Tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và trong nhiều trƣờng hợp nó có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Do đó, định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết đƣợc giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh phù hợp.
24
Các công cụ đƣợc sử dụng để định giá tài sản trí tuệ giúp cho doanh nghiệp quản lý đƣợc tài sản trí tuệ của mình một cách có hiệu quả và năng suất hơn, việc định giá tài sản trí tuệ tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích và là cơ sở để đàm phán trong trƣờng hợp chuyển giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ.
Tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp thƣờng đƣợc định giá theo các mục tiêu sau đây:
- Mục tiêu giao dịch: đàm phán mua bán tài sản trí tuệ, xác định phí bản quyền trong hoạt động li-xăng, nhƣợng quyền thƣơng mại;
- Mục tiêu tài chính: hạch toán và khấu hao tài sản trí tuệ; định thuế; xác định tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, hợp tác kinh doanh; tái cấu trúc/tuyên bố phá sản; bảo hiểm tài sản/thế chấp tín dụng;
- Mục tiêu thông tin: đánh giá quá trình phát triển; hoạch định chiến lƣợc nguồn lực; bổ sung cho cáo bạch tài chính;
- Mục tiêu pháp lý: xử lý xâm phạm quyền; xử lý vi phạm hợp đồng; phân chia tài sản.
Với mỗi mục đích khác nhau cần xác định rõ khi nào thì định giá liên quan đến toàn bộ một doanh nghiệp, khi nào chỉ định giá liên quan đến các giao dịch tài sản trí tuệ.
1.2.3. Các trường hợp định giá tài sản trí tuệ
Có nhiều lý do dẫn đến nhu cầu định giá tài sản trí tuệ trong các hoạt động kinh tế, pháp lý nhƣ: thế chấp vay vốn và ký quỹ, bảo hiểm, tái cơ cấu doanh nghiệp (giải thể, sáp nhập và mua bán, cổ phần hóa), giải quyết tranh chấp, hạch toán lập bảng cân đối tài chính doanh nghiệp, ấn định giá và phƣơng thức giao dịch tài sản trí tuệ, thông tin quản lý và lập kế hoạch kinh doanh,… Từng trƣờng hợp yêu cầu việc định giá có quan điểm tiếp cận, các vấn đề và các mối liên quan riêng cần chú ý dù có thể cùng sử dụng các phƣơng pháp định giá nhƣ nhau. Hoạt động định giá tài sản trí tuệ chủ yếu đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp sau:
25
- Hoạt động chuyển nhƣợng, li-xăng, nhƣợng quyền thƣơng mại,… tài sản trí tuệ:
Với ý nghĩa là một dạng tài sản, tài sản trí tuệ có thể đƣợc chuyển nhƣợng toàn bộ hoặc chuyển giao một phần quyền thông qua các giao dịch nhƣ mua, bán, li-xăng, liên doanh, hợp tác kinh doanh trong quan hệ bên trong doanh nghiệp hoặc với các doanh nghiệp khác. Trong hầu hết các tình huống trên đều cần có sự hiểu biết về giá trị của tài sản trí tuệ. Để định ra mức phí chuyển nhƣợng hợp lý, tài sản trí tuệ cần đƣợc định giá. Chủ sở hữu tài sản trí tuệ mong muốn có mức thu nhập cần thiết trên cơ sở tính toán các chi phí trong quá khứ đã bỏ ra để xây dựng tài sản trí tuệ, chi phí cơ hội để khai thác tài sản trí tuệ. Ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng thì mong muốn tìm hiểu giá trị tài sản trí tuệ ở mức bao nhiêu thì có thể tạo ra lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khi giá trị chuyển nhƣợng liên quan đến các khoản thanh toán xuyên biên giới thì thƣờng phát sinh các vấn đề về thuế. Hiện nay, mức giao dịch tài sản trí tuệ đã lên tới gần một phần hai tổng giá trị giao dịch toàn cầu.
Việc liên doanh trong nghiên cứu phát triển thƣờng tạo ra công nghệ mới và có liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi kết thúc hợp đồng hợp tác, liên doanh đƣợc giải thể hoặc bán, khi đó cần đến việc định giá tài sản và các giá trị chuyển nhƣợng [35].
- Hoạt động góp vốn, tái cơ cấu, kế toán doanh nghiệp:
Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ: Trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, vốn góp bằng tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vì thế, pháp luật cho phép các thành viên có thể góp vốn bằng tiền, vật tƣ, máy móc, thiết bị, nhà xƣởng và cả bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ,… Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ đều cho phép nhà đầu tƣ đƣợc quyền góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ
26
với tƣ cách là một loại tài sản vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh. Trên cơ sở góp vốn, tài sản trí tuệ đƣợc dịch chuyển từ chủ sở hữu quyền sang doanh nghiệp. Tất nhiên, giá trị tài sản trí tuệ phải đƣợc định giá và quy đổi thành tiền theo nguyên tắc nhất trí.
Để tham gia thị trƣờng chứng khoán, doanh nghiệp cần phải tiến hành định giá các tài sản của doanh nghiệp, trong đó có tài sản trí tuệ. Việc xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở để các tổ chức, cá nhân và công chúng đầu tƣ đƣa ra quyết định mua bán, chuyển nhƣợng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trƣờng chứng khoán. Tại nhiều nƣớc, các doanh nghiệp đều tiến hành định giá tài sản trí tuệ để tính giá trị doanh nghiệp khi tham gia thị trƣờng chứng khoán. Ví dụ: sáng chế tiết kiệm năng lƣợng trong hệ thống cung cấp nƣớc của Công ty phát triển kỹ thuật Bắc Kinh đƣợc định giá lên tới 64.720.000 nhân dân tệ, chiếm tới 99,57% vốn đăng ký của công ty này khi tham gia thị trƣờng cổ phiếu [30].
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp cũng cần định giá tài sản trí tuệ. Các doanh nghiệp thƣờng thực hiện việc tái cơ cấu thông qua các hoạt động nhƣ sáp nhập, mua bán, cổ phần hóa hoặc giải thể. Sự thiếu hiểu biết về các yếu tố “giá trị” có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn, nhƣ việc bán với giá bỏ đi hoặc mua với giá không mang lại lợi ích mong đợi. Việc định giá hiệu quả các tài sản trí tuệ có thể tìm ra các giá trị riêng có thể khai thác, do đó có thể làm thay đổi tính chất hoặc giá giao dịch.
Những vấn đề tƣơng tự cũng xảy ra trong việc giải thể doanh nghiệp, khi mà các tài sản cần phải thanh lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. Sự hiểu biết về giá trị của tài sản trí tuệ có thể mở ra những khả năng và cơ hội mới. Năm 1998, chuỗi nhà hàng Pierre Victorie bị rơi vào tình trạng phá sản và những ngƣời đƣợc nhƣợng quyền kinh doanh liên kết với nhau đƣa ra giá bỏ thầu. Mức giá đƣợc xác định trên cơ sở phân tích lý do của việc
27
thƣơng hiệu đã bị “rơi” và tính toán các chi phí ngắn hạn để phục hồi thƣơng hiệu, cải thiện hoạt động quản trị kinh doanh và tính toán khoản thâm hụt mà chính các cửa hàng của họ sẽ phải chịu nếu để thƣơng hiệu chết. Việc nhận thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của thƣơng hiệu đã giúp họ đƣa ra một giá bỏ thầu hiện thực và cạnh tranh chống lại các đối thủ đang muốn thôn tín thƣơng hiệu, coi thƣơng hiệu chung nhƣ một bộ phận tài sản của mình và đã khôi phục nó trở thành một thƣơng hiệu cạnh tranh [58].
Định giá tài sản trí tuệ cũng là một nội dung trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Kế toán tài chính doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện tuân theo các tiêu chuẩn kế toán, bao gồm cả kế toán các tài sản vô hình nhƣ tài sản trí tuệ. Việc định giá các tài sản trí tuệ khó đạt đƣợc sự chính xác và thay đổi thƣờng xuyên, vì thế dẫn đến tính không ổn định của bảng cân đối kế toán, kể cả khi đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi không phản ánh đầy đủ các yếu tố đó sẽ tạo ra những giá trị không thực, tức là các thông báo về tình hình tài chính của công ty tới cơ quan thuế và các cổ đông của doanh nghiệp sẽ không thể chính xác. Tiêu chuẩn kế toán Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Accounting Standard - FAS) 141 và 142 đƣợc ban hành năm 2001, áp dụng cho tất cả các dạng tài sản vô hình mà làm phát sinh các quyền đƣợc bảo hộ theo pháp luật và các quyền theo hợp đồng. Ảnh hƣởng của các tiêu chuẩn này là rất lớn, ví dụ hãng Boing áp dụng FAS 142 trong quý đầu của năm 2002 đã yêu cầu phải ghi sổ giá trị 2,4 tỷ USD cho các đối tƣợng theo tiêu chuẩn này [35]. Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) 38 của Châu Âu về kế toán tài sản vô hình đƣợc ban hành năm 1998, tiêu chuẩn báo cáo tài chính của Anh là FRS 10 về “uy tín và tài sản vô hình” đƣợc ban hành năm 1997 đều đòi hỏi phải có định giá tài sản vô hình. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định về tài sản cố định vô hình, hƣớng dẫn các nguyên tắc và phƣơng pháp xác định giá trị tài sản cố định vô hình (trong đó có tài sản trí tuệ) khi lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
28
- Hoạt động thế chấp, bảo hiểm, ký quỹ,… sử dụng tài sản bảo đảm là tài sản trí tuệ:
Khi sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, các doanh nghiệp cần phải định giá các tài sản đó. Ví dụ: trong hoạt động vay và cho vay giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và ngân hàng cần có sự đánh giá một cách khách quan và chính xác của các tổ chức định giá tài sản. Năm 1993, Hãng Calvin Klein đã sử dụng nhãn hiệu của mình để vay một khoản 58 triệu đôla trong thời hạn 7 năm với việc thanh toán lãi suất và vốn vay từ nguồn tiền bản quyền nhận đƣợc từ bán các sản phẩm nƣớc hoa. Để thực hiện đƣợc giao dịch vay vốn, tài sản bảo đảm phải ở mức đủ khả năng thu hồi vốn của ngƣời cho vay. Do đó, giá trị của tài sản trí tuệ phải đƣợc định giá một cách khách quan và độc lập [35].
Thông thƣờng, việc thế chấp tài sản trí tuệ để vay vốn còn yêu cầu tài sản trí tuệ phải đƣợc bảo hiểm. Việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ có thể rất phức tạp và hãng bảo hiểm không thể định lƣợng đƣợc mức độ rủi ro khi mà không hiểu rõ giá trị tài sản đƣợc bảo hiểm. Thực tế hoạt động của Hãng bảo hiểm Zurich International (Anh) cung cấp dịch vụ bảo hiểm giá trị thƣơng hiệu cho thấy để có thể xây dựng chính sách bảo hiểm phù hợp đối với các tài sản trí tuệ, việc định giá tài sản trí tuệ cũng nhƣ xác định các khả năng rủi ro có khả năng xảy ra ảnh hƣởng đến giá trị tài sản trí tuệ là rất cần thiết vì tính hiệu quả dài hạn của các sản phẩm đƣợc bảo hiểm [59].
- Hoạt động giải quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản trí tuệ:
Khi xác định chi phí bồi thƣờng trong các hoạt động tố tụng cũng cần tiến hành định giá tài sản trí tuệ. Giá trị tài sản trí tuệ có thể liên quan trong vụ việc liên quan đến thuế đối với giá chuyển nhƣợng tài sản trí tuệ, tranh chấp hợp đồng về quyền sở hữu tài sản trí tuệ mà không liên quan đến xâm phạm quyền hoặc các vấn đề thuộc nội dung của quyền đối với tài sản trí tuệ. Ở
29
Anh, các chế tài về bồi thƣờng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể đƣợc xác định bằng hai phƣơng pháp.Việc phân tích khoản lợi nhuận bị mất hoặc khoản tiền bản quyền hợp lý để có thể sử dụng tài sản trí tuệ từ góc độ thu nhập thực tế bị giảm sút của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, hoặc cách tiếp cận về lợi nhuận thu đƣợc từ hành vi sử dụng tài sản trí tuệ của ngƣời xâm phạm. Tòa án hoàn toàn có thể thu thập chứng cứ và lựa chọn một trong các cách tiếp cận trên [35].
- Hoạt động quản lý tài sản trí tuệ, lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc xác định giá trị tài sản trí tuệ có ý nghĩa trƣớc hết đối với doanh nghiệp ở chỗ nó giúp cho doanh nghiệp biết đƣợc giá trị tài sản của họ, từ đó quản lý tài sản của doanh nghiệp để sử dụng một cách có hiệu quả. Đối với những nhà quản lý, tài sản trí tuệ có thể đƣợc sử dụng nhƣ phƣơng thức thúc đẩy đầu tƣ, thông tin cho các cổ đông, thiết lập quan hệ với các đối tác và chuyển doanh thu cho các chi nhánh để tránh thuế hoặc hƣởng ƣu đãi miễn, giảm thuế theo các chính sách ƣu đãi về khoa học và công nghệ.
1.2.4. Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ
Giá trị của tài sản trí tuệ dựa trên lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận trong tƣơng lai, vì vậy việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ khó khăn và phức tạp hơn so với các dạng tài sản vô hình khác. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu để tìm ra các phƣơng pháp định giá phù hợp, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa thể có kết luận về phƣơng pháp định giá đƣợc cho là phù hợp và chính xác nhất. Nhìn chung, 3 phƣơng pháp định giá sau đây đƣợc công nhận phổ biến trong hoạt động định giá tài sản trí tuệ:
- Phƣơng pháp dựa trên chi phí: Là phƣơng pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ tƣơng tự tài sản cần định giá để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá. Sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta
30
hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí đƣợc coi nhƣ giá trị của tài sản trí tuệ đó; hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tƣơng lai giống nhƣ tài sản đang đƣợc định giá.
- Phƣơng pháp thu nhập: Là phƣơng pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tƣơng lai có thể nhận đƣợc từ việc khai thác tài sản trí tuệ cần định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản trí tuệ cần định giá. Phƣơng pháp này tập trung vào việc đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản trí tuệ. Nguyên lý cơ bản là giá trị của tài sản trí tuệ có thể đo đƣợc bằng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng với giả định là tài sản trí tuệ có thể tạo ra thu nhập. Phƣơng pháp này đƣợc thừa nhận rộng rãi là đáng tin cậy trong định giá tài sản trí tuệ.
- Phƣơng pháp thị trƣờng: Là phƣơng pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản trí tuệ tƣơng tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trƣờng vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ƣớc tính giá trị thị trƣờng của tài sản cần định giá.
Ngoài các phƣơng pháp thông dụng trên còn có một số phƣơng pháp phái sinh là kết hợp của các nhóm phƣơng pháp khác nhau, ví dụ:
- Phƣơng pháp lợi nhuận vƣợt trội:giá trị có đƣợc từ việc tƣ bản hoá những lợi nhuận bổ sung so với lợi nhuận đƣợc tạo ra bởi hoạt động kinh doanh tƣơng tự; lợi nhuận đƣợc tính thông qua vòng đời của tài sản và đƣợc khấu hao đến thời điểm hiện tại; xem xét giá trị hiện tại của tài sản hữu hình ròng là cơ sở xác định tỷ lệ lợi tức dự tính nhằm tính toán lợi nhuận đƣợc yêu cầu để thuyết phục các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào những tài sản