Tổ chức tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 38 - 42)

Tín dụng chính thức là hình thức huy động và cho vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng có đăng ký và hoạt động công khai theo pháp luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của bộ máy Nhà nước các cấp.

Hiện tại ở nông thôn Việt Nam, có bốn hệ thống tài chính chính thức đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Cổ phần Nông thôn, Quỹ Tín dụng Nhân dân và một số ngân hàng thương mại khác. Bên cạnh đó, còn có một số chương trình cho vay của Chính Phủ.

Tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng có hai ngân hàng chuyên phục vụ vốn cho nông nghiệp nông thôn và một Quỹ Tín dụng đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Châu Thành và Quỹ Tín dụng Nhân dân Phú Tân

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN & PTNT)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp nhà nước. Ngày 14/11/1990 chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch bao gồm huy động vốn, nhận và gửi tiền ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Châu Thành trụ sở tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, tại một số khu vực Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vươn tới tuyến xã và NHNN & PTNT được coi là lớn nhất khi xét về khí cạnh mạng lưới chi nhánh ở nông thôn. Nguồn vốn chính của NHNN & PTNT bao gồm các nguồn tiền gửi tiết kiệm, hối phiếu, trái phiếu, khoản vay từ ngân hàng nhà nước, các định chế tài chính khác và vốn tự có. Hiện tại, việc huy động vốn của Ngân hàng ở hầu hết các vùng nông thôn không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình vì vậy các chi nhánh ở nông thôn vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp cấp tỉnh và hội sở chính.

BẢNG 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHNN & PTNT CHÂU THÀNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Đơn vị: Triệu đồng Khoản mục Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Doanh số cho vay 252,64 306,41 315,21 53,77 21,28 8,8 2,87 Doanh số thu nợ 230,88 266,59 276,21 35,71 15,47 9,62 3,61 Dư nợ 202,39 242,21 281,21 39,82 19,68 39 16,10

Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh NHNN & PTNT Châu Thành

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Lượng tiền vay tăng từ 252,64 triệu đồng năm 2010 lên 315,21 triệu đồng năm 2012, tăng 24,77%. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ cũng tăng 19,63% trong giai đoạn 2010- 2012. Sự tăng

trưởng này cho thấy Ngân hàng đã tạo điều kiện cho hộ tiếp cận nguồn vốn vay nhiều hơn. Nhờ có nguồn vốn vay, hộ dân có thể đầu tư sản xuất, tiếp cận được các kỹ thuật nuôi trồng, giúp gia tăng nguồn thu nhập, đời sống được cải thiện hơn.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh Châu Thành - Sóc Trăng (NHCSXN)

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam được thành lập năm 1995 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng người nghèo, chức năng chính là cung cấp tín dụng để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Hoạt động của ngân hàng chính sách được thực hiện thông qua NHNN & PTNT, nó cho vay những hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa với lãi suất thấp. Năm 2004, Ngân hàng Chính sách chính thức tách ra hoạt động với một hệ thống riêng. Mô hình ngân hàng mới, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo - tạo việc làm, ổn định xã hội.

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được thành lập ngày 15/05/2003, với nhiệm vụ được giao là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong các năm qua Phòng giao dịch NHCSXH Châu Thành đã triển khai cho vay các Chương trình được Chính phủ giao như: Hộ nghèo, Quỹ hỗ trợ việc làm (Quỹ 120), Nước sạch & vệ sinh môi trường, Học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, Xuất khẩu lao động, Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và cho vay hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Ngân hàng còn nhận ủy thác cho vay các nguồn vốn ủy thác của địa phương nhằm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện nhà. Ngân hàng CSXH còn có các điểm giao dịch ở từng ủy ban xã, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin nguồn vay vốn cũng như tạo điều kiện cho người dân vay vốn.

BẢNG 3.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH, SÓC TRĂNG (2010 – 2012)

ĐVT: Triệu đồng Chương trình cho vay Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Hộ nghèo 41.131 45.749 48.220 4.618 11,2 2.471 5,4 Học sinh, sinh viên 26.544 37.645 43.497 11.101 41,8 5.852 15,6 Giải quyết việc làm 2.402 4.109 4.972 1.707 71,1 863 21,0

Nước sạch và

VSMT 3.041 4.241 4.723 1.200 39,4 482 11,4

Hộ nghèo về nhà ở 11.904 25.848 26.712 13.944 117,1 864 3,3 Sản xuất kinh doanh 13.646 15.888 15.857 2.242 16,4 -31 -0,2

Dân tộc thiểu số

(QĐ 32) 1.471 1.746 1.714 275 18,7 -32 -1,8

Chương trình khác 5.808 11.247 11.003 5.439 93,7 -244 -2,2

Tổng dư nợ 105.947 146.473 156.698 40526 38,3 10.225 7,0

Nguồn: Phòng tín dụng NHCSXH huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội có tổng dư nợ tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2010-2012 tăng 50.751 triệu đồng, tương ứng 47,9%. Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã điều tiết nguồn vốn vay phù hợp, lượng vốn vay cho các chương trình có tăng, có giảm để cân đối nguồn vốn vay, giúp các đối tượng đều có thể vay vốn. Trong các chương trình cho vay vốn của Ngân hàng thì các chương trình chiếm nguồn vốn vay nhiều nhất là cho vay Hộ nghèo, Học sinh - sinh viên và sản xuất kinh doanh. Chương trình vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất 30,77% trên tổng dư nợ năm 2012. Vì hộ nghèo là đối tượng khó vay vốn ở các ngân hàng khác, do họ không có tài sản thế chấp cũng như không tiếp cận được thông tin nguồn vốn vay. Ngoài ra, các chương trình vay vốn khác cũng giúp nông hộ cải thiện điều kiện cuộc sống như cho vay giải quyết việc làm, hộ nghèo về nhà ở, vay nước sạch – vệ sinh môi trường,...

Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND)

Bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu sự giám sát của Ngân hàng Nông nghiệp vào tháng 7/1993. Quỹ Tín dụng là một loại hình kinh tế hợp tác

xã hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, trong những năm qua QTDND đã thực hiện tốt mục tiêu tương trợ giữa các thành viên, phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên để giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.

Trên địa bàn huyện Châu Thành có QTDND Phú Tân, được thành lập năm 1997. Sau 16 năm hoạt động, QTDND Phú Tân đã giúp người dân trên địa bàn có thể vay vốn với thủ tục đơn giản hơn ngân hàng. Trong mẫu khảo sát thực tế 120 hộ, có 5 hộ vay vốn từ nguồn QTDND Phú Tân, chiếm 4,17%. Nguồn vốn vay đã giúp cho người dân có nguồn vốn đầu tư, sản xuất, cải thiện đời sống, kinh tế địa phương phát triển.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng tiền vay tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu thành, tỉnh sóc trăng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)