng lợi thế này để khai thác thị trường triệt để hơn.
Singapo: đây là thị trường mà doanh nghiệp mới bắt đầu thâm nhập từ năm 2012, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp là đáng kể. Cụ thể, năm 2012 là 7.045,4 nghìn USD, năm 2013 giá trị này giảm đi nhưng không đáng kể 6.554,3 nghìn USD. Tiếp theo đó, sáu tháng đầu năm 2014 quốc gia này tiếp tục nhập khẩu với giá trị đạt 14.417,8 nghìn USD tằng đột biến so với cùng kì năm 2013. Do giai đoạn này, doanh nghiệp tập trung quảng bá sản phẩm sang thị trường mới và nhu cầ về sản phẩm thủy sản của người dân Singapo tăng lên do sự xuất hiện dịch cúm gia cầm H7N9 , lỡ mồm long móng ở heo..
Đài Loan: Cũng như ở Israel, năm 2013 doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường Đài Loan với giá trị là 826,7 nghìn USD. Do khó khăn về kinh tế nên người tiêu dùng nước này chuyển sang sử dụng những sản phẩm khác. Vì vậy đối với những thị trường này doanh nghiệp nên tập trung vào những sản phẩm có giá trị trung bình hoặc thấp để tăng doanh thu.
Thị trường Châu Á là thị trường rộng lớn, nếu so với thị trường Châu Âu thì ở thị trường Châu Á công ty sẽ dễ hoạt động hơn do có cùng nên văn hóa, tập quán ăn uống…không bị rào cản kĩ thuật nhiều như Châu Âu. Do đó, chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm trên thị trường này sẽ không cao như ở thị trường Châu Âu. Công ty nên tận dụng những lợi thế trên để có thể thâm nhập đưa sản phẩm vào những quốc gia còn lại như ở Châu Á. Sản phẩm công ty đã đạt được chứng
nhận HALAL và các chứng nhận về công nghệ và chất lượng sản phẩm của Châu Âu vì vậy việc tham gia vào thị trường này là rất dễ dàng, vấn đề hiện nay là thời gian gia nhập thị trường nếu tham gia sớm thì công ty sẽ giành được thị phần lớn.