ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 36)

4.1.1 Đặc điểm về giới tính của chủ hộ

Hình 4.1 Giới tính chủ hộ Nguồn: Kết quả điều tra 70 hộ, năm 2014

Qua hình 4.1 cho thấy sự chêch lệch lớn về giới tính của chủ hộ với tỉ lệ lớn số chủ hộ là nam giới, cho thấy nam giới vẫn là trụ cột chính, người ra quyết định chính trong gia đình hiện nay tại địa bàn thực hiện khảo sát nghiên cứu. Trong 70 hộ thì có đến 67 hộ (chiếm 95,71%) có chủ hộ là nam, còn lại chủ hộ là nữ (chiếm 4,29%).

4.1.2 Một số đặc điểm của chủ hộ

Bảng 4.1 Một số đặc điểm của chủ hộ ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ.

Đặc điểm Trung bình Độ lệch Cao nhất Thấp nhất

Tuổi chủ hộ (năm) 48,83 10,74 79 27

Trình độ học vấn (lớp) 7,90 3,42 16 0

Số năm kinh nghiệm

( năm) 24,46 4,49 40 3

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.1 cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 48,8 tuổi. Chủ hộ có độ tuổi nhỏ nhất là 27 tuổi và cao nhất là 79 tuổi. Chủ hộ có độ tuổi từ 40 đến 60 chiếm đa số trong tổng số hộ khảo sát, với độ tuổi như vậy thì chủ hộ

25

đã có sự chính chắn cũng như có đủ trí tuệ để đưa ra quyết định đúng. Chủ hộ trong độ tuổi này có tiếng nói ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, có trí tuệ và sức lực để định hướng các hoạt động sinh kế trong gia đình.

Trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện qua lớp, cấp bậc học vấn cao nhất mà chủ hộ đạt được, được đo lường bằng số năm đi học tương ứng, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung là cao đối với đặc thù của ngành nông nghiệp dùng sức lao động là chủ yếu, mặc dù học vấn trung bình của chủ hộ là lớp 8. Từ đó cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ tại vùng khảo sát vẫn còn chưa cao nhưng vẫn có thể chấp nhận được với nông hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể giải thích về học vấn của chủ nông hộ qua nhiều lý do, nhìn chung thì do điều kiện khách quan hay chủ quan nên chủ hộ không tiếp tục đi học để nâng cao trình độ, phải nghỉ tham gia sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng do tâm lí, suy nghĩ theo lối mòn của nhiều người dân ở ĐBSCL là làm nông thì không cần phải học cao, nếu không có đi học thì vẫn có thể làm vườn, ruộng cũng sống được nên không cần học cao. Từ đó việc nâng cao trình độ học vấn của nông hộ không được đề cao.

Kinh nghiệm về hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp của nông hộ trung bình 24 năm, con số này là thích hợp với các hoạt động sản xuất, một phần do đặc thù của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp nên hộ nông dân thường ít thay đổi hoạt động sản xuất. Cụ thể trong nhóm kinh nghiệm của chủ hộ thì người có thâm niên cao nhất là 40 năm, người thấp nhất là 3 năm.

4.1.3 Các đặc điểm của nông hộ

4.1.3.1 Quy mô nông hộ

Bảng 4.2 Đặc điểm nhân khẩu của nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ.

Số nhân khẩu (người) Tần số Tỷ lệ (%)

< 4 16 22,86 4 – 6 49 70,00 > 6 5 7,14 Trung bình: 4,37 người/hộ 70 100,00 Độ lệch chuẩn: 1,51 Thấp nhất: 1 người Cao nhất: 10 người

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.2 có thể thấy được nông hộ trong vùng nghiên cứu có số nhân khẩu trung bình hơn 4 người. Trong đó, số người trong gia đình dưới 4 người là 16 hộ (chiếm 22,86 % trong tổng số hộ khảo sát). Số người trong gia đình từ 4 – 6 người là 49 hộ (chiếm 70% trong tổng số hộ khảo sát) chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm và số người trong gia đình có số thành viên lớn hơn

26

6 là 5 hộ (chiếm 7,14% trong tổng số hộ khảo sát). Số nhân khẩu từ 4 - 6 người chiếm phần lớn, đây là số nhân khẩu vừa phải, cho thấy ý thức về kế hoạch hóa gia đình của hộ nông dân khá cao. Với số nhân khẩu vừa phải vừa đáp ứng được nhu cầu lao động trong nông nghiệp, ít tốn kém việc mướn lao động trong sản xuất, vừa giảm bớt được gánh nặng trong kinh tế của các hộ gia đình khi có người phụ thuộc, đồng thời đảm bảo việc chăm sóc cũng như nuôi dưỡng các thành viên cũng tốt hơn.

4.1.3.2 Một số đặc điểm của thành viên nông hộ

Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi của các thành viên trong hộ.

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, 2014

Bảng 4.3 cho thấy số lượng thành viên nam nữ có sự chênh lệch không đáng kể, với 55,05% số thành viên nam và 44,95% số thành viên nữ. Không có sự chênh lệch cao giữa nam và nữ. Trong đó, Số người trong độ tuổi lao động là 214 người (trong tổng số 307 người của 70 hộ) tương đương 69,71%. Số người trong độ tuổi lao động bình quân của hộ là 3,05 người và 1,33 người ngoài độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ đa số thành viên trong vùng nghiên cứu là dân số trẻ và đây là lực lượng lao động chính trong gia đình tạo ra thu nhập, không chịu áp lực của gánh nặng nuôi dưỡng. Số thành viên ngoài độ tuổi là 93 người chiếm 30,29% trong tổng thành viên của 70 hộ, trong số đó thì có 31 người quá độ tuổi lao động còn lại là chưa tới độ tuổi lao động với 61 người. Đây là những thành viên chưa thể tham gia vào hoạt động tạo thu nhập hoặc hết độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động, những thành viên này cần sự hỗ trợ của các thành viên khác trong hộ. Đối với những người trên độ tuổi lao động họ có vốn sống và trí tuệ tuy có thể không đóng góp về sức

Đặc điểm của các thành viên Nam Nữ Tổng

Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số người trong độ tuổi lao

động 129 60,28 85 39,72 214 Số người ngoài tuổi lao động Lớn hơn độ tuổi lao động 13 41,94 18 58,06 31 Nhỏ hơn độ tuổi lao động 27 43,55 35 56,45 62 Tổng 169 55,05 138 44,95 307

27

lao động nhưng họ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và là người định hướng tốt trong các hoạt động tạo thu nhập của hộ.

4.1.3.3 Đặc điểm về trình độ học vấn trung bình của thành viên trong nông hộ

Hình 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Trình độ học vấn trung bình của các thành viên là tổng học vấn của các thành viên chia cho các thành viên. Các thành viên chỉ bao gồm những thành viên trong độ tuổi lao động và một số thành viên ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo thu nhập trong hộ gia đình. Qua hình 4.2 cho thấy, trình độ học vấn trung bình của các thành viên từ lớp 5 trở xuống là 14 hộ (chiếm 20% trong tổng quan sát). Học vấn trung bình của các thành viên trên lớp 5 đến lớp 9 là 35 hộ (chiếm 50% trong tổng quan sát). Các hộ có trình độ học vấn trung bình trên lớp 9 đến lớp 12 là 18 hộ (chiếm 25,71% trong tổng quan sát) và 3 hộ (chiếm 4,29% trong tổng quan sát) có trình độ học vấn trung bình lớn hơn lớp 12. Học vấn trung bình của các thành viên là gần đạt ngưỡng lớp 8 không có sự chênh lệch lớn đối với học vấn trung bình chủ hộ cũng đạt ngưỡng gần lớp 8. Điều này có thể lí giải qua độ tuổi trung bình của chủ hộ cũng như độ tuổi trung bình của các thành viên trong gia đình. Tuổi của chủ hộ trong khoảng 40-50 chiếm tỉ lệ lớn cùng với trình độ trong khoảng lớp 6 tới lớp 9. Trong khi đó, các thành viên khác trong hộ là các thành viên của thế hệ sau này nên có điều kiện tiếp cận với giáo dục tốt hơn thế hệ trước. Đây cũng là tín hiệu tốt cho thấy điều kiện kinh tế của hộ đã có sự thay đổi tích cực cũng như việc chú trọng tới vấn đề học vấn của hộ gia đình nên các thành viên ở thế hệ sau càng có cơ hội học tập cao hơn các thành viên trước đó.

28

4.2.1.3 Đặc điểm về lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ.

Bảng 4.4 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp trong hộ. Đặc điểm số lao động trong hộ Tần số Tỷ lệ (%) Số lao động nông nghiệp (người)

0 8 11,43 1 – 2 41 58,57 3 – 4 17 24,29 > 5 4 5,71 Trung bình: 2,18 người/hộ 70 100,00 Độ lệch chuẩn: 1,29

Số lao động phi nông nghiệp (người)

0 47 67,14

1 – 3 19 27,14

> 3 4 5,71

Trung bình: 0,69 người/hộ 70 100,00

Độ lệch chuẩn: 1,34

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.4 cho thấy số lao động nông nghiệp trung bình của hộ là 2,18 người/hộ. Trong đó, số lao động từ 1 - 2 người chiếm phần lớn với 41 hộ (chiếm 58,57%). Số hộ có số lao động trong gia đình từ 3-4 người là 17 hộ (chiếm 24,29%) ,số hộ có lớn hơn 5 người trong gia đình làm nông nghiệp chiếm rất ít với 4 hộ (chiếm 5,71%), có những hộ không có thành viên tham gia lao động trong nông nghiệp nhưng vẫn có nguồn thu nông nghiệp có 8 hộ chiếm 11,43%. Qua đó, số lao động trong gia đình dao động từ 2 đến 3 thành viên cũng tương đối đủ đối với lao động nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu, hiện nay áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất, cùng giai đoạn chăm sóc không tốn nhiều lao động nên lao động trong hộ có thể đáp ứng được nên nông hộ có thể không cần quá nhiều thành viên trong gia đình tham gia trực tiếp lao động sản xuất. Số lao động phi nông nghiệp trong hộ gia đình khá thấp với trung bình chưa đến 1 thành viên (0,69người/hộ) lao động trong phi nông nghiệp. Số hộ trong vùng nghiên cứu không có thành viên lao động trong phi nông nghiệp là 47 hộ (chiếm 67,14%), có 19 hộ có từ 1 đến 2 thành viên lao động trong phi nông nghiệp (chiếm 27,14%) và số hộ có trên 3 thành viên tham gia lao động trong phi nông nghiệp là 4 hộ chiếm 5,71%.

29

4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU 4.2.1 Tổng hợp cơ cấu thu nhập nông hộ 4.2.1 Tổng hợp cơ cấu thu nhập nông hộ

Bảng 4.5 Tổng hợp cơ cấu thu nhập của nông hộ ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ năm 2014.

Nguồn thu nhập Thu nhập trung bình (triệu đồng) Độ lệch chuẩn Tỷ lệ các nguồn trong tổng thu nhập (%) Nông nghiệp 85,271 51,999 67,367 + Lúa 79,202 51,124 40,512 + Rau màu 11,600 5,272 5,933 + Chăn nuôi 28,208 23,132 14,428 + Lao động nông nghiệp 12,692 8,509 6,494

Phi nông nghiệp 41,306 31,358 32,633

+ Kinh doanh 39,000 24,597 9,156 + NV Công Sở 50,937 28,898 11,959 + Lao động phổ thông 24,723 17,005 5,805 + Cho thuê đất 24,333 13,429 5,713 Tổng 105,334 56,342 100,00

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Qua bảng 4.5 cho thấy cơ cấu thu nhập nông hộ từ nông nghiệp lớn hơn phi nông nghiệp, chiếm 67,367% trong tổng thu nhập. Trong đó, thu nhập trồng lúa chiếm phần nhiều nhất với 40,512% trong tổng thu nhập của nông hộ , trong lĩnh vực nông nghiệp thì, hoạt động chăn nuôi chiếm 14,428% và hoạt động đóng góp nhỏ nhất là trồng rau màu với 5,933% trong tổng thu nhập. Địa bàn có điều kiện phát triển mạnh nông nghiệp, độc canh cây lúa nên trong cơ cấu thu nhập của nông hộ thì cây lúa chiếm tỉ trọng khá lớn. Ở một số khu vực có đê bao, nông hộ có thể trồng đến 3 vụ lúa mỗi năm, còn một số nơi vẫn chưa có đê bao chắn lũ thì nông hộ lựa chọn chăn nuôi thêm để có thể cải tạo thu nhập gia đình, và heo là gia súc được lựa chọn nhiều nhất. Thu nhập thuộc phi nông chiếm 32,633% trong tổng thu nhập. Trong đó, hoạt động làm thuê chiếm cao nhất với 11,959% trong tổng thu nhập, với đa phần là công nhân viên chức, giáo viên vừa tham gia canh tác vừa hoạt động phi nông nghiệp. Mặc dù ở địa phương thì nông nghiệp là sinh kế chủ yếu và đặc thù của nông nghiệp là một ngành cần nhiều lao động, đặc biệt khi địa bàn lại là một huyện có diện tích trồng lúa khá lớn, nhưng nhu cầu về lao động không cao do tính

30

mùa vụ và việc công nghiệp hoá nông nghiệp áp dụng kĩ thuật vào quá trình sản xuất như phun xịt, gieo xạ thu hoạch đa phần đều đã sử dụng tới máy móc, trang thiết bị hiện đại từ đó lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, tỉ lệ tham gia phi nông nghiệp của nông hộ cao nhưng thu nhập thì chưa đáng kể. Ngoài ra còn có thu nhập từ cho thuê đất chiếm 5,713% trên tổng thu nhập của nông hộ, lao động phổ thông chủ yếu là các lao động lúc nông nhàn, tham gia các hoạt động khác như xây dựng, sửa chữa.. hoạt động này chiếm 4,36% tổng thu nhập.

4.2.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ

4.2.2.1 Mức độ đa dạng thu nhập của nông hộ

Hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ tại vùng nghiên cứu có nhiều hoạt động, có thể tóm tắt lại bằng các hoạt động tiêu biểu sau: Trồng trọt (lúa, rau màu,…), chăn nuôi (heo, cá,…), kinh doanh ( bán tạp hoá, buôn bán cá, hàng quán…), làm thuê (thợ xây, phun thuốc, xạ phân, thu hoạch lúa, tiền lương,…), khác (cho thuê đất,…)

Hình 4.3: Cơ cấu hoạt động tạo thu nhập của nông hộ Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Hình 4.3 cho thấy có số hộ có 3 hoạt động tạo thu nhập chiếm 17,14%; hộ có 2 hoạt động chiếm 54,29% và hộ có 1 hoạt động chiếm 28,57%. Trung bình mỗi hộ thực hiện gần 2 hoạt động tạo thu nhập. Qua đó, ta thấy mức độ đa dạng số hoạt động tạo thu nhập của các hộ tại vùng nghiên cứu là chưa cao. Đa số các nông hộ chỉ tập trung vào hoạt động trồng trọt, với loại cây trồng chủ yếu là cây lúa (91,43% nông hộ được khảo sát có trồng lúa), bởi tại địa phương có xu hướng độc canh cây trồng này, theo tập quán, thói quen của người nông dân cũng như là điều kiện tự nhiên. Từ đó, có sự chênh lệch lớn về

31

số thu nhập của các hoạt động tạo thu nhập, do tập trung vào một hoặc hai hoạt động, dẫn đến có sự bấp bênh trong thu nhập qua các năm. Do tập quán canh tác của hộ nông dân chỉ tập trung vào một giống cây hay vật nuôi nên ít khi đẩy mạnh thực hiện nhiều hoạt động cùng lúc.

4.2.2.2 Thu nhập bình quân đầu người trên năm của hộ theo số hoạt đông tạo thu nhập

Bảng 4.6 Thu nhập theo số hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh – Cần Thơ năm 2014

Số hoạt động tạo thu nhập Tần số Thu nhập bình quân (triệu đồng) Độ lệch chuẩn Mức tăng của thu nhập bình quân (%) 1 hoạt động tạo thu nhập 20 18,313 10,534 100,00 2 hoạt động tạo thu nhập 38 29,409 18,834 160,06 3 hoạt động tạo thu nhập 12 31,475 14,429 171,87 Tổng: 70 26,590 16,802 -

Nguồn: Kết quả khảo sát 70 hộ, năm 2014

Bảng 4.6 cho thấy thu nhập bình quân đầu người/hộ tỷ lệ thuận với số hoạt động tạo thu nhập. Khi hộ thực hiện 1 hoạt động thì thu nhập bình quân đầu người của các hộ là 18,313 triệu đồng/người/năm. Hộ thực hiện 2 hoạt động thì thu nhập bình quân đầu người của các hộ là 29,409 triệu đồng/người/năm tăng 60,06% so với thực hiện 1 hoạt động. Và khi hộ thực hiện 3 hoạt động thì thu nhập bình quân đầu người của các hộ là 31,475 triệu đồng/người/năm 71,87% so với 1 hoạt động tạo thu nhập. Thu nhập bình quân theo kết quả khảo sát cho tổng quan sát là 26,590 triệu đồng/người/năm. Qua bảng thống kê có thể thấy, thu nhập bình quân tăng lên theo số hoạt động tăng lên đồng thời việc lựa chọn đa dạng số hoạt động tạo thu nhập cũng cần có sự đầu tư, không phải hoạt độ ng nào cũng giúp tăng thu nhập, nhìn chung đối với nông hộ thì đa dạng hoạt động tạo thu nhập là rất cần thiết, ngoài việc làm

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở huyện vĩnh thạnh, cần thơ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)