Vị trí địa lý
Đặc điểm về vị trí tự nhiên của huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Nguồn Internet.
Về địa giới hành chính, phía Đông giáp quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, tỉnh An Giang; phía Nam giáp huyện Cờ Đỏ, tỉnh Kiên Giang; phía Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang. Với vị trí có
16
được đó, huyện Vĩnh Thạnh trở thành cửa ngõ của Cần Thơ tiếp giáp với Kiên Giang và An Giang, mặc dù xa trung tâm thành phố Cần Thơ nhưng lại có nhiều thuận lợi khác.
Điều kiện địa hình
Huyện có địa hình bằng phẳng, độ cao mặt đất tự nhiên so với xung quanh tương đối thấp. Hệ thống kênh rạch phong phú, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Về đường bộ, từ trung tâm thành phố Cần Thơ dọc theo trục quốc lộ 91 qua quận Thốt Nốt, trên đường đến An Giang rẽ vào quốc lộ 80 đến Vĩnh Thạnh đi qua Huyện tới Kiên Giang. Trên địa bàn Huyện có 02 trục lộ chính, trục chính đi qua trung tâm Huyện là đường quốc lộ 80 chạy dọc qua các xã Vĩnh Trinh, Thạnh Mỹ, Thị Trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh Quới, Thạnh Tiến và qua thị Trấn Thạnh An tới Kiên Giang, trục đường thứ 2 là đường tỉnh lộ 919 nối từ quốc lộ 80 đến thị trấn Cờ đỏ, đi qua Thị Trấn Vĩnh Thạnh và các xã Thạnh Quới, Thạnh Lộc.
Về đường thủy kết hợp với hệ thống thủy lợi, trên địa bàn Huyện Vĩnh Thạnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch ngang dọc chằng chịt và đa phần là kênh đào khá thẳng. Đó là các sông, ác kênh chính như: kênh Cái Sắn, kênh Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2 và kênh Bốn Tổng. Hệ thống kênh rạch này vừa thuận lợi cho tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa.
Điều kiện về khí tượng thủy văn
Huyện Vĩnh Thạnh có khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 25,6 – 28,4C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4(34,9) và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1(21).
Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, độ ẩm mùa mưa lớn hơn độ ẩm mùa khô, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa các tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm khoảng 13%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 2 (77%), độ ẩm tương đối trung bình cao nhất vào tháng 9 (88%), giá trị độ ẩm trung bình là 84%.
Về thủy văn, Vĩnh Thạnh chịu ảnh hưởng của lũ sông Cửu Long, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa lũ thường là từ tháng 7 đến tháng 10, thậm chí đến tháng 11 hằng năm gây ngập úng từ 0,8 đến 1,5m. Huyện Vĩnh Thạnh ngập sớm và nước rút muộn hơn so với các địa phương khác. Vì vậy có thể nói khí hậu, thời tiết, lũ lụt hằng năm, giông tố cục bộ là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của Huyện.
17
Điều kiện về đất đai
Huyện Vĩnh Thạnh có tổng diện tích đất tự nhiên 29.823,41 ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 26.919,59 ha chiếm 88,43% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 9,59% và còn lại là đất chưa sử dụng trong tổng số diện tích đất tự nhiên.