động định giá tài sản trí tuệ
Đối với các doanh nghiệp, tài sản trí tuệ ngày càng trở thành một loại tài sản vô hình có giá trị, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức cạnh tranh và sự tăng trƣởng nhanh chóng của doanh nghiệp. Định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp nhận biết các giá trị vô hình mà doanh nghiệp sở hữu, có chiến lƣợc quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ phù hợp cũng nhƣ xây dựng đƣợc các phƣơng án kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ có tính khả thi.
32
Bên cạnh đó, với chủ trƣơng phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc ứng dụng và thƣơng mại hóa các tài sản trí tuệ, việc xác định giá trị tài sản trí tuệ vô cùng cần thiết. Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định một trong những giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ: “Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm”.
Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 xác định giải pháp chủ yếu về phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ gắn với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhƣ sau: “Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Xây dựng Chương trình quốc gia về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu bổ sung các định chế liên quan đến sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống các tòa án hành chính và dân sự về sở hữu trí tuệ”.
Luâ ̣t Khoa học và Công nghệ năm 2013 quy đi ̣nh Nhà nƣớc giao quyền sở hƣ̃u, quyền sƣ̉ du ̣ng tài sản trí tuê ̣ thu ộc sở hữu nhà nƣớc cho c ác tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiê ̣p khoa h ọc và công nghệ có khả năng thƣơng ma ̣i hóa tài sản trí tuê ̣ đó . Luâ ̣t Khoa học và Công nghệ cũng đã quy đi ̣nh về viê ̣c phân chia lợi nhuâ ̣n khi thƣơng ma ̣i hóa tài sản trí tuê ̣ thu ộc sở hữu nhà nƣớc . Tuy nhiên, để có thể thƣơng mại hóa và phân chia lợi nhuận khi thƣơng mại hóa, tài sản trí tuệ phải đƣợc định giá, để làm căn cứ đƣa ra giá trong các hoạt động sử dụng, chuyển giao, chuyển nhƣợng, góp vốn,…
33
tuệ là nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua:
- Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã đƣa ra quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nhƣng lại thiếu các quy định pháp luật hƣớng dẫn cụ thể và chi tiết về vấn đề định giá cho từng loại đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ. Chính điều này đã khiến cho những giao dịch liên quan tới việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ đến nay vẫn chƣa thể thực hiện đƣợc, ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Một ví dụ điển hình của việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ đó là việc tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tham gia góp vốn với một số doanh nghiệp trong nƣớc bằng giá trị thƣơng hiệu của mình. Tuy nhiên, do không có một cơ sở để xác định xem giá trị của thƣơng hiệu Vinashin là bao nhiêu, nên khi tập đoàn này đứng trƣớc bờ vực phá sản, thƣơng hiệu mất dần giá trị, nhiều doanh nghiệp có phần góp vốn bằng thƣơng hiệu Vinashin muốn gỡ bỏ thƣơng hiệu này ra khỏi tên thƣơng mại của mình gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc, việc thiếu các quy định về định giá tài sản trí tuệ dẫn đến tình trạng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cổ phần hóa không đƣợc xem xét để định giá hoặc xác định giá trị không tƣơng xứng và chính xác. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình định giá tài sản để cổ phần hóa thƣờng không chú trọng đến các tài sản trí tuệ của mình. Trong phần lớn các bảng thống kê tài chính của doanh nghiệp, các tài sản hữu hình (nhà xƣởng, máy móc, thiết bị,..) đƣợc xác định giá trị rõ ràng, nhƣng rất ít doanh nghiệp liệt kê giá trị của quyền sở hữu trí tuệ vào danh sách tài sản của mình. Năm 2005, tổng giá trị tài sản của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đƣợc định giá là 3700 tỷ đồng, trong đó giá trị thƣơng hiệu là 3,5 tỷ đồng, chiếm chƣa đến 0,01%
34
tổng giá trị doanh nghiệp [48]. Năm 2009, giá trị của nhãn hiệu “TISCO” của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ đƣợc định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chƣa bằng 3% tổng giá trị tài sản – 1084 tỷ đồng) [56]. Trong khi đó, từ năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã đƣợc định giá 5 triệu USD trong thƣơng vụ chuyển nhƣợng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh – Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng "Dạ Lan"của Tổ hợp Sơn Hải cũng đƣợc hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD. Nhƣ vậy, so với thời điểm năm 1995 thì việc định giá giá trị thƣơng hiệu để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nƣớc hiện nay là quá thấp, chƣa xác định đƣợc chính xác giá trị thƣơng hiệu, làm giảm tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Việc thiếu sót các quy định về xác định giá trị tài sản trí tuệ đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở nƣớc ta, gây thất thoát tài sản và làm chậm trễ quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Hiện nay ở Việt Nam cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều những giao dịch liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhƣợng nhãn hiệu,… Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chƣa có sự hiểu biết đầy đủ về tài sản trí tuệ cũng nhƣ việc hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa có đầy đủ các quy định cụ thể về định giá tài sản trí tuệ, do đó việc định giá các tài sản trí tuệ nói trên chủ yếu vẫn dựa vào cảm tính chủ quan của ngƣời định giá mà chƣa có sự tính toán khoa học. Điều này đã khiến cho không ít doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại khi xác định giá trị tài sản trí tuệ của mình quá thấp.
- Do không có quy định hƣớng dẫn cụ thể về định giá tài sản trí tuệ nên trong các vụ án xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tòa án không có căn cứ pháp lý để xác định mức bồi thƣờng thiệt hại cho bên bị vi phạm. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ
35
quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ đã có quy định về việc xác định thiệt hại do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trong Nghị định này cũng không nói rõ việc xác định giá trị tài sản thiệt hại nhƣ thế nào. Do đó, tòa án không có căn cứ pháp lý để xác định mức bồi thƣờng thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Những dẫn chứng trên đây cho thấy những rủi ro, tác động tiêu cực do việc thiếu các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ mang lại. Chính tầm quan trọng của việc xác định giá trị tài sản trí tuệ đã dẫn đến nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ nhƣ một tất yếu. Quy đi ̣nh pháp luật về viê ̣c đi ̣nh giá tài sản trí tuê ̣ rõ ràng rất cần thiết cho rất nhiều đối tƣợng trong xã hô ̣i , không chỉ bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong các giao dịch về tài sản trí tuệ, giúp doanh nghiệp xây dựng và quản trị tài sản trí tuệ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định, xây dựng các chính sách khoa học và công nghệ, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tƣ,… nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Vai trò của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ:
- Giúp doanh nghiệp xác định đƣợc giá trị các tài sản trí tuệ của mình, xây dựng chiến lƣợc quản trị tài sản trí tuệ, định hƣớng kế hoạch kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ là cơ sở pháp lý an toàn cũng nhƣ điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng khoa học và công nghệ:
Chế định này vừa là cơ sở pháp lý vừa là căn cứ để thực hiện các hoạt động: chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trí tuệ (xác định giá trị của tài sản trí tuệ đƣợc chuyển giao); sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào tỷ trọng giá trị của các tài sản trí tuệ trong tổng giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp); góp vốn, đầu tƣ, liên doanh
36
(xác định giá trị phần vốn là tài sản trí tuệ tƣơng ứng); cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu, vay vốn (xác định giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp); giải quyết tranh chấp (xác định giá trị thiệt hại)...
- Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia:
Việc xác định giá trị các tài sản trí tuệ giúp bảo vệ quyền tác giả của các nhà khoa học, tạo ra nguồn thu nhập từ việc chuyển nhƣợng, li-xăng các quyền sở hữu trí tuệ, giúp các nhà khoa học có thu nhập từ chính các tài sản trí tuệ của mình, từ đó khuyến khích cũng nhƣ đảm bảo điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
- Bảo đảm sự phù hợp với pháp luật quốc tế về khai thác các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, ở khía cạnh pháp lý, sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ còn xuất phát từ nhu cầu hiện thực hóa các quyền hiến định. Hiến pháp năm 2013 quy định: mọi ngƣời có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hƣởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40), nhà nƣớc tạo điều kiện để mọi ngƣời tham gia và đƣợc thụ hƣởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ (Điều 62). Để có thể hƣởng lợi ích từ hoạt động nghiên cứu, sáng tạo thì tài sản trí tuệ hình thành từ các hoạt động đó phải đƣợc định giá, là cơ sở để thực hiện các hoạt động chuyển nhƣợng, chuyển giao, ứng dụng tài sản trí tuệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tóm lại, pháp luật là công cụ để phục vụ và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ là cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
37
1.3.2. Đặc trưng của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ
Pháp luật về định giá tài sản trí tuệ mang những đặc trƣng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về định giá tài sản trí tuệ là một nội dung quan trọng trong các chế định pháp luật về các khía cạnh thƣơng mại của tài sản trí tuệ.
Do có khả năng sinh lợi, tài sản trí tuệ và các quan hệ tài sản liên quan tới giá trị của tài sản trí tuệ là đối tƣợng thuộc phạm vi điều chỉnh của các chế định liên quan tới các khía cạnh kinh tế của tài sản vô hình, trong đó đặc biệt là các luật về tài chính, doanh nghiệp, đầu tƣ,… Định giá tài sản trí tuệ nhằm mục đích là đƣa ra giá của tài sản trí tuệ làm cơ sở thực hiện các hoạt động giao dịch mua và bán công nghệ, góp vốn liên doanh, định giá doanh nghiệp phục vụ mục đích quản lý và tái cơ cấu doanh nghiệp,… Vì vậy, các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ giúp xác định và kiểm soát giá trị tài sản trí tuệ trong các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh đóng vai trò nền tảng trong các chế định pháp luật điều chỉnh các khía cạnh thƣơng mại của tài sản trí tuệ.
Thứ hai, do tài sản trí tuệ chịu sự quản lý nhà nƣớc của nhiều bộ, ngành khác nhau nên các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đƣợc ban hành bởi nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Hệ quả là một số quy định về định giá tài sản trí tuệ có sự mâu thuẫn hoặc chồng chéo.
1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật định giá tài sản trí tuệ
Định giá tài sản trí tuệ là một vấn đề phức tạp và còn khá mới ở Việt Nam. Pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này chƣa đƣợc pháp điển hóa mà nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dàn trải trên các lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính, khoa học và công nghệ,… Với tính chất là một chế định kiểm soát giá trị của tài sản trí tuệ, pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đã quy định các vấn đề cơ bản trong hoạt động định giá tài sản trí tuệ, bƣớc đầu tạo lập cơ sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động định giá tài sản trí tuệ nhƣ: khi nào phải định giá, định giá nhƣ thế nào, ai định giá.
38
Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ, bao gồm:
- Nhóm quy định pháp luật về các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ: Trên thực tiễn, có rất nhiều lý do dẫn đến nhu cầu xác định giá trị tài sản trí tuệ. Vì vậy, pháp luật hiện hành quy định về các trƣờng hợp cần định giá tài sản trí tuệ cũng khá phong phú, bao gồm: xác định giá trị tài sản góp vốn, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, xác định giá trị tài sản trí tuệ thuộc sở hữu nhà nƣớc khi giao quyền sở hữu. Các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ trên quy định tại các văn bản pháp luật về thành lập doanh nghiệp, các chuẩn mực kế toán, các văn bản quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ. Mỗi trƣờng hợp định giá lại có quy định riêng về các phƣơng pháp xác định giá trị tài sản trí tuệ và các đối tƣợng tài sản trí tuệ đƣợc định giá.
- Nhóm quy định pháp luật về các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ: Các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ đƣợc quy định ở hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 về thẩm định giá tài sản vô hình đã nêu ra các cách tiếp cận trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ, bao gồm: cách tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thị trƣờng và cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận lại bao gồm nhiều phƣơng pháp định giá. Tùy thuộc vào đặc điểm của đối tƣợng tài sản định giá, mục đích định giá mà chủ thể định giá có thể lựa chọn phƣơng pháp định giá phù hợp.