Thực trạng vay vốn của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 45 - 46)

Bảng 4.9 Thực trạng vay vốn của nông hộ năm 2014. Thực trạng vay vốn Số hộ tham gia Tỷ lệ (%) Mức vay cao nhất (triệu đồng) Mức vay thấp nhất (triệu đồng) Trung bình (triệu đồng) Vay vốn ngân hàng 27 38,57 500 8 92,33 Độ lệch chuẩn 119,647

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Vốn cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, khi có vốn thì hộ nông dân sẽ có thể chủ động trong sản xuất có thể đầu tư vào trang thiết bị, công cụ sản xuất như máy cày, máy kéo, máy gặp đập, đầu tư vào quá trình sau thu hoạch như sân bãi, lò xấy, kho lưu trữ, hoặc có thể đầu tư để chăn nuôi, tham gia vào sản xuất các ngành nghề mới, mặt khác việc có đủ khả năng về tài chính có thể giúp cho nông hộ thực hiện nhiều phương án để tăng thu nhập như hạn chế bị ảnh hưởng bởi đầu ra, không cần phải bán khi chưa đạt ngưỡng sinh lợi, không bị ép giá đầu ra khi cần tiền để đầu tư sản xuất vụ mùa mới. Đồng thời việc vay vốn với điều khoản phù hợp sẽ giúp cho

34

hộ nông dân mạnh dạn hơn trong mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho hộ. Với tài chính ổn định, nông hộ có thể mở rộng quy mô diện tích đất sản xuất, đầu tư vào nguồn lực đầu vào, xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất như VACR, đầu tư vào giống chất lượng cao hơn, đầu tư trang thiết bị trong quá trình sản xuất tốt hơn, hiện đại hơn góp phần giảm chi phí tăng năng suất chất lượng sản phẩm đầu ra từ đó tăng thu nhập cho nông hộ.

Bảng 4.9 cho thấy thực trạng vay vốn của nông hộ là tương đối với 27 hộ trên tổng 70 hộ vay vốn(chiếm 38,57%). Số tiền vay cũng khá cao với mức trung bình là 92 triệu đồng/hộ/năm, cao nhất là 500 triệu đồng/năm và thấp nhất là 8 triệu đồng/năm, cho thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ. Điều này cho thấy có hộ có khả năng tài chính, có nguồn vốn đủ lớn trong sản xuất hoặc các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp cho nông dân mua vật tư và ghi nợ đến cuối vụ để thanh toán, nên nếu có đi vay thì cũng với số lượng ít. Ngược lại, nhiều hộ có diện tích sản xuất lớn, nhưng lại không có khả năng trang trải tiền để đầu tư vào sản xuất và hơn nữa lãi suất của các cửa hàng cũng cao hơn so với ngân hàng nên hộ có nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng. Lãi suất tại ngân hàng cũng vừa phải dao động trong khoảng 9 – 11%/năm, với lãi suất như vậy thì rất phù hợp với người nông dân. Từ đó, cũng phần nào giúp các hộ nông dân thoát khỏi tình trạng không có vốn phải đi vay nóng với lãi suất cao.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)