Hiện trạng khai thác tài nguyên dulịch ở Hà Tây.

Một phần của tài liệu tiểu luận: Tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên ở Hà Tây docx (Trang 25 - 28)

Là vùng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử

văn hoá đặc sắc, nhưng tình trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đó đang có nhiều diễn biến đáng lo ngại, nếu không có biện pháp ngăn chặn và tổ chức

quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến những tác động xấu tới môi trường, đặc biệt là khu vực Ba Vì, Suối Hai, Ao Vua và thắng cảnh Hương Sơn.

Lễ hội chùa Hương kéo dài khoảng hơn 2 tháng, hàng năm đón khoảng 40 vạn khách, vào trung tuần tháng 2 âm lịch có ngày lên tới hơn 3 vạn khách. Trong những ngày lễ hội là sự hoạt động tấp nập của khoảng 2.300 con đò trên Suối Yến và khoảng 300 lều quán. Các công trình vệ sinh công cộng vô cùng ít ỏi, dòng Suối Yến là nơi chứa mọi phế thải của khách hành hương. Sức chứa của lãnh thổ bị quá tải, áp lực đối với môi trường ngày càng lớn và

đang có suy giảm làm mất vẻđẹp vốn có của cảnh quan.

Trong phạm vi huyện Ba Vì, khu vực vùng núi Ba Vì đã được xác định là vườn quốc gia để bảo tồn trạng thái tự nhiên của rừng, biến nơi đây thành một bảo tàng động thực vật tự nhiên của vùng nhiệt đới, nơi bảo tồn quỹ gen, nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch. Đây cũng là nơi cư trú sinh sống của gần 1.700 đồng bào dân tộc, là đầu nguồn của các sông suối quan trọng của

địa phương. Do bị tàn phá từ lâu đời, diện tích bị chặt phá, nên vường quốc gia Ba Vì nay chỉ còn là đất trống đồi trọc rất lớn. Diện tích rừng nguyên sinh nay chỉ còn khoảng 1.500ha phân bố chủ yếu từđộ cao 700m - 800m trở lên, cùng với việc chặt phá rừng, việc săn bắn tự do cũng chưa quản lý được như:

Ở Ba Vì có các loài thú đã bị tiêu diệt là : Công, Hươu Sao. Một số khác đang có nguy cơ bị tiêu diệt như: Gấu Chó, Gấu Ngựa, Gà LôI Trắng. Bảo vệ rừng và động vật quý hiếm ở Ba Vì đang là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa nhiều mặt.

Hồ Suối Hai cũng đang có nguy cơ bị thu hẹp lại và tình trạng nhiễm bẩn hồ nước ngày càng tăng. Để khai thác và sử dụng tổng hợp hồ, trong đó có mục đích du lịch, vấn đề giữ nước trong hồ sạch không bị ô nhiễm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và làm tăng giá trị du lịch cho khu vực.

Tiềm năng du lịch của vùng được phân bố tập trung thành từng cụm tạo

du khách cao, đó là cụm thắng cảnh chùa Hương và cụm Ba Vì, Suối Hai,

Đồng Mô - Ngải Sơn, Sơn Tây.

Các điểm du lịch mặc dù mới đang được hình thành có một thuận lợi hết sức cơ bản là có hệ thống đường giao thông tương đối thuận tiện, có thể đi thẳng từ Hà Nội đến mà không có sự ách tắc cầu phà khiến du khách hoàn toàn có thể chủ động trong việc bố trí và thực hiện kế hoạch tham quan. Trên cơ sở các điểm du lịch này, có thể tổ chức một số chuyến du lịch tham quan trong một ngày hay một vài ngày tuỳ theo điều kiện và mục đích của du khách.

Các tuyến du lịch có thể bố trí riêng cho mỗi điểm du lịch Hà Nội - Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội - Ao Vua, Hà Nội - Hồ Suối Hai hoặc kết hợp tham quan hai hoặc ba điểm du lịch như: Hà Nội - Vườn quốc gia Ba Vì - Ao Vua, Hà Nội - Vườn quốc gia Ba Vì - Hồ Suối Hai, Hà Nội - Ao Vua - Hồ

Suối Hai hoặc Hà Nội - Vườn quốc gia Ba Vì - Ao Vua - Hồ Suối Hai.

Ngoài ra, trên các tuyến tham quan này khách du lịch có thể ghé thăm một số nơi có phong cảnh đẹp hoặc đặc sắc như Rừng Thông Đá Chuông, cánh rừng nguyên sinh Bằng Tẹc, làng Cò Ngọc Nhi hoặc các di tích lịch sử

nổi tiếng như đình Tây đằng thờ Thánh Tản Viên - Sơn Tinh và đình Chàng thờ Nhã Lang Vương con trai Lý Phật Tử - người có công đánh giặc giữ nước

được phong thành Thần Hoàng. Các di tích lịch sử văn hoá này lại rất gần với các di tích lịch sử văn hoá khác thuộc thị xã Sơn Tây như đền và chùa Mía, lăng và đền thờ Ngô Quyền và Phùng Hưng, hai nhà vua ở cùng một xã

Đường Lâm nên trở thành một quần thể di tích có giá trị nằm trên tuyến tham quan du lịch tại khu vực này.

Tiềm năng phát triền du lịch Hà Tây là một thực tế. Chắc chắn rằng trong đề án phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 sắp tới, những tư tưởng bước đi cụ thể sẽ được thể tạo cơ sở để Hà Tây trở thành khu du lịch có sức thu hút khách cao trong cả nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận: Tiềm năng phát triển du lịch và hiện trạng khai thác tài nguyên ở Hà Tây docx (Trang 25 - 28)