7. Kết cấu luận văn
2.3.3. Hiện trạng môi trường du lịch xã hội nhân văn
Ở nội dung này, tác giả tập trung nghiên cứu các chính sách, quản lý môi trường du lịch của địa phương, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ: các vấn đề về hệ thống xử lý môi trường, đội ngũ lao động du lịch về cứu hộ cứu nạn, tình trạng giá cả.
2.3.3.1. Phân tích hiện trạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ
- Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ
Vấn đề giá cả hay còn gọi là nạn ”chặt chém” là một vấn nạn xảy ra ở nhiều điểm du lịch của Việt Nam. Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã mất rất nhiều công sức và tiền để quảng bá du lịch nhưng khi đến Việt
Nam, đến Huế, du khách đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những vụ “chặt chém” thì họ sẽ không còn muốn đến đây nữa. Đây là một vấn đề nan giải của ngành du lịch nói chung.
Các bãi biển của Thừa Thiên Huế cũng có tình trạng này xảy ra, nhất là vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Trước tình trạng kinh doanh chặt chém làm ảnh hưởng đến lượng khách về với bãi biển Thuận An và Lăng Cô, Ủy ban nhân dân Phú Vang và Phú Lộc đã tăng cường lực lượng kiểm tra yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá công khai và bán giá theo giá niêm yết. Nếu kiểm tra, phát hiện hàng quán nào bán không đúng giá niêm yết và “chặt chém” du khách, họ sẽ thu giấy phép kinh doanh. Thế nhưng trên thực tế tình trạng này vẫn diễn ra, nhất là vào các dịp lễ và mùa nắng nóng, là mùa có nhiều khách du lịch nhất. Vào các dịp lễ như 30/4, 1/5, lượng khách tăng, các loại giá cả dịch vụ đều tăng so với trước, giá các mặt hàng thủy sản tăng so với ngày thường từ 10 - 15%, giá phòng của các nhà nghỉ, khách sạn cũng tăng lên từ xấp xỉ gấp đôi giá trước đó.
Theo quy định của huyện Phú Vang, các cơ sở kinh doanh ven biển Thuận An phải niêm yết giá rõ ràng, trực quan. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hầu hết các hàng quán bình dân tại bãi tắm Thuận An dù có niêm yết giá nhưng rất lập lờ (ví dụ như: giá tính theo mùa, theo kg,…), khách nào không hỏi giá trước sẽ bị lấy giá rất cao lúc thanh toán. Có cơ sở kinh doanh thì bảng giá đặt tít ở khu vệ sinh, cửa sau, xa nhà hàng, nhiều mặt hàng bị bỏ trống giá.
Bảng niêm yết không chỉ nằm khuất một cách có chủ ý, mà danh mục giá cả cũng ghi mập mờ bằng bút lông, rất dễ tẩy xóa, sửa chữa. Nhiều loại hải sản, nước uống tuy ở bãi tắm bình dân nhưng giá gấp đôi, gấp 3 các nhà hàng lớn ở Huế. Du khách đi ô tô biển số nước ngoài, xe ngoại tỉnh là đối tượng thường bị ép trả giá cao tại Thuận An. Nhiều đoàn khách đã không ít lần khiếu nại đến chính quyền địa phương. Một du khách khi được phỏng vấn về vấn đề giá cả đã rất bức xúc: ”Chúng tôi chỉ đi về biển hóng mát, làm dĩa mì xào, xoong Trìa, uống 5 lon bia mà hóa đơn tính tiền lên đến 400 nghìn”. Một du khách khác:”Khi gọi thức ăn và nước uống chúng tôi quên chưa hỏi giá trước, đến khi tính tiền thì thấy đắt gấp ba so với một bữa liên hoan ở các nhà hàng trong thành phố”. Năm 2013, có hai du khách đến từ Hà Nội, lái xe về biển thưởng thức hải sản Huế, ngoài thưởng thức một số món hải sản như Trìa, ghẹ, cá mú, họ gọi thêm 1kg Tôm Hùm, khi nhận hóa đơn hai vị này mới giật mình khi biết số tiền lên đến gần 30 triệu đồng. Chính vì vậy lượng khách đến Thuận An tắm biển có giảm đi so với lúc trước. Nhiều du khách đã phải mang theo thức ăn, đồ uống để đỡ phải mặc cả.
Theo số liệu điều tra từ các nhà hàng ở hai bãi biển, kết quả ở bảng sau:
Ảnh: Thực đơn để trống không ghi giá và Bảng giá đặt khuất phía sau, sát nhà vệ sinh –năm 2012 – Đại Dương (PV báo Dân trí)
0% 20% 40% 60% 80% 100% (v) Có bảng niêm yết giá tại các điểm
dịch vụ, sản phẩm hàng hóa. (iv) Vệ sinh an toàn thực phẩm
(iii) An ninh trật tự (ii) Đảm bảo vệ sinh môi trường (i) Sạch, đẹp 30.00% 22.50% 17.50% 25% 15% 70.00% 77.50% 82.50% 75% 85% Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ
Đạt toàn bộ Đạt một phần Không đạt
Biểu đồ 2.1.Kiểm kê thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả LV) Từ kết quả ở số liệu trên ta có thể thấy số nhà hàng có các bảng niêm yết giá chỉ đạt 30%. Do giới hạn của thời gian và nguồn lực nên số mẫu điều tra về cơ sở kinh doanh nhà hàng là 40, với 20 mẫu ở mỗi bãi. Do vậy, nếu tiến hành khảo sát trên quy mô lớn, số cơ sở kinh doanh có niêm yết giá rõ ràng có thể thấp hơn 70%.
Theo số liệu ở Biểu đồ 2.1 ở trên, có thể thấy có 22,5% nhà hàng chỉ đạt một phần về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề này cũng do xuất phát từ chính các cơ sở kinh doanh.
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề lớn trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển. Thừa Thiên Huế là một tỉnh thành ít có nhiều vụ việc liên quan đến các vi phạm an toàn thực phẩm nhưng không phải là không có, bởi hàng hóa, thực phẩm cung cấp đến đây từ rất nhiều nguồn khác nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
Năm 2014, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các huyện, thị xã và thành phố đã thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại địa phương. Năm qua, toàn tỉnhThừa Thiên Huế đã tổ chức 412 đoàn kiểm tra với 5.299 cơ sở được thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có 4.695 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (chiếm 88,6%), phát hiện 407 cơ sở vi phạm đã xử lý 212 cơ sở, xử phạt hành chính trên 45 triệu đồng; tiêu hủy 02 tấn thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ. [48]
Về vấn đề dảm bảo vệ sinh môi trường, theo kết quảở biểu đồ 2.1, chỉ có 75% cơ sở kinh doanh đạt toàn bộ tiêu chí này. Như vậy, đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm bởi vấn đề vệ sinh môi trường là một vấn đề rất quan trọng để phát triển du lịch cho một điểm đến.
- Mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh dịch vụ
Mối quan hệ tương quan giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh dịch vụ được trình bày trong bảng sau.
Bảng 2.1. Mối quan hệ tương quan giữa các tiêu chí đánh giá cơ sở kinh doanh
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014của tác giả luận văn)
Đảm bảo vệ sinh môi trường Sạch, đẹp Vệ sinh an toàn thực phẩm Đảm bảo vệ sinh môi trường 1 0,566** 0,657** Sạch, đẹp 0,566** 1 Vệ sinh an toàn thực phẩm 0,657** 0,277 1 **
Ghi chú: Các biến được đo lường trên thang đo 1 = không đạt, 2 = đạt một phần, 3= đạt toàn bộ
Theo kết quả bảng 2.1, ở mức ý nghĩa thống kê 1%, ta có thể thấy các cơ sở kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường tốt thì cũng có xu hướng đạt tiêu chuẩn giữ vệ sinh sạch đẹp và đảm bảo tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức cho người kinh doanh du lịch.
Vùng biển Thuận An và Lăng Cô là nơi cung cấp thủy hải sản làm thực phẩm tươi như ghẹ, cua biển, ốc, hàu, tôm biển, cá các loại, chế biến chả cá, nước mắm. Ngoài ra, đây còn là nơi chế biến các mặt hàng khô như mực khô, cá khô,…cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Hoạt động chế biến thủy sản truyền thống đã tăng cả về sản lượng và giá trị, nhưng các cơ sở chế biến cá khô, cách làm còn sơ sài, điều kiện sản xuất chưa phù hợp. Cá, tôm, mực được phơi trên bãi biển, thậm chí ở ngay ven đường, bảo quản và bày bán không hợp vệ sinh. Trong một số nhà hàng, nơi chế biến đồ sống chưa tách hẳn nơi chế biến đồ chín. Dù là thực phẩm tươi hay khô thì vẫn là thực phẩm thiết yếu phục vụ cho con người nên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu.
2.3.3.2. Phân tích các hành vi của du khách trên bãi biển
- Phân tích các hoạt động vi phạm của du khách
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy hành động tổ chức chế biến, nấu nướng thức ăn tại khu vực không cho phép nấu nướng lên đến 47%. Nguyên nhân là do giá cả đắt đỏ so với mức chi tiêu của họ.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
7. Tổ chức chế biến nấu nướng thức ăn tại khu vực không cho phép tổ chức nấu nướng.
6. Đem theo chất cháy nổ vào bãi tắm. 5. Đem theo các hóa chất độc hại vào bãi tắm 4. Đưa các loại xe vào bãi tắm. 3. Chăn dắt vật nuôi, thả gia súc ở khu vực bãi tắm. 2. Tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi
tắm sau khi uống rượu bia.
1. Tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu như: giông bão, gió lốc.
47% 0% 0% 33% 4% 50% 13% 53% 100% 100% 67% 96% 50% 87%
Thống kê các hoạt động vi phạm của du khách
Không Có
Biểu đồ2.2. Thống kê các hoạt động vi phạm của du khách (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014của tác giả luận văn)
Từ số liệu trên, có thể thấy mặc dù chiếm một phần rất nhỏ là 13% du khách có tắm biển trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu. Nguyên nhân là do nhóm du khách này thường đi tắm biển nhưng không để ý dự báo thời tiết và khi thời tiết thay đổi xấu, họ cũng không nhận được cảnh báo từ quản lý bãi tắm.
Kết quả cũng cho thấy, có 50% du khách trả lời có tham gia tắm biển, tham gia các hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm sau khi uống rượu bia. Khi hỏi về nguyên nhân, nhiều du khách đã trả lời do họ đi đến bãi biển ngoài mục đích tắm biển, thì đây cũng là nơi họ tổ chức các buổi tiệc liên hoan cơ quan, gia đình, bạn bè. Vì vậy, việc uống rượu, bia là khả năng tất yếu xảy ra.
Có 33% du khách đưa các loại xe vào bãi tắm. Một số ít trả lời do đi biển trái mùa, một số nhà hàng kinh doanh đóng cửa nên họ đưa xe luôn vào bãi biển. Một số khác trả lời vì các bãi giữ xe hết chỗ vào những mùa đông khách.
- Kiểm định mức độ vi phạm các hoạt động của du khách
Luận văn sử dụng One-Samle T Test để kiểm định mức độ vi phạm các hoạt động của du khách.
Các giả thiết của One-Samle T Test
H0: = 0, nghĩa là giá trị trung bình (mean) mức độ vi phạm của hoạt động bằng 0
H1: 0, nghĩa là giá trị trung bình (mean) mức độ vi phạm của hoạt động khác 0
Với giá trị kiểm định (test value): 0 = không vi phạm
Bảng 2.2.Kiểm định các mức độ vi phạm các hoạt động của du khách (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)
Các hoạt động Giá trị trung bình (Mean) Giá trị T P value (Mức ý nghĩa thống kê)
Mức độ vi phạm đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu xấu như: giông bão, gió lốc.
0,13 3,846 0,000
Mức độ vi phạm đi tắm biển, tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm sau khi uống rượu bia.
1,06 9,123 0,000
Mức độ vi phạm đưa xe vào bãi tắm 0,44 6,410 0,000
Mức độ vi phạm tổ chức chế biến nấu nướng thức ăn tại khu vực
không cho phép tổ chức nấu nướng.
Ghi chú: các mức độ vi phạm được đo lường trên thang đo 0 = không vi phạm, 1 = vi phạm một lần, 2 = hai tới ba lần, 3 = từ bốn lần trở lên
Sử dụng One-Samle T Test, kết quả kiểm định cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 1%, giá trị trung bình các mức độ vi phạm về tắm biển, tham gia các hoạt động thể thao khi thời tiết xấu, tắm biển, tham gia các hoạt động thể thao sau khi uống rượu bia, đưa xe vào bãi tắm, và nấu nướng hoặc chế biến thức ăn trong khu vực bãi tắm của du khách trong mẫu điều tra hoàn toàn khác 0 (với giá trị 0 có nghĩa là không vi phạm). Điều này có nghĩa là kết quả kiểm định khẳng
định việc các du khách có vi phạm các hoạt động nói trên. Trong đó việc du
khách vi phạm tắm biển khi có uống rượu bia diễn ra phổ biến hơn cả (mức độ trung bình vi phạm hơn một lần), tiếp đến là tổ chức chế biến nấu nướng trong khu vực không được phép.
Qua điều tra về ý thức bảo vệ môi trường và các mức độ vi phạm của du khách, ta có kết quả như sau:
Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và mức độ vi phạm các hoạt động
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 của tác giả luận văn)
Chỉ tiêu Giá trị trung bình
(Mean)
Levene Test Giá trị T P value (Mức ý nghĩa thống kê) “Có” tham gia hđ BVMT “Không” tham gia hđ BVMT F P Mức độ vi phạm tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi uống rượu
0,45 1,33 11,58 0,001
-3,732 0,000
bia.... Mức độ vi phạm đưa xe vào bãi tắm 0,13 0,58 27,61 0,000 -3,173 0,002 -3,844 0,000 Mức độ vi phạm nấu nướng chế biến thức ăn tại khu vực không được phép tổ chức nấu nướng
0,45 1,13 9,7 0,002
-3,147 0,002
-3,417 0,001
1. Levenne test (test điều kiện) H0: σ2
nhóm “Có” tham gia hđ BVMT =σ2
nhóm “Không” tham gia hđ BVMT
H1: σ2
nhóm “Có” tham gia hđ BVMTσ2
nhóm “Không” tham gia hđ BVMT
Do ở cả ba chỉ tiêu, P-value của Levene test đều nhỏ hơn 0,05, nên bác bỏ giả thiết H0, ta chọn đọc kết quả dòng thứ hai của T-test (dòng in đậm).
2. T-test
H0: nhóm “Có” tham gia hđ BVMT =nhóm “Không” tham gia hđ BVMT , nghĩa là giá trị trung bình (mean) của nhóm “Có” tham gia hđ BVMT bằng nhóm “Không” tham gia hđ BVMT, về các biến trong bảng.
H1: nhóm “Có” tham gia hđ BVMT nhóm “Không” tham gia hđ BVMT, nghĩa là giá trị trung bình (mean) của nhóm “Có” tham gia hđ BVMT khác nhóm “Không” tham gia hđ BVMT, về các biến trong bảng.
Sử dụng Independent Sample T Test cho hai nhóm “CÓ” tham gia hoạt động BVMT, và “KHÔNG” tham gia hoạt động BVMT, kết quả cho thấy nhóm “CÓ” tham gia hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch biển nói riêng có mức độ vi phạm thấp hơn về việc tắm khi uống rượu bia, đưa xe vào bãi biển, tổ chức nấu nướng trong khu vực bãi biển, so với nhóm “KHÔNG” tham gia hoạt động bảo vệ môi trường (ở mức ý nghĩa thống kê 5%).
2.3.3.3. Vấn đề tổ chức cứu hộ, cứu nạn
Ở bãi biển Thuận An, công tác cứu hộ cứu nạn mặc dù cũng được sự quan tâm của Ban quản lý ở đây nhưng công tác cứu hộ cũng còn sơ sài, các phao cứu
hộ chỉ 1, 2 cái, áo phao cũng chỉ có 4-5 cái, nhân viên cứu hộ chỉ 1 hoặc 2 ngời không đủ đáp ứng việc cứu hộ, cứu nạn, nhất là vào thời điểm đông khách.
Các doanh nghiệp du lịch ở Lăng Cô cũng kiêm luôn cả vấn đề cứu hộ cứu nạn tại khu vực bãi biển. Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn chỉ được bố trí 1 cách hết sức sơ sài tại các chòi canh liệu, nếu có tình huống xấu xảy ra thì đội trực cứu hộ này sẽ không đảm bảo vấn đề an toàn cho khách du lịch.