xác định quyền ƣu tiên đối với việc xử lý tài sản bảo đảm.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ sản trí tuệ
3.2.1. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với nhà nước
Để nâng cao vai trò của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế, nhiều quốc gia đã sớm chú trọng xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích việc khai thác các khía cạnh thƣơng mại của tài sản trí tuệ. Đây là cơ sở để hoạt động định giá tài sản trí tuệ phát triển.
Ở Trung Quốc, để khuyến khích việc khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ, Nhà nƣớc đã sớm ban hành các chính sách về thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ. Năm 2005, Quốc Vụ viện đã khởi động triển khai ban hành và thực hiện Chiến lƣợc sở hƣ̃u trí tuê ̣ quốc gia. Trung Quốc đã ban hành mới Luật Công ty quy định về tỷ lệ góp vốn vào công ty bằng tài sản trí tuệ chiếm 70% vốn đăng ký (trƣớc đó tỷ lệ này là 20%). Ở các khu công nghiệp phát triển thì quy định còn tiến bộ hơn, không hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng tài sản trí tuệ. Quy định pháp luật và thực tiễn đã nâng cao tầm quan trọng của tài sản trí tuệ, tạo ra những điều kiện căn bản cho việc phát triển hoạt động định giá tài sản trí tuệ. Năm 2006, Bộ Tài chính và Cơ quan sở hƣ̃u trí tuệ Trung Qu ốc đã ban hành “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến tăng cƣờng công tác quản lý định giá tài sản trí tuệ”. Văn bản này quy định về các trƣờng hợp phải định giá tài sản trí tuệ: các trƣờng hợp sử dụng tài sản trí tuệ để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, thế chấp tài sản trí tuệ mà không có giá tham chiếu trên thị trƣờng, thì phải yêu cầu định giá; các cơ quan hành chính phát mại, chuyển nhƣợng, trao đổi tài sản trí tuệ, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nƣớc chuyển đổi cơ cấu,
89
hợp nhất, chia tách, giải thể, đầu tƣ, chuyển nhƣợng, trao đổi, phát mại, trả nợ… có yếu tố liên quan đến tài sản trí tuệ; doanh nghiệp nhà nƣớc thu mua hoặc trao đổi để lấy tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, hoặc nhận góp vốn bằng tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc muốn cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nƣớc ngoài sử dụng tài sản trí tuệ mà trên thị trƣờng không có giá trị tham chiếu; các hoạt động tố tụng tại tòa án, cơ quan trọng tài hoặc theo yêu cầu của đƣơng sự có liên quan đến tài sản trí tuệ… Thông báo này còn quy định việc định giá tài sản trí tuệ phải đƣợc tiến hành bởi các tổ chức định giá tài sản do Bộ Tài chính phê chuẩn. Các tổ chức định giá này trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình có thể mời các chuyên gia về sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền… hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhƣng không vì thế mà đƣợc giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho những cán bộ làm công tác định giá. Để tăng cƣờng hoạt động này, Bộ Tài chính và Cơ quan sở hƣ̃u trí tuê ̣ thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên môn về định giá tài sản trí tuệ, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lƣợng đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho các cán bộ chuyên trách định giá tài sản trí tuệ. Cùng với việc từng bƣớc hoàn thiện văn bản pháp luật, hoạt động định giá tài sản vô hình của Trung Quốc đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 10 văn phòng chuyên định giá tài sản vô hình. Ngoài ra, hơn 3800 văn phòng định giá tổng hợp cũng thực hiện hoạt động định giá tài sản vô hình, với gần 60.000 ngƣời làm công tác này, trong đó có hơn 20.000 ngƣời đã đƣợc cấp thẻ hành nghề định giá [30].
Tham khảo kinh nghiệm từ Trung Quốc, để thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, đƣa khoa học và công nghệ trở thành động lực tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, Nhà nƣớc cần chú trọng xây dựng các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh khía cạnh kinh tế của tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ,
90
trong đó có các quy định về vấn đề kiểm soát giá trị tài sản trí tuệ, nhƣ: tạo dựng, khai thác, duy trì, phát triển, kiểm tra và xác định giá trị của tài sản trí tuệ. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự xác định giá trị tài sản trí tuệ để ghi nhận trong báo cáo tài chính và thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ. Đồng thời, cần xây dựng một chính sách phù hợp, nhất quán và đồng bộ giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ kế toán, kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng.
Thứ hai, Nhà nƣớc cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện định giá tài sản trí tuệ. Nhà nƣớc cần có kế hoạch đào tạo, tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên môn về định giá tài sản trí tuệ, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lƣợng đào tạo không ngừng nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực cho hoạt động định giá tài sản trí tuệ.
Thứ ba, Nhà nƣớc cần triển khai các chƣơng trình hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ nhƣ chƣơng trình hỗ trợ vay vốn thế chấp bằng tài sản trí tuệ theo nhƣ kinh nghiệm của Trung Quốc,… để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ.
3.2.2. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vai trò của tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ đối với sự phát triển doanh nghiệp. Việc không chú trọng tới giá trị các tài sản trí tuệ chính là nguyên nhân dẫn đến những sự thất thoát nguồn vốn, thiệt hại lợi ích của doanh nghiệp trong các hoạt động cổ phần hóa, liên doanh, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thời gian vừa qua. Để có thể quản lý và khai thác giá trị các tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải chú trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng chiến lƣợc quản lý, kiểm soát tài sản trí tuệ phù hợp để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng.
91
Thứ hai, doanh nghiệp cần xác định xem những loại tài sản trí tuệ nào cần đƣợc định giá. Nhiều doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định xem nên định giá những loại tài sản trí tuệ nào. Một trong những kinh nghiệm quý báu của các chuyên gia định giá cho thấy trƣớc khi muốn định giá một tài sản trí tuệ nào, doanh nghiệp cần xác định:
+ Tài sản có khả năng nhận diện không
+ Tài sản có tạo ra các lợi ích cho doanh nghiệp không + Tài sản có đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không + Tài sản có thể đƣợc chuyển nhƣợng không
Ví dụ: việc li-xăng bản quyền của các cuốn sách mô tả một quy trình hoá học sẽ không có giá trị gì nếu không kèm theo các quyền đối với sáng chế bảo hộ quy trình đó. Các quyền đối với một cải tiến đƣợc cấp sáng chế sẽ vô ích nếu không có các quyền gắn với sáng chế ban đầu. Một li-xăng để sản xuất ra một sản phẩm đƣợc bảo hộ theo một sáng chế có thể cũng không có giá trị trừ khi bí quyết công nghệ sản xuất đƣợc cung cấp kèm theo.
92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn và những bất cập, hạn chế đang tồn tại của pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ đã nêu tại Chƣơng 2, Chƣơng 3 đã nghiên cứu và đề xuất hƣớng hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam. Những kiến nghị có sự tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc về định giá tài sản trí tuệ.
Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ:
1. Chuẩn hóa thuật ngữ hàm chỉ các loại tài sản trí tuệ và bổ sung danh mục các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong các quy định pháp luật về tài chính, kế toán phù hợp với quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
2. Hoàn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ theo hƣớng quy định các nguyên tắc lựa chọn phƣơng pháp định giá và sự kết hợp áp dụng các phƣơng pháp định giá để tăng tính thuyết phục đối với kết quả định giá.
3. Bổ sung các quy định hƣớng dẫn thực hiện việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ.
4. Hoàn thiện quy định về việc xác định giá trị tài sản trí tuệ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hƣớng công nhận các tài sản trí tuệ đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp.
5. Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp về việc xác định các loại tài sản trí tuệ khi cổ phần hóa và lựa chọn phƣơng pháp định giá.
6. Bổ sung quy định về định giá tài sản trí tuệ trong pháp luật về giao dịch bảo đảm.
93
KẾT LUẬN
Tài sản trí tuệ đem lại sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ giá trị của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu giá trị của doanh nghiệp. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là công việc hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết đƣợc giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Nhận thức rõ đƣợc tính thời sự của đề tài, tính rắc rối, phức tạp của đối tƣợng nghiên cứu, mặc dù còn nhiều hạn chế song Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:
1. Luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Luận văn chứng minh đƣợc sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ và khái quát hóa nội dung cơ bản của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ.
2. Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ. Với các quy định về trƣờng hợp định giá, phƣơng pháp định giá, tổ chức cá nhân cung ứng dịch vụ định giá, pháp luật hiện hành đã từng bƣớc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ (việc xác định các loại tài sản trí tuệ còn thiếu nhất quán, việc áp dụng các phƣơng pháp định giá còn chƣa phù hợp, thiếu quy định trong các trƣờng hợp nhƣ góp vốn, thực hiện giao dịch bảo đảm,…).
3. Luận văn đã nghiên cứu, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.
94
mới với những quy định đƣợc kỳ vọng sẽ tạo ra môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thông thoáng, công bằng, bình đẳng. Hiện các văn bản hƣớng dẫn các luật này đang đƣợc triển khai xây dựng, thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo dƣ luận. Với những đề xuất hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, tác giả hy vọng những đề xuất của mình sẽ góp thêm ý kiến để hoàn thiện các quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ khuyến khích hoạt động đầu tƣ vào các tài sản trí tuệ.
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Báo kinh tế đô thị (2007), “Tài sản trí tuệ, sao lại bỏ qua trong cổ phần hóa doanh nghiệp”, http://vietstock.vn/.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Thông tư số 31/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đánh giá, định giá công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2014 quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014 quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
6. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam.
7. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam.
8. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
96
9. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn thẩm định giá số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 77 /2005/QĐ-BTC ngày 1/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
10. Bộ Tài chính (2005), Tiêu chuẩn thẩm định giá số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
11. Bộ Tài chính (2008), Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành 06 Tiêu chuẩn thẩm định giá.
12. Bộ Tài chính (2008), Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 ban hành kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
13. Bộ Tài chính (2008), Công văn số 15576/BTC-TCDN ngày 22/12/2008 về việc xin ý kiến dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp.
14. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 15. Bộ Tài chính (2014), Tiêu chuẩn Thẩm định giá tài sản số 13 ban hành
kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
16. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 5/9/2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện