Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của địa phương 21

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 29 - 30)

Sự phát triển của Ngành du lịch gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn, do đó tài nguyên thiên nhiên như núi, rừng, biển, đảo, sông ngòi, ghềnh thác, ao hồ, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, con người… là những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Ngành du lịch. Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào Ngành du lịch. Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được Ngành du lịch vận dụng để tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được phân làm 3 loại:

22

Tài nguyên thiên nhiên du lịch là những tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng để con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi điều dưỡng, du ngoạn tham quan và khảo sát khoa học bao gồm sông núi nổi tiếng, biển đảo mênh mông, suối thác kỳ vĩ, hoa thơm cỏ lạ…

Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và của cải tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa cho đến nay, có thể thu hút mọi người tiến hành du lịch như các truyền thuyết, huyền thoại, di tích lịch sử, kiến trúc cổ điển, di tích văn hóa, văn hóa nghệ thuật…

Tài nguyên du lịch xã hội là tài nguyên mang tính văn hóa. Du khách đi du lịch là muốn được hưởng thụ văn hóa nơi đến. Con người được hun đúc trong bối cảnh văn hóa khác nhau sẽ có giá trị, phương thức tư duy và phương thức sống khác nhau, vì vậy con người cũng là tài nguyên du lịch xã hội.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)