a. Lúa:
Khái quát về tình hình sản xuất lúa ở huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ. Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng lúa của huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ
từ năm 2011 – 2013.
2011 2012 2013
Diện tích (ha) 58.819,00 60.313,00 64.547,00 Sản lượng(tấn) 358.862,00 365.362,00 382.382,00
Năng suất(tấn/ha) 6,10 6,06 5,92
18
Qua bảng 3.1 cho thấy diện tích lúa tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể từ năm 2011 đến năm 2012 tăng hơn 1494 ha, sang năm 2013 diện tích tăng thêm hơn 4234 ha so với năm trước đó. Tỉ lệ diện tích sản xuất lúa tăng đi cùng đó là tổng sản lượng lúa cũng tăng dần. Với diện tích cũng như sản lượng lúa chất lượng cao mỗi năm luôn chiếm hơn 98% diện tích-sản lượng của Huyện. Tuy nhiên năng suất bình quân lại giảm đi, cụ thể năm 2011 năng suất bình quân hơn 6,1 tấn/ha thì sang năm 2012 có sụt giảm xuống còn 6,056 tấn/ha đến năm 2013 thì năng suất bình quân đạt được chỉ còn lại 5,924 tấn/ha. Do trong khoảng thời gian trên xảy ra dịch bệnh, thời tiết biến đổi thất thường nên sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn tới năng suất lúa giảm.
b. Cây màu:
Khát quát về tình hình sản xuất cây màu ở huyện Vĩnh Thạnh - Cần Thơ Bảng 3.2 Diện tích các loại cây màu của huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ
từ năm 2011 – 2013. 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Bắp 25 143 28 162 27 157 Dưa hấu 126 2.380 126 2.544 98 1.896 Khoai 8 95 5 57 2 27 Mè 56 50 57 48 68 57 Rau các loại 439 6.074 495 6.813 472 6.287
Nguồn:Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ , 2013
Qua bảng 3.2 ta thấy tổng diện tích gieo trồng rau màu các loại có sự biến động theo xu hướng giảm dần về diện tích cũng như sản lượng qua các năm. Có thể giải thích do xu hướng sản xuất thay đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi, hoạt động kinh tế khác, phi nông nghiệp cho nên dẫn tới diện tích gieo trồng giảm mạnh.
Diện tích bắp tăng dần cùng sản lượng tăng. Từ năm 2011 đến năm 2012 diện tích bắp tăng 3 ha, sang năm 2013 diện tích tăng thêm 3 ha là 28 ha so với năm 2012. Sản lượng cũng tăng lên từ 143 tấn của năm 2011 lên 162 tấn năm 2012, sang năm 2013 giảm nhẹ còn 27 ha với 157 tấn.
19
Diện tích dưa hấu giảm nhẹ qua các năm, sản lượng cũng có sụt giảm. Năm 2011 diện tích trồng là 126 ha với sản lượng là 2.380 tấn, tiếp theo năm 2012 có sản lượng 2.544 tấn được gieo trồng vẫn với diện tích 126 ha, sang năm 2013 diện tích gieo trồng sụt giảm mạnh chỉ còn 98 ha, sản lượng cũng sụt giảm chỉ còn 1.896 tấn, trong năm 2013 thì mưa lũ, thời tiết xấu gây ảnh hưởng mạnh làm cho người nông dân chuyển sang các loại hoa màu khác ít rủi ro hơn dưa hấu.
Diện tích khoai dược trồng năm 2011 là 8 ha với sản lượng 95 tấn sang năm 2012 diện tích còn lại là 5 ha với 57 tấn, năm 2013 còn lại chỉ là 2 ha và đạt được 27 tấn. Cây khoai lang không phải loại cây chủ lực của địa phương, cùng với đó là khó khăn trong việc trồng do kĩ thuật, cũng như kinh nghiệm chưa có nên có rất ít địa bàn sản xuất khoai.
Diện tích mè năm 2012 tăng 1 ha so với năm 2011 với sản lượng sụt giảm là 2 tấn, đến năm 2013 diện tích trồng mè tăng thêm 11 ha sản lượng đạt được là 57 tấn. Do ảnh hưởng của thời tiết nên dù diện tích tăng nhưng sản lượng vẫn không tăng mạnh.
Rau các loại về diện tích và sản lượng tăng dần qua các năm cho đến năm 2012 diện tích rau các loại tăng lên đến 495 ha cùng sản lượng đạt được lên đến 6.813 tấn. Năm 2013 diện tích trồng có giảm nên sản lượng cũng giảm mạnh xuống còn 6.287tấn . Rau các loại là loại cây ngắn ngày, mau thu hoạch, thu lợi nhuận nhanh nên các hộ nông dân trồng nhiều.
Nhìn chung cơ cấu các loại cây có sự dịch chuyển nhẹ hướng tới tập trung các loại rau màu, cây lương thực có chu kì sản xuất ngắn ngày như các loại rau cùng với đó là giảm bớt diện tích khoai, dưa các loại có chu kì sản xuất dài hơn. Sự tăng trưởng kinh tế đi theo đó là nhu cầu về sự đa dạng nguồn thực phẩm, cho nên rau màu được chú trọng nhiều hơn.
c. Cây ăn trái:
Bảng 3.3 Diện tích và sản lượng một số loại cây ăn trái ở huyện Vĩnh Thạnh từ năm 2011 – 2013.
Cây ăn trái
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn) Chuối 106 1.117 108 1.171 109 1.076 Dừa* 144 628 145 409 146 612 Nhãn 3 18 5 2 4 21 Xoài 71 293 76 285 76 291 Cây khác 76 175 75 104 75 249
20
(*) Sản lượng dừa được đo lường bằng nghìn trái
Qua bảng 3.3 cho ta thấy, diện tích các loại cây nhìn chung không có sự thay đổi quá lớn về diện thích cũng như sản lượng. Bởi địa phương không có nhiều lợi thế trong việc phát triển về trồng cây ăn trái.
Diện tích chuối qua các năm không có sự thay đổi đáng kể, tăng thêm 2ha mỗi năm cùng sản lượng tăng thêm lớn trung bình hơn 50 tấn mỗi năm.
Diện tích dừa năm 2012 gần như không thay đổi với việc chỉ tăng 1ha so với năm 2011, do diện tích dừa tăng nên làm sản lượng dừa theo đó cũng tăng, sản lượng dừa năm 2011 là 628 nghìn trái. Năm 2012 có sản lượng 409 nghìn trái với diện tích 145 ha, có sự sụt giảm mạnh về sản lượng, năm 2013 diện tích tăng thêm 1 ha nhưng sản lượt đạt được lên đên 612 nghìn trái. Do điều khiện thời tiết cùng sâu bệnh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng gây đến sản lượng bị ảnh hưởng mạnh.
Diện tích nhãn tăng về diện tích hơn 50% từ 3 ha ở năm 2012 đến năm 2013 diện tích tăng lên thành 5 ha. Sản lượng tương ứng qua các năm cũng có sự biến động năm 2011 sản lượng đạt được 18 tấn trên 3 ha, năm 2012 diện tích lên thành 5 ha nhưng chỉ có 2 tấn sản phẩm được thu hoạch. Năm 2013 với 4 ha nhưng cho sản lượng lên đến 21 tấn. Nguyên nhân là do trồng mới nên vẫn chưa thể thu hoạch với sản lượng lớn cùng thời tiết biến đổi thất thường, bệnh chổi rồng hoành hành mạnh, khó phòng trừ nên làm giảm sản lượng nhãn qua các năm 2011-2012, từ năm 2013 thì nhãn đã bắt đầu cho trái nên sản lượng tăng mạnh.
Diện tích xoài năm trong gia đoạn này không có sự biến động lớn về diện tích cũng như sản lượng với diện tích giao động trong khoảng hơn 75ha cùng sản lượng ước tính trên 285 tấn mỗi năm.
Nhìn chung, cây ăn trái chiếm một lượng khiêm tốn trong các loại cây trồng nông nghiệp của huyện. Do đặc thù của huyện là ruộng trồng lúa nên diệc tích các loại cây ăn trái chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng diện tích. Các loại cây như: dừa, nhãn, xoài,…các hộ chỉ trồng một diện tích nhỏ quanh nhà, một phần do diện tích lên bờ của các hộ nhìn chung ít, đa phần vẫn còn ruộng nên diện tích cây lâu năm cũng hạn chế.
d. Chăn nuôi:
Bảng 3.4 Số lượng và sản lượng gia súc gia cầm ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ từ năm 2011 – 2013.
Loài Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng (Con) Số lượng (Con) Số lượng (Con)
21 Bò 509 30.887 363.770 459 28.144 363.053 720 24.098 302.372 Lợn Gia cầm
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ, 2013
Qua bảng 3.4 cho thấy lượng trâu giảm dần qua các năm, đến năm 2013 chỉ còn có 22 con trâu giảm từ 64 con của 2011. Do sản xuất nông nghiệp hiện nay không cần nhiều đến sức kéo của trâu nên số lượng trâu vì thế mà giảm dần. Sản lượng trâu là không đáng kể. Sản lượng trâu được hiểu là sản lượng thịt trâu năm đó được bán ra và trong năm cũng không bán hết trâu nên sản lượng trâu ít.
Lượng bò tăng dần qua các theo từng năm, năm 2011 có 509 con thì đến năm 2013 đã lên 720 con. Năm 2012 giảm 50 con so với năm 2011. Có thể giải thích xu hướng tăng về lượng bò qua việc thay đổi cơ cấu chăn nuôi, phát triển nuôi bò để làm kinh tế.
Số lượng lợn có sự tăng giảm qua các năm, năm 2011 có số lượng là 30.887 con thì năm 2012 chỉ còn 28.144 con và sang đến năm 2013 thì chỉ còn 24.098 con. Xu hướng đàn lợn giảm do việc giá trị kinh tế mang lại không còn cao cùng với đó là khó khăn trong chăn nuôi do dịch bệnh, chăm sóc gặp nhiều khó khăn.
Số lượng gia cầm lớn có sự biến động giảm dần dần qua các năm. Năm 2011 có 363.770 sang đến năm 2012 thì số lượng đã sụt giảm xuống còn 363.053 con. Năm 2013 giảm còn 302.372 con. Dịch bệnh gây ra khó khăn cho chăn nuôi cũng như giá trị kinh tế của đàn vịt mang lại không còn cao nên dẫn tới việc đàn vịt có xu hướng giảm mạnh
Chăn nuôi gia súc gia cầm không phải là thế mạnh của địa phương. Cho nên về số lượng cũng như sản lượng gia súc và gia cầm chăn nuôi qua các năm có xu hướng giảm dần.
e. Thuỷ sản
Bảng 3.5 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ từ năm 2011 – 2013. 2011 2012 2013 Mức tăng trưởng (%) 2011-2013 Nuôi trồng (tấn) 30.430 32.141 31.662 2,07 Khai thác (tấn) 1.320 1.280 1.259 -2,34 Tổng 31.750 33.421 32.921 1,88
22
Qua bảng 3.5 cho ta thấy tổng lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản có sự biến động nhẹ 2011-2012 tăng sang năm 2013 thì giảm nhẹ. Năm 2011 tổng lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt được là 31.750 tấn, năm 2012 tổng sản lượng thủy sản tăng lên 33.421 tấn và năm 2013 đạt được 32.921 tấn.Trong đó, sản lượng nuôi trồng so với lượng khai khác có sự chênh lệch lớn với tỉ lệ lần lượt 95,8% nuôi trồng so với 4,2% khai thác trong tổng sản lượng ở năm 2011, các năm sau vẫn không có sự thay đổi quá lớn về tỉ lệ này. Qua đó, ta thấy giữa việc đánh bắt khai thác thủy sản và nuôi trồng có sự khác biệt lớn với nhau. Thông qua mức tăng trưởng, có thể thấy được nuôi trồng dù có giảm nhưng bình quân từ 2011- 2013 là tăng với mức tăng trưởng 2,07%, đối với khai thác thì mức tăng trưởng âm cho thấy sản lượng khai thác giảm dần qua các năm