Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược Marketing của Công ty Cầu Tre tại thị trường nước ngoài (Trang 54 - 61)

Nhìn chung, chiến lược Marketing do Xí nghiệp Cầu tre xây dựng để thực hiện trên thị trường xuất khẩu chưa rõ nét lắm, chưa đủ mạnh để phát triển bền vững trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Pháp. Vì vậy, Cầu Tre cần quan tâm đến chiến lược sản phẩm, chiến lược cung ứng, chiến lược đầu tư đối với công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa chủng loại để đáp ứng với nhu

caàu khác nhau của khách hàng… Đồng thời, Xí nghiệp cần đẩy mạnh hơn việc

quảng bá thương hiệu để thương hiệu, xúc tiến thương mại từ đó đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tăng doanh thu cho Xí nghiệp.

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CẦU TRE TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

4.1 Mục tiêu phát triển tại thị trường nước ngoài của công ty trong thời gian tới:

Mục tiêu phát triển tại thị trường nước ngoài trong thời gian sắp tới của công ty là tiếp tục giữ vững mối quan hệ đối tác với hai công ty Prodisal và Exostar, đồng thời tìm kiếm thêm đối tác mới trên thị trường xuất khẩu. Pháp là một trong những nước đứng đầu liên minh EU, có vị trí địa lý ở trung tâm các nước Tây Âu, do đó nếu Cầu Tre có thể đứng vững trên thị trường này thì sẽ dễ dàng thâm nhập các thị trường khác trong liên minh này.

4.2 Xác định chiến lược Marketing của công ty trong thời gian tới: 4.2.1 Xây dựng bộ phận Marketing:

Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động marketing thật sự hiệu quả.

* Biện pháp:

- Thiết lập bộ phận marketing, đào tạo nhân viên trong phòng về kiến thức marketing.

- Đưa hoạt động marketing thật sự vào quỹ đạo của công ty, để ứng dụng một cách nghiêm túc và hiệu quả vào doanh nghiệp.

- Quán triệt tư tưởng chủ đạo về hoạt động marketing của doanh nghiệp đến các bộ phận, phòng ban liên quan trong doanh nghiệp để việc thực thi chiến lược này thật sự hiệu quả.

* Hiệu quả:

- Bộ phận marketing hoạt động sẽ là bộ phận hoạch định cho công ty hoạt động trong tương lai và là bộ phận tổng hợp các chiến lược của các bộ phận khác liên quan, từ đó lấy thông tin và kết nối lại để có một chiến lược chung cho công ty một cách tối ưu nhất. Có thể nói đây là bộ phận chủ đạo và cũng có thể nói đây là bộ phận xúc tác cho các hoạt động của công ty được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả.

4.2.3 Chiến lược Marketing mix: a) Chiến lược sản phẩm:

- Đa dạng hoá sản phẩm về mẫu mã và chủng loại đối với dòng sản phẩm thực phẩm chế biến ( dòng sản phẩm có vòng đời ngắn )

- Khai thác triệt để các sản phẩm chủ lực của Xí nghiệp tại thị trường này: nghêu, cá, bạch tuộc, mực đồng thời khai thác thêm các mặt hàng có nhu cầu cao tại thị trường này..

* Biện pháp:

- Tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mẫu. - Kết hợp chiến lược cung ứng, tăng cường khai thác nguồn nguyên liệu.

- Xác định mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp đề có biện pháp kết hợp cụ thể với chiến lược cung ứng nhằm ổn định lâu dài nguồn hàng về số lượng.

- Chủ động chọn các mặt hàng có nhu cầu cao tại Nhật, EU, Mỹ như cá basa,

tôm Sú,… Sau đó gia công hoặc mua hàng trực tiếp tại các Công ty chế biến đảm

bảo chất lượng gần vùng nguyên liệu để có giá cạnh tranh và xuất khẩu. Đây là cách khai thác mảng thương mại mà các công ty thương mại đang hoạt động hiệu quả.

* Hiệu quả:

- Bán được nhiều hàng hoá, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

- Khai thác được tối đa nội lực của doang nghiệp, tăng sức mạnh, tăng tính cạnh tranh.

- Tạo nhiều nhóm ngành hàng nên tạo được hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu ở nhiều thị trường.

b) Chiến lược giá:

- Tính toán giá thành hợp lý sao cho vừa là giá cạnh tranh, vừa là giá đem lại lợi nhuận tối ưu nhất.

- Giá thấp đủ cạnh tranh cho khách hàng tiềm năng, tại những thị trường dồi dào tiềm năng như Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc,Mỹ hoặc có thể giá ở điểm hoà vốn để quảng bá chất lượng cho khách hàng ở những lô đầu tiên.

* Biện pháp:

- Huấn luyện kiến thức và nghiệp vụ cho các nhân viên làm giá thành, các kiến thức liên quan như: giá nguyên vật liệu, tình hình nguyên vật liệu, sản xuất, định

- Đã thông tư tưởng chủ đạo vào vào nhân viên thực hiện của từng bộ phận liên quan.

- Kết hợp chặt chẽ với chiến lược cung ứng và các chiến lược liên quan khác (

sản xuất, tài chính,….) để kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí cấu thành nên giá

thành sản phẩm.

- Thiết lập chế độ báo cáo định kỳ nhằm tổng hợp, phân tích các yếu tố tác động đến giá thành nhằm có hướng khắc phục kịp thời và phù hợp.

* Hiệu quả:

- Giá cạnh tranh sẽ tăng được điểm mạnh của doanh nghiệp. - Thu hút được khách hàng và khách hàng tiềm năng.

- Khai thác triệt để tiềm năng của thị trường và thị trường tiềm năng. - Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

c) Chiến lược phân phối:

- Giữ vững và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác cũ - Tìm kiếm thêm các đối tác mới

* Biện pháp:

_ Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và giao hàng đúng thời hạn _ Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm

* Hiệu quả:

d) Chiến lược xúc tiến:

_ Tích cực quảng bá hình ảnh của công ty tới các khách hàng.

* Biện pháp:

_ Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. _ Cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm.

* Hiệu quả:

LỜI KẾT THÚC

Phân tích tình hình thực tế của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở tìm các yếu tố bên trong và bên ngoài trực tiếp và gián tiếp tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng các cách thức, phương hướng đường lối cho doanh nghiệp nhằm định hướng cho doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh, khắc phục những yếu kém, phòng tránh được rủi ro để tăng năng lực cạnh tranh so với các đối thủ, đi theo hướng đi thuận lợi nhất và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Đó là lý do tại sao phải xây dựng “ chiến lược Marketing”.

Các phần nêu trên là toàn bộ nội dung và các bước cần thiết cho việc xây dựng một chiến lược cho Cầu Tre. Tuy nhiên, việc vận dụng nó một cách hữu hiệu vào thực tế như thế nào là điều hết sức quan trọng. Tức là phải làm sao để tạo sự phối hợp hài hoà và đồng bộ giữa các bộ phận liên quan đến từng chiến lược cụ thể, đồng thời các chiến lược này phải được quán triệt triệt để đến từng cá nhân bộ phận liên quan mới có thể phát huy tính hiệu quả tối ưu của nó. Để thực hiện điều đó, nhất thiết phải có một đầu tàu, vừa làm động cơ kéo, vừa làm cầu nối, vừa làm chất xúc tác cho toàn bộ các chiến lược. Đó là nền tảng cốt lõi cho sự thành công tuyệt đối.

Tóm lại, để thực hiện thành công “ chiến lược Marketing” thì cần có sự phối

hợp thực hiện đồng bộ, trong đó yếu tố con người đóng vai trò chủ đạo. Việc sử dụng hiệu quả và hợp lý sẽ tận dụng được tối đa nguồn nhân lực. Đây là nền tảng tri thức cho sự phát triển lâu bền của một doanh nghiệp. Hy vọng rằng với phần trình bày trên sẽ phần nào đóng góp ý kiến hữu ích cho Cầu Tre tham khảo. Tuy nhiên với thời gian và kiến thức còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy Cô, những bạn quan tâm góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Ts. Phan Thị Minh Châu, Giáo trình Quản trị học, NXB Phương Đông, Việt Nam 2010.

2/ PGs. Ts Vũ Chí Lộc, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Aâu, NXB Lý luận chính trị, Việt Nam 2004.

3/ PGs. Ts. Lê Thế Giới – Ts. Nguyễn Thanh Liêm – Ths. Trần Hữu Hải,

Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Việt Nam 2010.

4/ Nguyễn Đông Phong – Quách Thị Bửu Châu – Tô Bình Minh – Đinh Tiên Minh – Nguyễn Thanh Minh, Marketing Quốc tế, NXB Lao động, Việt Nam 2010.

5/ Gs. Ts. Võ Thanh Thu – Ts. Ngô Thị Hải Xuân, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, NXB Lao động – Xã hội, Việt Nam 2011.

6/ PGs. Ts. Đoàn Thị Hồng Vân, Thâm nhập thị trường EU – Những điều cần biết, NXB Thống kê, Việt Nam 2004.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược Marketing của Công ty Cầu Tre tại thị trường nước ngoài (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)