Phân tích nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 48 - 50)

giai đoạn 2010 – 2012

Nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây được chia thành hai loại đó là: Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.

4.2.3.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Quảng Trị là một tỉnh có lợi thế về du lịch do sở hữu nhiều tài nguyên du lịch vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính nhân văn. Vì vậy, hàng năm tỉnh Quảng Trị luôn dành một phần ngân sách nhà nước cấp và một phần ngân sách địa phương đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Quảng Trị mở rộng liên kết du lịch với nhiều tỉnh thành trong cả nước và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư với nhiều dự án lớn phát triển du lịch.

Bảng 4.3: Tình hình đầu tư vốn ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng du lịch Quảng Trị từ năm 2010 đến 2012

Nguồn vốn đầu tư NSNN

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (Tỷđồng) Tỷ trọng (%)

Ngân sách Trung ương 1680 60 1375 55 500 40

Ngân sách địa phương 1120 40 1135 45 750 60

Tổng vốn đầu tư 2800 100 2500 100 1250 100

41

Bảng 4.3 cho ta thấy nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây giảm 1550 tỷ đồng, khoảng 516 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, tỷ trọng nguồn vốn từ Ngân sách trung ương giảm mạnh và ngân sách địa phương tăng giảm thất thường. Cụ thể, trong năm 2010 nguồn ngân sách trung ương là 1680 tỷ đồng, năm 2011 là 1375 tỷ đồng nhưng đến năm 2012 thì chỉ còn 500 tỷ đồng. Trong khi đó, ngân sách địa phương lại tăng lên trong năm 2011 (1135 tỷ đồng) và giảm nhanh chóng tại năm 2012 (750 tỷ đồng).

Với nguồn vốn đầu tư từ NSNN dành cho phát triển du lịch, Quảng Trị đã chú ý xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch có lợi thế như: du lịch sinh thái, du lịch hoài niệm hồi tưởng, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch quá cảnh trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Như vậy, mặc dù du lịch trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Quảng Trị rất được chú trọng nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN thấp và có xu hướng giảm dần ở ba năm trở lại đây dẫn đến việc các dự án cơ sở hạ tầng du lịch không thể triển khai được do không có vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Quảng Trị cần phải có các giải pháp để huy động các nguồn vốn với nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch.

4.2.3.2. Phân tích nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

Từ năm 2010 trở lại đây, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng có nhiều chương trình, kế hoạch hành động thúc đẩy ngành Du lịch phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với chủ chương “Tích cực thực hiện xã hội hóa trong phát triển du lịch”, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2012, ngành Du lịch Quảng Trị đã thu hút được hơn 13.500 tỷ đồng (Bảng 4.2) vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và đã hình thành được một số khu du lịch quan trọng như: Cửa Việt, Cửa Tùng, Khe Sanh - Lao Bảo và nhiều điểm du lịch khác. Đặc biệt, với các chính sách ưu đãi về thuế và vốn cho các nhà đầu tư đã thúc đẩy hệ thống khách sạn, nhà hàng trong toàn tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh.

Nhìn vào bảng 4.2 ta dễ dàng nhận thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch từ các doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các

42

nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Trị. Nguồn vốn này lấy từ nguồn vốn bổ sung của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở rộng đầu tư; từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Quảng Trị và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.

Từ năm 2010 đến nay, số dự án đầu tư kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Trị tăng khá nhanh và số vốn đầu tư phát triển du lịch tăng cao. Nếu như trong năm 2010 tổng vốn đầu tư kinh doanh du lịch Quảng Trị từ các doanh nghiệp là 3000 tỷ đồng thì đến năm 2012 số vốn đầu tư trong khu vực này đạt 6000 tỷ đồng và bình quân mỗi năm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tăng khoảng 1000 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 33,3%/năm.

Như vậy, tình hình đầu tư vào du lịch tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua cho thấy công tác huy động vốn trong dân cư đang phát triển khá tốt. Đây là kết quả của việc định hướng phát triển của tỉnh nhằm đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên du lịch, tỉnh đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Quảng Trị trong những năm gần đây có nhiều cải thiện đáng kể. Do đó, ngành du lịch Quảng Trị từ năm 2010 trở lại đây đã thu hút được nhiều nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn làm ăn lâu dài tại địa phương. Tuy nhiên, các dự án đầu tư du lịch hiện nay tại Quảng Trị mới chỉ tập trung tại một số địa điểm đẹp ở một số địa phương đã gây nên quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu và chưa đồng bộ. Đặc biệt các doanh nghiệp chỉ đầu tư một số lĩnh vực như khách sạn, du lịch sinh thái, khu nghỉ mát… mà chưa quan tâm đến đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch kèm theo, làm cho các sản phẩm du lịch tại địa phương còn đơn điệu. Do đó, chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách tại Quảng Trị cũng thấp hơn một số tỉnh thành trong cả nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 48 - 50)