Định giá tài sản trí tuệ là một vấn đề phức tạp và còn khá mới ở Việt Nam. Pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này chƣa đƣợc pháp điển hóa mà nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dàn trải trên các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, khoa học và công nghệ,… Với tính chất là một chế định kiểm soát giá trị của tài sản trí tuệ, pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đã quy định các vấn đề cơ bản trong hoạt động định giá tài sản trí tuệ, bƣớc đầu tạo lập cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động định giá tài sản trí tuệ nhƣ: khi nào phải định giá, định giá nhƣ thế nào, ai định giá.
38
Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Nhóm quy định pháp luật về các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ: Trên thực tiễn, có rất nhiều lý do dẫn đến nhu cầu xác định giá trị tài sản trí tuệ. Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định về các trƣờng hợp cần định giá tài sản trí tuệ cũng khá phong phú, bao gồm: xác định giá trị tài sản góp vốn, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, xác định giá trị tài sản trí tuệ thuộc sở hữu nhà nƣớc khi giao quyền sở hữu. Các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ trên quy định tại các văn bản pháp luật về thành lập doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán, các văn bản quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ. Mỗi trƣờng hợp định giá lại có quy định riêng về các phƣơng pháp xác định giá trị tài sản trí tuệ và các đối tƣợng tài sản trí tuệ đƣợc định giá.
- Nhóm quy định pháp luật về các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ: Các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ đƣợc quy định ở hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình đã nêu ra các cách tiếp cận trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ, bao gồm: cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thị trƣờng và cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận lại bao gồm nhiều phƣơng pháp định giá. Tùy thuộc vào đặc điểm của đối tƣợng tài sản định giá, mục đích định giá mà chủ thể định giá có thể lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp.
- Nhóm quy định pháp luật về tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định giá tài sản trí tuệ:
Dịch vụ định giá tài sản trí tuệ là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở Việt Nam. Tổ chức, cá nhân muốn cung ứng dịch vụ định giá tài sản trí tuệ phải tuân thủ các điều kiện về thành lập và hoạt động quy định tại các văn
39
bản pháp luật trong các lĩnh vực thẩm định giá và khoa học và công nghệ. Có hai mô hình tổ chức định giá tài sản trí tuệ: doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá và trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ theo quy định pháp luật về tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Tùy thuộc vào mô hình hoạt động (là doanh nghiệp hay tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ), tổ chức định giá tài sản trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện hoạt động khác nhau. Pháp luật cũng quy định rõ điều kiện hành nghề đối với các thẩm định viên về giá và những quy tắc đạo đức hành nghề trong quá trình thẩm định giá tài sản. Các quy định này đã tạo lập cơ sở pháp lý cho việc phát triển loại hình dịch vụ định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.
40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Dựa trên vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế, Chƣơng 1 đã minh chứng đƣợc sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ và khái quát hóa nội dung cơ bản của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ. Đây chính là tiền đề cho việc đánh giá những thành công và hạn chế của pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ ở chƣơng tiếp theo.
41
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
2.1. Nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về định giá tài sản trí tuệ
2.1.1. Quy định pháp luật về các trường hợp định giá tài sản trí tuệ
Để khai thác các giá trị của tài sản trí tuệ, pháp luật hiện hành đã có những quy định về các trƣờng hợp cần định giá tài sản trí tuệ, bao gồm:
(1). Định giá tài sản trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp
Ở Việt Nam, việc sử dụng tài sản trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp đã đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Theo Khoản 4, Điều 4: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty…” [39, Điều 4]. Luật Doanh nghiệp năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, tiếp tục quy định về tài sản góp vốn và nguyên tắc định giá tài sản góp vốn tại các Điều 35, 36, 37. Theo đó, tài sản góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Việc xác định giá trị tài sản góp vốn là vấn đề hệ trọng vì nó liên quan đến lợi ích của nhiều bên: doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ nợ,… Khi đƣợc sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp, tài sản trí tuệ phải đƣợc các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; trƣờng hợp giao cho tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản trí tuệ phải
42
đƣợc đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Tài sản trí tuệ góp vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do chủ sở hữu, hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh), hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) và ngƣời góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Quy định về việc định giá tài sản góp vốn của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp là phù hợp với thực tiễn, bởi vì việc định giá tài sản trí tuệ là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi ngƣời tiến hành định giá phải có trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm trong việc định giá. Việc định giá tài sản trí tuệ phải tuân thủ nguyên tắc nhất trí giữa các bên liên quan đến việc góp vốn là hợp lý bởi vấn đề vốn góp quyết định đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ sở hữu tại công ty, quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản, rủi ro và lợi nhuận của công ty sau này. Quy định này cũng đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng khi thành lập công ty.
Ở Việt Nam, việc góp vốn, liên doanh bằng tài sản trí tuệ (chủ yếu là góp vốn bằng thƣơng hiệu) đã diễn ra từ những năm 1990, khi các tập đoàn đa quốc gia tiếp cận thị trƣờng Việt Nam thông qua việc liên doanh, liên kết, mua bán, sáp nhập với các doanh nghiệp trong nƣớc. Thực tiễn trong hoạt động liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nƣớc ngoài cho thấy doanh nghiệp Việt thƣờng chỉ chú ý vào giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản hữu hình mà chƣa chú ý đến các tài sản vô hình nhƣ tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, cũng đã có một số trƣờng hợp liên doanh đã xác định đƣợc giá trị của nhãn hiệu, đó là trƣờng hợp công ty bia Việt Hà, khi góp vốn liên doanh với nƣớc ngoài đã tính đƣợc giá trị của nhãn bia Halida là 550.000 USD. Còn trƣờng hợp công ty P/S tính đƣợc giá trị nhãn hiệu là 5,3 triệu USD, nhãn hiệu bia Sài Gòn của công ty Bia Sài Gòn đƣợc tính trị giá góp vốn vào liên doanh ở Nghệ An là 9,5 triệu USD,… Mặc dù, theo một số chuyên gia giá trị các đối tƣợng tài sản trí tuê ̣ nêu trên có th ể còn ở mức cao
43
hơn và có thể dùng nhiều lần để góp vốn kinh doanh. Thực tiễn này đã cho thấy, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị của tài sản trí tuệ, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong các thƣơng vụ liên doanh, mua bán, chuyển nhƣợng tài sản với doanh nghiệp nƣớc ngoài, pháp luật cần phải có các quy định về định giá tài sản trí tuệ khi góp vốn.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm 2014 với các quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và định giá tài sản góp vốn đã tạo lập cơ sở pháp lý để hạn chế các rủi ro phát sinh trong các hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết bằng tài sản trí tuệ ở Việt Nam. Quy định về định giá tài sản trí tuệ khi tiến hành góp vốn giúp xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình góp vốn cũng nhƣ trách nhiệm của các bên đối với những hậu quả pháp lý phát sinh do không xác định chính xác giá trị của tài sản trí tuệ đƣợc sử dụng để góp vốn. Mặc dù quy định về định giá tài sản trí tuệ trong trƣờng hợp này còn chung chung, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nhƣng đã là một thành công của pháp luật nhằm bảo đảm trên thực tế các quyền năng của chủ sở hữu tài sản trí tuệ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty khi khai thác giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ để đầu tƣ kinh doanh.
(2). Định giá tài sản trí tuệ để hạch toán sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính và theo dõi biến động tài sản của doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh
Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tài sản trí tuệ là một loại tài sản cố định vô hình và đƣợc liệt kê trong khái niệm về tài sản cố định vô hình gồm có: nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế (Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định về tài sản cố định vô hình).
44
Để làm cơ sở ghi nhận và hạch toán trên sổ sách kế toán, tài sản cố định vô hình phải đƣợc xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá : là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vô hình đáp ứng đƣợc định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình đến khi tài sản cố định vô hình đƣợc đƣa vào sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định vô hình đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra tài sản;
- Tiền lƣơng, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản;
- Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, nhƣ chi phí đăng ký quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép đƣợc sử dụng để tạo ra tài sản đó;
- Các chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tài sản (ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiền thuê nhà xƣởng, thiết bị).
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trƣớc hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu,… không đƣợc tính vào khi xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình, mà đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc đƣợc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tƣơng tự đƣợc hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không đƣợc ghi nhận là tài sản cố định vô hình [7]. So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định vô hình (IAS 38) cho thấy chuẩn mực kế toán số 04 đã kế thừa các quy định của IAS 38 về
45
cách xác định nguyên giá của tài sản cố định vô hình. Việc đƣợc xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 về tài sản cố định vô hình đảm bảo cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nâng cao đƣợc tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phản ánh đƣợc các giao dịch của nền kinh tế thị trƣờng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đã bổ sung thêm các đối tƣợng tài sản trí tuệ đƣợc coi là tài sản cố định vô hình, gồm có: bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống (Điều 6). Quy định này đã liệt kê khá đầy đủ các đối tƣợng tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ghi nhận và hạch toán tất cả các đối tƣợng tài sản trí tuệ của mình vào sổ sách kế toán.
Về quản lý và trích khấu hao tài sản trí tuệ trong quá trình sử dụng, Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC quy định: trong suốt quá trình sử dụng, giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản trí tuệ đƣợc xác định trên cơ sở nguyên giá trừ đi giá trị số hao mòn lũy kế của tài sản (Điều 5). Thời gian trích khấu hao của tài sản trí tuệ đã đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là thời hạn bảo hộ đƣợc ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không tính thời hạn gia hạn thêm). Đối với các tài sản trí tuệ chƣa đƣợc bảo hộ, thời gian trích khấu hao do doanh nghiệp tự xác định, nhƣng tối đa không quá 20 năm (Điều 11).
Trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định vô hình, pháp luật Việt Nam đã cho phép ghi nhận tài sản trí tuệ là một loại
46
tài sản cố định vô hình trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Pháp luật đã quy định một cách rất chi tiết và cụ thể về việc xác định nguyên giá của tài sản trí tuệ, hƣớng dẫn cách trích khấu hao tài sản và xác định giá trị của tài sản trí tuệ trong quá trình sử dụng của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để doanh