Vốn là điều kiện cần thiết trong bất kì lĩnh vực nào không riêng lĩnh vực nông nghiệp. Người dân cần vốn để đầu tư kinh doanh, sản xuất. Từ thực tế khảo sát 120 nông hộ ở huyện Châu Thành thì có 102 hộ có tham gia vay vốn, chiếm 85%. Nguồn vốn vay bao gồm của Ngân hàng, Quỹ Tín dụng, các đoàn thể và nguồn vốn phi chính thức. Như vậy, số liệu này phản ánh nhu cầu vay vốn của nông hộ nhiều gấp 3,4 lần số hộ không có tham gia vay vốn.
BẢNG 4.6 CƠ CẤU THAM GIA VAY VỐN TÍN DỤNG Tình trạng tham gia vay vốn Tần số Tỷ trọng (%)
Có 102 85
Không 18 25
Tổng 120 100
Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013
4.1.3.1 Nguồn vốn vay
Trong số các hộ có vay vốn thì nguồn vốn vay ở nguồn chính thức chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với phi chính thức và bán chính thức. Cụ thể các nông hộ vay vốn từ các nguồn sau:
BẢNG 4.7 NGUỒN VỐN VAY NĂM 2012
Nguồn vốn vay Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Chính thức Ngân hàng 74 72,55 Quỹ Tín dụng 5 4,90 Bán chính thức Các tổ chức đoàn thể 2 1,96 Phi chính thức
Người cho vay PCT 10 9,80
Bạn bè, người thân 9 8,82
Đại lý vật tư 2 1,96
Tổng 102 100,00
Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013
Qua số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn vay từ các ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 72,55% trên 102 hộ có tham gia vay vốn bởi lẽ nguồn vốn từ ngân hàng mang tính chất ổn định và lượng tiền vay nhiều hơn so với các hình
thức khác. Số hộ vay được vay từ nguồn vốn vay của tổ chức đoàn thể rất ít chỉ chiếm 1,96% bởi vì lượng tiền vay được không nhiều chỉ khoảng 5 đến 6 triệu. Trong mẫu khảo sát, nhiều hộ được vay nguồn vốn từ ngân hàng nhưng lại được quản lý bởi các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… Một nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng khá cao là nguồn vốn phi chính thức chiếm 20,58%. Nguồn vay từ bạn bè, người cho vay chuyên nghiệp là nguồn vay phổ biến vì nguồn vay này linh hoạt hơn nguồn vay chính thức từ Ngân hàng hay Quỹ Tín dụng do người dân không cần thủ tục hay chờ đợi.
Để biết lý do tại sao có sự lựa chọn nguồn vay. Tác giả đi vào tìm hiểu những nguyên nhân ưu tiên chọn nguồn vay của các hộ như sau:
59 66 78 40 40 38 33 38 22 39 16 3 11 7 26 24 31 39 2 30 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Thủ tụ đơn giản
Thời gian chờ đợi ít Chi phí vay thấp Được tự do sử dụng tiền Không cần thế chấp Gần nhà Trả nợ linh hoạt Không giới hạn tiền vay Lãi suất thấp Có người quen
Phi chính thức Chính thức
Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013
HÌNH 4.1 LÝ DO ƯU TIÊN CHỌN NGUỒN VAY
Đa số người dân là nông dân, lao động quanh năm ít có cơ hội tiếp cận và quen biết với các nhân viên làm trong các tổ chức tín dụng nên số hộ có người quen chiếm rất thấp, đây không phải là yếu tố quan trọng để quyết định vay vốn chính thức nhưng lại rất quan trọng khi vay phi chính thức. Các yếu tố chính khiến hộ lựa chọn nguồn vay chính thức là lãi suất thấp (với 78 hộ đồng ý), có 66 hộ đồng ý với yếu tố được tự do sử dụng tiền và yếu tố chi phí vay thấp có 59 hộ đồng tình. Bên cạnh đó, hơn 20 hộ cho rằng thủ tục vay hiện nay cũng đã đơn giản nhiều và thời gian chờ đợi ngắn hơn. Vay phi chính thức lại
có ưu điểm ở thủ tục đơn giản và thời gian chờ đợi ngắn cũng như trả nợ linh hoạt và không cần thế chấp.
Tóm lại, mỗi nguồn vay đều có thuận lợi riêng nhưng đối với nông hộ thì yếu tố lãi suất thấp vẫn là điều đáng quan tâm nhất. Hiện nay, các Ngân hàng cũng có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay như đơn giản thủ tục, hỗ trợ trả nợ dưới hình thức tiết kiệm thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, tiêu biểu là Ngân hàng Chính sách Xã hội. Vì vậy, đã có 79 hộ vay nguồn vốn chính thức chiếm 65,83% tổng số hộ khảo sát.
4.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn vay chính thức
Nguồn vốn vay chính thức của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu gồm 3 nguồn: Ngân hàng Chính Sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Quỹ Tín dụng Nhân dân Phú Tân. Trong đó nguồn vốn được nông hộ vay nhiều nhất là Ngân hàng Chính sách Xã hội với 56 hộ vay chiếm 70,89%, là do ngân hàng này dễ dàng tiếp cận nhất vì phạm vi hoạt động của NHCSXH rộng khắp trên địa bàn huyện, ở mỗi xã đều có điểm giao dịch đặt tại các ủy ban xã và hình thức bổ nhiệm nguồn vốn cho các đoàn thể tại địa phương. Thông qua hình thức này đã giúp cho các hộ nghèo, hộ không có tài sản thế chấp được vay vốn dễ dàng hơn.
Số hộ vay Ngân hàng Nông nghiệp là 18 hộ chiếm 22,78% và QTDND Phú Tân đã tạo nguồn vốn cho 5 hộ với tỷ trọng 6,33% trên tổng số hộ vay. Khi vay ở hai nguồn này hộ vay cần có tài sản để thế chấp hoặc có người bảo lãnh vì vậy số hộ vay được nguồn này chỉ khoảng 1/3 số hộ vay NHCSXH.
NH Nông Nghiệp 22.78% QTDND Phú Tân 6.33% NH Chính sách Xã hội 70.89%
4.1.3.3 Nguồn thông tin vay vốn chính thức
Khi vay vốn tín dụng, hộ rất quan tâm đến các thông tin như nguồn vốn vay, thủ tục xin vay, lượng tiền được vay, lãi suất, các chính sách ưu đãi,… Các thông tin về vay vốn mà hộ trên địa bàn nghiên cứu có được chủ yếu là thông qua chính quyền địa phương chiến 75,95% vì như đã trình bày ở phần cơ cấu vốn vay: chủ yếu các hộ có được vốn vay từ NHCSXH thông qua chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể của địa phương. Bên cạnh đó, hộ cũng chủ động tự tìm hiểu thông tin hoặc thông qua bạn bè để có được thông tin vay vốn, số hộ này chiếm 10,12%.
Với 13,93% số hộ được cung cấp thông tin vay vốn từ các tổ chức tín dụng, những hộ này thông thường là hộ có tài sản giá trị cao, ruộng đất nhiều, thành viên trong gia đình làm công chức, viên chức có thu nhập ổn định hàng tháng hoặc có người quen làm tại các ngân hàng.
BẢNG 4.8 NGUỒN THÔNG TIN VAY VỐN CỦA HỘ
Hộ có thông tin vay vốn Chính thức Tỷ trọng (%)
Từ chính quyền địa phương 60 75,95
Từ tổ chức tín dụng 11 13,93
Từ người thân 4 5,06
Tự tìm thông tin 4 5,06
Tổng 79 100,00
Nguồn: Thông tin tự thu thập, 2013
4.1.3.4 Lượng tiền vay chính thức
Qua tìm hiểu về thông tin lượng tiền vay cũng như mức lãi suất vay của 79 hộ có vay vốn tín dụng chính thức cho thấy có sự khác biệt về lượng tiền vay và lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn như sau:
BẢNG 4.9 LƯỢNG TIỀN VAY VÀ LÃI SUẤT VAY NĂM 2012
Nguồn vay Cao nhất (Triệu đồng) Thấp nhất (Triệu đồng) Trung bình (Triệu đồng) Lãi suất trung bình/năm NH Chính sách Xã hội 35 4 11,46 9,06 %
NH Nông nghiệp & PTNT 100 10 32,83 18,77 %
QTDND Phú Tân 50 15 28,20 19,50 %
Lượng tiền vay từ Ngân hàng Chính Sách Xã hội nhiều nhất là 35 triệu đồng/năm, thấp nhất là 4 triệu đồng/năm và lượng tiền trung bình hộ được vay là 11,46 triệu đồng/năm. Đây là ngân hàng Nhà nước nên mục tiêu chính của ngân hàng là giúp đỡ các hộ nghèo, học sinh – sinh viên và các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay rất thấp, trung bình lãi suất vay là 9,06%/năm, tùy vào đối tượng và chương trình cho vay mà ngân hàng áp dụng những mức vay và lãi suất vay phù hợp. Tuy nhiên do đối tượng mà ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ thuộc diện ưu tiên như hộ nghèo, hộ được hưởng chính sách ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi là rất cao. Vì vậy, lượng vốn cho vay ít hơn các tổ chức khác.
Trong mẫu khảo sát, lượng tiền vay được ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cao nhất là 100 triệu đồng và thấp nhất là 10 triệu đồng, số tiền vay được trung bình là 32,83 triệu đồng với lãi suất trung bình là 18,77%. Các hộ vay ở NHNN & PTNT đa số những hộ đầu tư sản xuất nhiều và có cơ sở bảo đảm trả nợ vì vậy lượng tiền được vay cũng nhiều. Khảo sát thực tế cho thấy mong muốn của các hộ đang vay vốn tại NHNN & PTNT là được vay với mức lãi suất thấp hơn và điều kiện xin vay đơn giản hơn.
Quỹ Tín dụng Nhân dân Phú Tân có lượng tiền cho vay trung bình là 28,20 triệu đồng với lãi suất là 19,50%. Nhìn chung, lượng tiền vay cho vay tương đối nhiều với mức lãi suất cũng khá cao do nguyên tắc hoạt động của QTDNN ngoài nguồn vốn chính thức thì Quỹ còn vay từ các ngân hàng khác nên dẫn đến lãi suất thường cao hơn ngân hàng. Tuy nhiên, các hộ tìm đến QTDND là do thủ tục xin vay và điều kiện cho vay đơn giản hơn ngân hàng.
BẢNG 4.10 SỐ NĂM VAY VỐN CHÍNH THỨC CỦA HỘ
Số năm vay Tần số Tỷ trọng (%) Mới vay 16 20,25 Vay từ 2 đến 5 năm 48 60,76 Từ 6 đến 9 năm 7 8,86 Từ 10 năm 8 10,13 Tổng cộng 79 100,00 Lớn nhất: 15 năm Nhỏ nhất: 1 năm Trung bình: 4,04 năm Độ lệch chuẩn : 2,88
Dựa vào bảng thống kê số năm tham gia vay vốn của hộ cho thấy thông thường các hộ đã vay từ 2 năm đến 5 năm chiếm 60,76%. Còn lại là những hộ vay trên 6 năm chiếm 18,99%, trong đó hộ vay từ 10 trở lên là 8 hộ chiếm 10,13% và những hộ mới vay năm 2012 là 16 hộ chiếm 20,25%.
Tóm lại, thời gian lâu nhất hộ đã gắn bó với việc vay vốn là 15 năm và trung bình là 4,04 năm. Điều này cho thấy việc vay vốn đã trở nên quen thuộc và cần thiết với các hộ. Mỗi năm hộ đều có vay vốn, chứng tỏ rằng nguồn vốn tín dụng là yếu tố cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ. Ngoài ra, hộ tham gia vay vốn thường niên còn để trang trải chi phí học tập cho con em trong gia đình nhờ vào chương trình vay vốn học sinh – sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã Hội. Vì vậy, mong muốn của hộ là có nguồn vốn vay ổn định và lâu dài để có thể đầu tư, tái đầu tư sản xuất, giúp đỡ hộ cải thiện đời sống hơn.