Thông tin chung về nông hộ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 46 - 49)

Dựa trên mẫu khảo sát 120 hộ trên địa bàn nghiên cứu, tác giả tổng hợp được những thông tin chung về hộ như số nhân khẩu trong hộ, diện tích đất canh tác, tổng giá trị tài sản của hộ và thông tin thuộc về chủ hộ như tuổi, trình độ, kinh nghiệm sản xuất. Chi tiết thông tin như sau:

BẢNG 4.2 THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ

Đvt Cao nhất Trung bình Thấp nhất Độ lệch chuẩn Nhân khẩu Tuổi chủ hộ Người Năm 8,0 4,3 2,0 1,3 84,0 52,0 32,0 11,1

Kinh nghiệm sản xuất Năm 60,0 29,6 4,0 13,1

Trình độ chủ hộ Lớp 14,0 5,3 0 3,7

Tổng diện tích canh tác 1000 m2 40,0 7,3 0 8,3 Tổng giá trị tài sản Triệu đồng 1640,0 381,0 31,4 320,0

Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013

Nhân khẩu là số người có cùng huyết thống cùng chung sống với nhau trong gia đình. Qua mẫu điều tra thì nhân khẩu trung bình của hộ là 4 người, quy mô hộ thường có cha mẹ và hai con, cho thấy các hộ nơi đây đã thực hiện tốt chương trình “kế hoạch hóa gia đình”. Hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 8 người, những hộ có nhân khẩu đông thường là có cả ba thế hệ cùng chung sống. Hộ có 2 nhân khẩu thông thường là con sống cùng với mẹ hoặc vợ chồng không có con hoặc con đã ra ở riêng.

Tuổi chủ hộ càng cao thì càng tích lũy nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Vùng nông thôn, đời sống người dân gắn liền với nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp rất cần yếu tố kinh nghiệm. Chủ hộ có tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất đặc biệt là giúp vượt qua được thách thức của các yếu tố tự nhiên, cũng như đưa ra các quyết định có hiệu quả hơn cho hoạt động của hộ. Trong mẫu khảo sát chủ hộ có tuổi lớn nhất là 84 tuổi và thấp nhất là 32 tuổi, đa số hộ có tuổi trung bình là 52 tuổi, độ lệch chuẩn là 11,1.

Kinh nghiệm sản xuất là số năm hoạt động trong ngành nghề của mình. Đa số các hộ được khảo sát đều tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nên kinh nghiệm sản xuất cũng gắn liền với số năm hộ hoạt động

ngành nghề. Chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất sẽ ít gặp rủi ro sản xuất hơn những hộ mới vào nghề. Kinh nghiệm sản xuất trung bình của chủ hộ là 29,6 năm, hộ có kinh nghiệm sản xuất cao nhất là 60 năm và thấp nhất là 4 năm với độ lệch chuẩn là 13,1. Trong mẫu khảo sát, những hộ hoạt động ngành nghề đan lát hoặc chăn nuôi là hộ có số năm kinh nghiệm ít hơn các hộ khác.

Trình độ chủ hộ thể hiện qua số lớp hộ đã theo học. Trình độ giúp chủ hộ có thể tiếp thu kiến thức sản xuất, ứng dụng được khoa học kĩ thuật cũng như nắm bắt được thông tin thị trường, nâng cao được hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, chủ hộ có thể tìm hiểu thông tin tín dụng, tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Trình độ cao nhất của chủ hộ trong mẫu quan sát là trình độ cao đẳng, trình độ trung bình là lớp 5 và có 18 chủ hộ mù chữ. Trình độ của chủ hộ có độ lệch chuẩn là 3,7.

Tổng diện tích canh tác là phần diện tích đất canh tác mà hộ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản và tư liệu sản xuất của hộ, nó thể hiện sự giàu có hay nghèo nàn của hộ. Theo thống kê thì trung bình hộ có 7,3 (1000 m2). Hộ có tổng diện tích đất lớn nhất là 40 (1000 m2) và có hộ không có đất canh tác. Những hộ có nhiều đất để canh tác ngoài tạo ra thu nhập, thì có thể dùng làm vật thế chấp vay vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích đất canh tác và ngày càng giàu có. Ngược lại, những hộ thiếu đất canh tác thì chỉ làm mướn, làm thuê hay buôn bán nhỏ, những nguồn thu nhập không ổn định nên cũng gặp bất lợi trong việc vay vốn, chủ yếu là được vay vốn nhờ các chính sách hỗ trợ người nghèo (không cần thế chấp).

Tổng giá trị tài sản của hộ: bao gồm giá trị đất nông nghiệp, đất thổ cư, nhà kiên cố, các khoản tiết kiệm,… Qua khảo sát thực tế cho thấy, mẫu khảo sát có sự chênh lệch giàu nghèo giữa các hộ. Hộ có tổng giá trị tài sản cao nhất là 1640,0 triệu đồng, hộ có tổng giá trị tài sản thấp nhất là 31,4 triệu đồng. Tất cả nông hộ đều có nhà ở kiên cố, bao gồm cả nhà tình thương theo chương trình 167/67, trong đó có 2 hộ có 2 nhà kiên cố, giá trị bình quân một ngôi nhà trên 80 triệu đồng. Mẫu khảo sát có một hộ có nhà kho với giá trị 40 triệu đồng. Nông hộ tích cực sản xuất, kinh doanh để mong có đời sống sung túc hơn, cụ thể là tài sản tăng qua hai năm, trong đó những tài sản có giá trị cao (lớn hơn 10 triệu đồng) chủ yếu là xe gắn máy, máy móc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, có trên 20 hộ có tài sản khác nhưng giá trị thấp hơn khoảng gần 6 triệu đồng/cái, chủ yếu là các loại vật dụng gia đình (tivi, tủ lạnh,...) hoặc xe máy có giá trị thấp. Tài sản còn bao gồm những khoản tiền tiết kiệm như: gởi vào ngân hàng hoặc tham gia chơi hụi. Số hộ có tham gia gởi tiết kiệm ngân hàng còn khá ít chỉ 2,50% với số tiền gởi không nhiều chỉ khoảng

35 triệu/năm. Điều đó cho thấy các hộ còn xa lạ, e ngại với dịch vụ tiện ích này. Những hộ tham gia chơi hụi chiếm tỷ lệ cao hơn gởi ngân hàng bởi hình thức này đơn giản và tiện lợi hơn, có hơn 18% hộ tham gia chơi hụi với số tiền trung bình khoảng 5 đến 6 triệu, số tiền ít vì hộ e ngại rủi ro.

Trên địa bàn khảo sát, nghề nghiệp của người dân rất đa dạng. Tác giả thống kê nghề nghiệp của chủ hộ để thấy được sự đa dạng nghề nghiệp thông qua bảng 4.3, như sau:

BẢNG 4.3 NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ HỘ

Nghề nghiệp Tần số Tỷ trọng (%)

Nội trợ 8 6,7

Nông dân 80 66,7

Làm nghề tự do 14 11,7

Kinh doanh, buôn bán nhỏ 5 4,2 Công nhân, Nhân viên 3 2,5 Công chức, viên chức 3 2,5

Khác (đan lát) 7 5,8

Tổng 120 100,0

Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013

Nghề nghiệp của chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu là nông dân chiếm 66,7%, chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái và chăn nuôi (heo, bò, gia cầm). Nghề tự do chiếm tỷ trọng 11,7%, chủ yếu là làm thuê, phụ hồ và có 6,7% chủ hộ làm nội trợ, toàn bộ là các chủ hộ nữ. Với hơn 4% chủ hộ làm kinh doanh hoặc buôn bán nhỏ trong đó chủ yếu là buôn bán nhỏ. Số hộ làm cán bộ công chức, viên chức, công nhân cũng chiếm khoảng 5%. Những hộ sinh sống bằng nghề đan lát khoảng 5,8%, đây là ngành nghề truyền thống đang được địa phương duy trì và phát huy. Tại xã Phú Tân có một làng nghề truyền thống đan lát, tuy nhiên quy mô chưa rộng lớn nên chưa tạo được thu nhập cao cho hộ.

Trong điều kiện vùng nông thôn, nghề nghiệp của các hộ vẫn chưa có sự thay đổi hay mở rộng sản xuất sang các ngành nghề mới, các nghề tạo được thu nhập cao hơn. Trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi trong cơ cấu hoạt động, tuy nhiên các hộ có ứng dụng giống lúa cải tiến chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của thị trường xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)