Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 45)

4.2.1. Khái quát về hoạt động thu hút đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Tình hình thu hút dự án đầu tư vào ngành du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây có bước phát triển rất khả quan. Số dự án đầu tư vào ngành du lịch tăng liên tục qua các năm. Chỉ tính riêng trong năm 2010 tổng số dự án đầu tư vào ngành du lịch Quảng Trị là 10 dự án, nhưng đến cuối năm 2013 con số này đã là 23 dự án. Tức là, số dự án đầu tư vào ngành du lịch 3 năm trở lại đây tăng thêm khoảng 13 dự án, tương ứng với khoảng 56.6% và tốc độ tăng dự án bình quân trong giai đoạn này là 18,8 %/năm.

Bảng 4.1: Số dự án đầu tư vào ngành du lịch Quảng Trị giai đoạn 2010 -2013 TT Thành phần kinh tế Thời điểm

31/12/2010 Thời điểm 31/12/2011 Thời điểm 31/12/2012 Thời điểm 31/12/2013

1 Doanh nghiệp nhà nước 4 5 5 4

2 Doanh nghiệp có vốn đầu

tư của nước ngoài 1 1 2 4

3 Công ty cổ phần 2 3 4 4

4 Công ty TNHH 1 1 3 3

5 Chi nhánh công ty 0 1 3 3

6 Doanh nghiệp tư nhân 1 2 2 4

7 Đơn vị tổ chức khác 1 1 1 1

8 Tổng số 10 14 20 23

9 Dự án tăng thêm - 4 6 3

10 Tốc độ tăng trưởng ( %) - 40 42,8 15

38

Bảng 4.1 cho thấy, đến cuối năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 23 đơn vị đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trong đó có 5 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 4 công ty cổ phần, 3 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3 chi nhánh công ty, 2 doanh nghiệp tư nhân và 1 đơn vị, tổ chức khác tham gia kinh doanh du lịch. Như vậy, so với năm 2011 thì trong năm 2012 số dự án tăng thêm là 6 dự án, tương ứng với tốc độ tăng là 42,8%.

Tuy nhiên sang đến năm 2013, số dự án đầu tư vào ngành du lịch tại Quảng Trị lại có biểu hiện chững lại (tăng 3 dự án) và tỉ lệ tăng khoảng 15% /năm, làm cho số dự án đầu tư vào du lịch trong năm 2013 dự kiến khoảng 23 dự án. Đặc biệt, thành phần kinh tế của các dự án đầu tư năm 2013 lại thay đổi khá nhiều so với năm 2012. Cụ thể là số doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào du lịch Quảng Trị đã giảm 1 doanh nghiệp trong năm 2013 và chỉ còn lại 4 doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do từ năm 2010 trở lại đây nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế tại Việt Nam có nhiều biến động khiến cho các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn và phải tiến hành cổ phần hóa để kêu gọi đầu tư. Mặt khác, để xúc tiến đầu tư du lịch Quảng Trị đã gỡ bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây khó nhà đầu tư và xây dựng nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nên đã thu hút được một lượng đáng kể những thành phần kinh tế này tham gia đầu tư. Đây có thể coi là một trong những bước đi đúng đắn của các cấp lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thời gian qua trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch.

4.2.2. Phân tích tình hình đầu tư vốn vào ngành du lịch Quảng Trị

Từ năm 2010 đến nay, tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị tăng chậm và không đồng đều qua các năm. Theo số liệu được cung cấp từ sở VHTT và Du lịch Quảng Trị (bảng 4.2) thì nguồn vốn đầu tư vào du lịch Quảng Trị 3 năm trở lại đây chủ yếu là nguồn vốn đầu tư trong nước, còn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp.

39

Bảng 4.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2012 Vốn đầu tư 2010 2011 2012 Số vốn ( nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn ( nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn ( nghìn tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1. Vốn trong nước 5,8 92,0 7,0 97,2 7,3 96,7 - NSNN 2,8 44,6 2,5 34,7 1,25 16,7 - Vốn doanh nghiệp 3,0 47,4 4,5 62,5 6 80,0 2. Vốn nước ngoài 0,5 8,0 0,2 2,8 0,25 3,3 Tổng vốn đầu tư 6,3 100,0 7,2 100 7,5 100 ( Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị)

Từ bảng 4.2 cho thấy số vốn đầu tư vào du lịch từ nguồn vốn trong năm 2010 là 5,8 nghìn tỷ đồng chiếm 92%, trong khi đó số vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Quảng Trị trong năm 2010 chỉ có 0,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 8% tổng nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2011 và 2012 với tỉ lệ vốn đầu tư từ nước ngoài rất thấp là 2,8 % và 3,3%. Nguyên nhân chính của thực trạng này theo nhiều nhà nghiên cứu là do từ năm 2010 trở lại đây nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng của người dân giảm dần làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

Số liệu cơ cấu vốn đầu tư trong bảng 4.2 cho ta thấy trong tổng nguồn vồn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2012 thì nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất cao. Cụ thể, năm 2010 tổng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp là 3 nghìn tỷ đồng chiếm 47,4% , năm 2011 là 4,5 nghìn tỷ đồng chiếm 62,5%, đặc biệt năm 2012 tổng nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào ngành du lịch Quảng Trị tăng lên 6 nghìn tỷ đồng và chiếm tới 80% cơ cấu vốn đầu tư. Nguyên nhân của thực trạng này là do từ năm 2010 trở lại đây ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đã tích cực cải cách thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong nước theo hướng đơn giản và thuận tiện.

40

Tuy nhiên, cùng với sự tăng lên nhanh chóng của cơ cấu vốn đầu tư từ các doanh nghiệp thì nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này hàng năm tại Quảng Trị lại giảm đi một cách nhanh chóng từ 2,8 nghìn tỷ đồng năm 2010 xuống còn 1,25 nghìn tỷ đồng năm 2012. Nghĩa là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 3 năm giảm khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Nhà nước giảm bình quân mỗi năm khoảng 19%. Như vậy, tỷ lệ vốn đầu vào ngành du lịch Quảng Trị từ ngân sách Nhà nước giảm là do nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ nền kinh tế thế giới, ngân sách Nhà nước được tập trung đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản và những dự án trọng điểm quốc gia.

4.2.3. Phân tích nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 – 2012 giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây được chia thành hai loại đó là: Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.

4.2.3.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Quảng Trị là một tỉnh có lợi thế về du lịch do sở hữu nhiều tài nguyên du lịch vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính nhân văn. Vì vậy, hàng năm tỉnh Quảng Trị luôn dành một phần ngân sách nhà nước cấp và một phần ngân sách địa phương đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Quảng Trị mở rộng liên kết du lịch với nhiều tỉnh thành trong cả nước và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư với nhiều dự án lớn phát triển du lịch.

Bảng 4.3: Tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng du lịch Quảng Trị từ năm 2010 đến 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn đầu tư NSNN

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%)

Ngân sách Trung ương 1680 60 1375 55 500 40

Ngân sách địa phương 1120 40 1135 45 750 60

Tổng vốn đầu tư 2800 100 2500 100 1250 100

41

Bảng 4.3 cho ta thấy nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây giảm 1550 tỷ đồng, khoảng 516 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, tỷ trọng nguồn vốn từ Ngân sách trung ương giảm mạnh và ngân sách địa phương tăng giảm thất thường. Cụ thể, trong năm 2010 nguồn ngân sách trung ương là 1680 tỷ đồng, năm 2011 là 1375 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 thì chỉ còn 500 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách địa phương lại tăng lên trong năm 2011 (1135 tỷ đồng) và giảm nhanh chóng tại năm 2012 (750 tỷ đồng).

Với nguồn vốn đầu tư từ NSNN dành cho phát triển du lịch, Quảng Trị đã chú ý xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch có lợi thế như: du lịch sinh thái, du lịch hoài niệm hồi tưởng, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch quá cảnh trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Như vậy, mặc dù du lịch trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Quảng Trị rất được chú trọng nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN thấp và có xu hướng giảm dần ở ba năm trở lại đây dẫn đến việc các dự án cơ sở hạ tầng du lịch không thể triển khai được do không có vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị cần phải có các giải pháp để huy động các nguồn vốn với nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch.

4.2.3.2. Phân tích nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

Từ năm 2010 trở lại đây, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng có nhiều chương trình, kế hoạch hành động thúc đẩy ngành Du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với chủ chương “Tích cực thực hiện xã hội hóa trong phát triển du lịch”, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2012, ngành Du lịch Quảng Trị đã thu hút được hơn 13.500 tỷ đồng (Bảng 4.2) vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và đã hình thành được một số khu du lịch quan trọng như: Cửa Việt, Cửa Tùng, Khe Sanh - Lao Bảo và nhiều điểm du lịch khác. Đặc biệt, với các chính sách ưu đãi về thuế và vốn cho các nhà đầu tư đã thúc đẩy hệ thống khách sạn, nhà hàng trong toàn tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh.

Nhìn vào bảng 4.2 ta dễ dàng nhận thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch từ các doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các

42

nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Trị. Nguồn vốn này lấy từ nguồn vốn bổ sung của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở rộng đầu tư; từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Quảng Trị và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.

Từ năm 2010 đến nay, số dự án đầu tư kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Trị tăng khá nhanh và số vốn đầu tư phát triển du lịch tăng cao. Nếu như trong năm 2010 tổng vốn đầu tư kinh doanh du lịch Quảng Trị từ các doanh nghiệp là 3000 tỷ đồng thì đến năm 2012 số vốn đầu tư trong khu vực này đạt 6000 tỷ đồng và bình quân mỗi năm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tăng khoảng 1000 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 33,3%/năm.

Như vậy, tình hình đầu tư vào du lịch tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua cho thấy công tác huy động vốn trong dân cư đang phát triển khá tốt. Đây là kết quả của việc định hướng phát triển của tỉnh nhằm đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch, tỉnh đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Quảng Trị trong những năm gần đây có nhiều cải thiện đáng kể. Do đó, ngành du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây đã thu hút được nhiều nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn làm ăn lâu dài tại địa phương. Tuy nhiên, các dự án đầu tư du lịch hiện nay tại Quảng Trị mới chỉ tập trung tại một số địa điểm đẹp ở một số địa phương đã gây nên quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt các doanh nghiệp chỉ đầu tư một số lĩnh vực như khách sạn, du lịch sinh thái, khu nghỉ mát… mà chưa quan tâm đến đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch kèm theo, làm cho các sản phẩm du lịch tại địa phương còn đơn điệu. Do đó, chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách tại Quảng Trị cũng thấp hơn một số tỉnh thành trong cả nước.

4.2.4. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp một phần nhỏ vào đà tăng trưởng của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, do

43

khủng hoảng kinh tế thế giới và do nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn chưa yên tâm khi đầu tư vào phát triển kinh doanh du lịch tại Quảng Trị nên từ năm 2010 đến nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ngành du lịch giảm một cách nhanh chóng. Nếu năm 2010 vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là 500 tỷ đồng thì đến năm 2012 chỉ còn 250 tỷ đồng ( Bảng 4.2.), giảm một nửa so với hai năm trước đó và chỉ chiếm hơn 7 % tổng nguồn vốn đầu tư vào du lịch Quảng Trị.

Như vậy, Vốn đầu tư nước ngoài thu hút đầu tư vào du lịch Quảng Trị đạt tỷ lệ thấp trong những năm vừa qua. Mặc dầu đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành du lịch Quảng Trị, nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư của tỉnh. Các dự án lớn với những sản phẩm du lịch đa dạng, các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cần vốn lớn vẫn chưa được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành du lịch còn thấp so với lượng vốn đầu tư trong nước. Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Trị vẫn còn thiếu bóng dáng của những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp của nước ngoài.

4.3. Đánh giá những tác động của thu hút đầu tư vào du lịch đối với hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2013 động kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2013

Nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị những năm gần đây chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao của nền kinh tế trong nước, cụ thể: Từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Trị liên tục sụt giảm từ 10,6 % (năm 2010) xuống còn 6,7% (năm 2013), giảm 1,3% mỗi năm (Bảng 4.4). Do đó, để duy trì và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng tới thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch và coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2020. Vì vậy, từ năm 2010 trở lại đây, ngành du lịch tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu NSNN...

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 45)