hội của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2011-2012
3.2.2.1 Lĩnh vực Kinh tế
Năm 2012, kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng đạt 17,90%/năm; cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm và ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 46,56%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 35,19% và khu vực dịch vụ chiếm 18,24%; thu nhập bình quân đầu người đạt 864 USD/năm.
Thu - chi ngân sách trên địa bàn được đảm bảo theo các quy định của pháp luật; quản lý, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu và tiết kiệm. Tổng thu ngân sách huyện đạt 17,781 tỷ đồng. Tổng chi đạt 133 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành đã tổ chức phát vay 250 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đạt 143,98 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thực hiện tín dụng hỗ trợ hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, học sinh, sinh viên,… là 54,11 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đạt 84,36 tỷ đồng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư. Đã triển khai thi công hoàn thành 63 công trình, với tổng số vốn 61,02 tỷ đồng; chủ yếu tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn, khép kín hệ thống thủy lợi và tăng cường cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, truyền thanh, xây dựng trụ sở mới làm việc. Tiến độ điện hóa hộ dân đạt nhanh so với kế hoạch, đến nay toàn huyện có 20.645 hộ có điện sử dụng, chiếm tỷ lệ 87,17% tổng số hộ trong toàn huyện; có 19.416 hộ sử dụng nước
hợp vệ sinh, chiếm 83% tổng số hộ. Hệ thống bưu chính viễn thông phát triển khá tốt, tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 48,55 máy/100 hộ.
Điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện góp phần thúc đẩy người dân hăng hái tham gia sản xuất, kinh doanh. Các tiêu chí điện, đường, trường, trạm được phân bổ ngày một hoàn thiện và rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng qui mô sản xuất nhằm tạo thêm nhiều của cải, thu nhập cho người dân huyện nhà.
Nông nghiệp
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả. Toàn huyện đã gieo trồng 46.601 ha, đạt 104,7% kế hoạch, năng suất bình quân 6,5 tấn/ha, tổng sản lượng 196.994 tấn, đạt 70,5% kế hoạch; mô hình cánh đồng mẫu khi triển khai bình quân năng suất đạt 7,5 tấn/ha và lợi nhuận 18 triệu đồng/ha, vụ Đông Xuân thực hiện được 1381 ha, vụ Xuân Hè thực hiện được 1098 ha, vụ Hè Thu thực hiện được 1547,7 ha.
Mô hình kinh tế trang trại, gia trại tiếp tục được quan tâm phát triển, có 44 trang trại đạt theo tiêu chí mới, 7/10 trại heo đã được trang bị hệ thống Biogas và 01 Công ty sản xuất phân vi sinh với nguồn nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi, quy mô sản xuất 1 - 1,2 tấn/ ngày góp phần giải quyết đáng kể vấn đề khó khăn về môi trường trong chăn nuôi. Tổng đàn heo hiện có 35.534 con, đạt 104,51 % kế hoạch; đàn trâu 32 con, đạt 64% kế hoạch; đàn bò 2.195 con, đạt 109,60% kế hoạch; tổng đàn gia cầm 1.624.764 con, đạt 95,57 % kế hoạch. Mô hình nuôi thủy sản như: cá ao, cá - lúa, tôm - lúa, sen - cá ở các vùng điểm thủy sản, các vùng dự án cũng được quan tâm thực hiện, đến nay đã thả nuôi được 338 ha, đạt 15.36% kế hoạch.
Về xây dựng Nông thôn mới: đầu tư thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đặc biệt ở 02 xã điểm Phú Tân đạt 12/19 tiêu chí, Hồ Đắc Kiện đạt 8/19 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 8 – 11 tiêu chí.
Với thế mạnh là nông nghiệp, huyện Châu Thành đã không ngừng thúc đẩy bà con gia tăng sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao năng suất và thu nhập cho gia đình. Người dân nơi đây đang từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thủ công nhỏ lẻ sang nền nông nghiệp qui mô, hiện đại; điển hình mô hình cánh đồng mẫu hay dự án xây dựng nông thôn mới đang từng bước đi sâu vào thực tiễn góp phần tạo ra sự khác biệt mới trong canh tác, đồng thời tạo ra môi trường mới cho nền nông nghiệp huyện nhà hướng đến hiện đại hóa nông nghiệp, cải thiện mức
thu nhập cho ngời dân đồng thời tạo ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới trong nông thôn huyện.
Công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, giá trị sản xuất ước đạt 858,024 tỷ đồng, bằng 44,69% kế hoạch, tăng 23,1%, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn được giữ vững, ổn định, thị trường tiêu thụ các mặt hàng chủ lực truyền thống có bước được mở rộng, nhiều cơ sở kinh doanh hàng năm đã xuất khẩu với số lượng lớn.
Trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống như chế biến lạp xưởng, bánh Pía, đan lát,… các cơ sở này đã tăng cường đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm được nâng lên, nâng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 184 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1.374 tỷ đồng.
Công nghiệp là một lĩnh vực thu hút rất nhiều lao động của huyện nhà, có đến 3.047 cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ trên địa bàn thu hút gần 5.500 (cụ thể là 5.410) lao động trong huyện3. Ngoài ra, huyện còn có thế mạnh là khu công nghiệp qui mô nhất tỉnh được đặt tại xã An Hiệp trực thuộc huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động huyện nhà dễ dàng tiếp cận được với công việc đồng thời nâng cao vị thế kinh tế của huyện so với các huyện khác trong tỉnh.
Hoạt động nội thương duy trì ở mức tăng trưởng cao. Tổng mức luân chuyển hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện đạt 1.482 tỷ đồng, bằng 59.28% kế hoạch, tăng 17,06% so cùng kỳ, có 96 cơ sở đăng ký kinh doanh ngành nghề thương mại dịch vụ, nâng toàn huyện có 3.960 cơ sở với 8.294 lao động.
3.2.2.2 Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Ngành giáo dục của huyện đã tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường; tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học. Toàn huyện hiện có 99,18% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 99,24% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; 64,13% học sinh đỗ tốt nghiệp phổ thông trung học; có 09/37 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 8/8 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã có tiến bộ. Ngành y tế đã từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán
bộ chuyên môn, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh; tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia, các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Có 7/8 xã, thị trấn được tái công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; có 56/56 ấp có tổ y tế hoạt động có hiệu quả.
Các hoạt động văn hóa – thông tin, truyền thanh có bước chuyển biến tích cực, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; đặc biệt, đã tập trung tuyên truyền thực hiện các chủ trương lớn của Đảng bộ.
Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ, đảm bảo dân chủ kịp thời, đúng đối tượng. Các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc người có công, gia đình chính sách được quan tâm triển khai thực hiện. Đã tạo việc làm mới cho 1.816 lao động; đào tạo nghề cho 1.318 người; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,24%. Đặc biệt, các chương trình hỗ trợ hộ nghèo về xây dựng nhà ở, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trình nông thôn giúp nâng cao mức sống, cải thiện đời sống cho người dân.