Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33)

triển ngành du lịch

Những nghiên cứu ở nước ngoài:

Phát triển kinh tế trên cơ sở luận điểm của Torado ( 1992), muốn tăng trưởng kinh tế, có thể được suy ra từ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất, đầu tư để tăng chất lượng từ nguồn tài nguyên, chất lượng của cải, vật chất cũng như con người đang tồn tại, làm tăng chất lượng, số lượng của các nguồn sản xuất đó và làm tăng năng suất từ các nguồn cụ thể thông qua việc phát minh, đổi mới và tiến bộ công nghệ kỹ thuật, đã và sẽ tiếp tục là nhân tố hàng đầu về việc kích thích tăng trưởng kinh tế.

Theo quan điểm của P.A. Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế và phải có đầu tư từ nước ngoài và các nước đang phát triển.

Roy Hadod – Evsey Domar (1940) muốn phát triển kinh tế (nói chung) đòi hỏi phải đầu tư vốn cho sản xuất nhưng cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hạn chế của Roy Hadod – Evsey Domar là không chỉ ra hạn chế của việc đầu tư mà chỉ tạo sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Do vậy Robert Solow (1956) đã phát triển kết quả của Roy Hadod – Evsey Domar và lập luận rằng: “Việc tăng khối lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng cho lĩnh vực đầu tư trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn”.

Theo quan điểm của Ragnar Nurkse, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với các nước phát triển có thể vươn tới thị trường mới, cũng như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả. Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài sẽ giúp được các nước đang phát triển tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về điều kiện thanh toán nợ và những lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể là khác được vì nó đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường.

26

Có thể nói rằng các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư trên thế giới dù bằng hình thức gián tiếp, hay trực tiếp, từ nguồn vốn trong nước hay nước ngoài thì việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế là rất quan trọng và luôn được các nước chú trọng.

Những nghiên cứu ở trong nước:

Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên nhiều khía cạnh từ thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế và đây còn là một vấn đề rất rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu huy động vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị. Dưới đây là một số nghiên cứu:

Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của TS. Hà Văn Siêu (2010) đã phân tích vị thế thực tại của ngành du lịch Việt Nam, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, đồng thời đặt trong bối cảnh và xu thế chung của khu vực và thế giới để xác định quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng đột phá trong giai đoạn tới.

Nghiên cứu “Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020”, Võ Văn Cần (2008), đã phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Trong đó, tác giả đặc biệt chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ đồng bộ trong thu hút vốn đầu tư vào du lịch Khánh Hòa như: Sử dụng vốn NSNN; chính sách xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch; đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư.

Luận văn thạc sỹ “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, Nguyễn Tăng Huy (2011), luận văn nhằm trình bày lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vào ngành du lịch, thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.

27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng 2 loại dữ liệu cho quá trình nghiên cứu là: (1) Dữ liệu thứ cấp; (2) Dữ liệu sơ cấp; cụ thể như mô tả dưới đây.

3.1.1. Mô tả dữ liệu thứ cấp

Là các số liệu tài chính được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 – 2013 và sau đó được tính toán thành các chỉ tiêu tài chính tương ứng theo lý thuyết đã đề cập tại chương 2 của đề tài.

Ngoài ra đề tài còn tìm kiếm thêm số liệu trong các báo cáo của sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.

Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được triển khai theo các bước như sau: Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết.

Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu lấy thông tin tới các đối tác, đơn vị có thể cung cấp.

Bước 3: Nhận và tổng hợp cho quá trình phân tích.

3.1.2. Mô tả dữ liệu sơ cấp

(i) Đối tượng mẫu là các nhà đầu tư phát triển kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị. Lý do chọn nhóm đối tượng này vì họ am hiểu về kinh tế và vấn đề thu hút vốn phát triển ngành du lịch. Từ đó các ý kiến đánh giá của họ sẽ mang tính chuyên môn và chất lượng cao.

(ii) Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thông tin nghiên cứu.

(iii) Quy mô mẫu được xác định là 130, lý do tác giả xác định quy mô mẫu như vậy là do theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mông Ngọc (2006, 2008, 2012) khi phân tích nhân tố và hồi quy, quy mô mẫu nên xác định bằng 4 đến 5 lần nhân

28

với số câu hỏi khảo sát. Đối với bảng hỏi thiết kế, tác giả dự kiến là 26 câu; tương ứng với quy mô mẫu từ 104 tới 130 và từ đó tác giả đã xác định quy mô mẫu 130.

(iv) Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo Likert, Rensis (1932) để triển khai đo lường các câu hỏi khảo sát với quy ước như sau: (Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý kiến; (Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ văn hóa.

(v) Bảng hỏi8 là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu, là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế 1 bảng hỏi bao gồm 5 phần: (1) Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn. (2) Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn. (3) Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới. (4) Câu hỏi chính: Có tác dụng làm rõ và đo lường các nội dung cần nghiên cứu. (5) Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,...)

- Các bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang A4 và được gửi đính kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, kiểm tra lại và lưu trữ, thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi thiết kế bảng hỏi được gửi trước cho 65 đáp viên để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trước khi triển khai đại trà.

(vi) Triển khai thu thập dữ liệu thứ cấp, trên cơ sở danh sách 130 nhà đầu tư đang kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tỉnh Quảng Trị tác giả dự kiến triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đáp viên nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho       

29

những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đáp viên biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và đề nghị các đáp viên hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thư điện tử, cũng như góp phần thúc đẩy đáp viên trả lời nhanh chóng các câu hỏi.

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thư điện tử

Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đáp viên nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trường hợp có một số đáp viên không có thói quen check mail thường xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được ý kiến của họ.

3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Đề tài đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và hình thành mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch như sau:

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây.

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Phương trình hồi quy tổng quát là: Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngàng du lịch tỉnh Quảng Trị (HQTHVĐTPTDL) = f(5 nhân tố nghiên cứu: TNTT, CSTHV, CSHT, CTXH, KT)

Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau:

Tài nguyên thiên nhiên – Tài nguyên du lịch

ế Chính sách thu hút vốn (CSTHV - 5 biến) Cơ sở hạ tầng (CSHT - 5 biến) Chính trị - xã hội (CTXH - 4 biến) Kinh tế (KT -3biến)     Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch (HQTHVĐTPTDL - 4 biến)

30

Ho1. Tài nguyên thiên nhiên – tài nguyên du lịch có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Ho2. Chính sách thu hút vốn đầu tư có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Ho3. Cơ sở hạ tầng có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Ho4. Chính trị - xã hội ổn định có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

Ho5. Yến tố kinh tế có tác động tích cực tới khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị

3.3. Phân tích dữ liệu

3.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Phương pháp phân tích được sử dụng đối với dữ liệu tài chính bao gồm: (1) Phương pháp so sánh; (2) Phương pháp tỷ số; (3) Phương pháp Du-Pont; (4) Ngoài ra trong bài còn sử dụng phương pháp liên hệ cân đối. Cụ thể từng phương pháp được trình bày như sau:

Phương pháp so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

o So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch  để xem xét, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đặt ra đối với từng chỉ tiêu kinh tế.

o So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm  để xem xét, xác định tốc độ và xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.

o So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.

o So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các số liệu của các doanh nghiệp tương đương hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ

31

sung và hoàn thiện bởi lẽ: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

Phương pháp này giúp người phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp Du Pont, Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngành du lịch Quảng Trị và phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Thế mạnh của mô hình Du pont:

o Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Trị.

o Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư.

3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả triển khai quá trình phân tích thông qua 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp nhằm có được “bức tranh” chung về mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích chính thức dữ liệu sơ cấp để phát hiện ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau:

3.3.2.1. Phân tích sơ bộ dữ liệu sơ cấp

Tính toán các chỉ tiêu thống kê của dữ liệu để người đọc biết được tổng quan về các mẫu đã thu thập ra sao, có các thông số gì. Nó bao gồm các thông tin về trung bình, độ lệch, phương sai, quy luật dữ liệu .

32

Trung bình mẫu (mean) trong thống kê là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.

Số trung vị (median) là một số tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất. Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.

Độ lệch chuẩn, hay độ lệch tiêu chuẩn, là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Nếu gọi X là giá trị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG vốn đầu tư PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 33)