7. Kết cấu luận văn
2.3.1. Dịch vụ du lịch bãi biển của Thừa Thiên Huế
Du lịch dịch vụ chiếm khoảng 50% GDP của tỉnh Thừa Thiên - Huế nên việc nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và du lịch biển nói riêng, tạo sức hấp dẫn từ sản phẩm mới có vai trò quan trọng duy trì phát triển kinh tế của tỉnh. Thừa Thiên - Huế đã cùng làm việc với các hãng tàu biển để lượng khách đến bằng đường biển nhiều hơn.
Trong những năm qua, sự ra đời của chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”không chỉ hội tụ các doanh nghiệp du lịch, các địa phương có di sản thế giới ở miền trung trong phát triển du lịch mà còn tác động tới quá trình đầu tư du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng biển miền trung như: Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Thuận An,…
Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai một số chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tập trung cho điểm đến Thuận An. Theo đó, trung tâm đã phối hợp giới thiệu về Thuận An và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, như: Ana Mandara, Tam Giang Spa- Resort, Khu du lịch Mỹ An...qua kênh truyền hình, báo chí. Đặc biệt, từ năm 2011, Trung tâm tập trung triển khai chiến dịch quảng bá về Thuận An bằng cách gửi thư tiếp thị qua Internet (e-maketing) đến 50 triệu địa chỉ email trên toàn cầu. Trung tâm đã cùng các doanh nghiệp du lịch tại Thuận An tổ chức các chương trình hỗ trợ cho các công ty lữ hành để thúc đẩy khuyến khích việc đưa khách du lịch về tham quan, sử dụng các dịch vụ và tắm biển tại Thuận An. [27]
Hạ tầng du lịch, dịch vụ đã được quan tâm đầu tư. Hiện nay, Thuận An đã hình thành một số khách sạn cao cấp, như Tam Giang Resort, khu du lịch 4 sao cách bãi biển 200m. Khách sạn biển 5 sao Ana Mandara đã đi vào hoạt động với quy mô gồm các biệt thự biển, câu lạc bộ đêm, bể bơi ngoài trời, câu lạc bộ trẻ em, cửa hàng, phòng tập thể dục… thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hai năm một lần “Festival Thuận An biển gọi” lại được tổ chức vào dịp đầu hè, mở đầu cho mùa du lịch biển của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú vang nói riêng.Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách gần, xa có thêm địa điểm lựa chọn trong mùa hè cho chuyến du lịch biển của mình, huyện Phú Vang đã mở thêm các tour du lịch sinh thái ven biển, đầm phá từ Thuận An về Vinh An và đến các bãi biển khác trong vùng như Vinh Thanh, Vinh Hiền. Ngoài ra Lễ hội cầu ngư Thuận An được tổ chức đều đặn ba năm một lần với quy mô lớn. Lễ hội cầu ngư làng Thái Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tour tham quan di sản Trấn Hải Thành (một trong những di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế); miếu Thái Dương gắn với sự tích nữ thần Thái Dương, miếu Âm Linh thờ thần cá voi… hàng năm cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu.
Huyện Phú Vang đã chỉ đạo tiến hành quy hoạch phân lô và tổ chức đấu thầu công khai các hoạt động dịch vụ du lịch với thời gian giao thầu là 5 năm, mang lại nguồn thu cho ngân sách trên 3,5 tỷ đồng, (trong đó: thu mặt bằng 3,2 tỷ đồng; thu thuế trên 500 triệu đồng). Nhờ vậy, lưu lượng khách du lịch tăng lên, mặc dù là vốn đầu tư bỏ ra lớn, tuy nhiên đến hết vụ hầu hết các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, du lịch tại bãi tắm đều ổn định. Hoạt động của các chợ và siêu thị Thuận An tiếp tục phục vụ tốt nhu cầu mua bán của người dân. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ du lịch, thương mại đạt trên 130 tỷ đồng.
Từ những điều kiện đầy đủ, thiết yếu, đáp ứng cho việc thúc đẩy phát triển du lịch biển, Thuận An luôn thu hút được một lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển tương đối lớn và ổn định.
Trước đây, người ta biết đến Lăng Cô như một điểm dừng chân của khách trước khi qua đèo, với vài dãy hàng cơm, một vài điểm bán hàng hải sản khô. Từ khi hầm đường bộ Hải Vân được khởi công xây dựng, thị trấn Lăng Cô mới trở nên nhộn nhịp hơn. Các lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng này bắt đầu được khai thác. Sau khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, các đơn vị làm du lịch ở đây còn kết hợp mở thêm tour du lịch Huế tham quan hầm đường bộ
Hải Vân, vào Đà Nẵng mua sắm và ngược ra nghỉ đêm tại Lăng Cô trước khi về lại Huế.
Sau 5 năm Vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ vịnh biển đẹp nhất thế giới (Wordbays Club) bầu chọn và vinh danh là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Đến nay, thị trấn Lăng Cô hiện có 53 cơ sở lưu trú bao gồm các resort, khách sạn, nhà nghỉ với hơn 1.200 phòng; các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí phục vụ tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế.
Kể từ khi được công nhận là Vịnh đẹp Thế giới, Lăng Cô đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khá tốt, từ giao thông, các dự án thoát nước, vệ sinh môi trường, thu hút du khách khắp nơi đến tham quan nghỉ dưỡng ở các khu du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân, góp phần đưa kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế phát triển.
Lượng khách du lịch đến Lăng Cô tăng bình quân hàng năm trên 25%. Số lượng khách đến Lăng Cô chiếm 16% tổng lượt khách đến TT Huế. Đội ngũ nhân viên ngành du lịchở Lăng Cô tăng nhanh và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Lăng Cô còn có 20 dự án du lịch đã được cấp phép với vốn đăng ký hơn 10 ngàn tỷ đồng đang tiếp tục triển khai đầu tư. [40]
Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch Huế: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang. Ngoài các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động lâu nay có hiệu quả như Lăng Cô Resort, Nirvana Spa & Resort, Cố Đô, Hương Giang, Thanh Tâm thì còn rất nhiều dự án du lịch lớn khác đang trong quá trình xây dựng như Khu du lịch Laguna Huế, Khu du lịch Bãi Chuối, Khu du lịch sinh thái đầm Lập An, Khu phức hợp văn phòng, khách sạn Thủ Đức Lăng Cô, Khu du lịch nghỉ dưỡng Dream Palace... Với cảng nước sâu Chân Mây trong vùng kinh tế Chân Mây Lăng Cô, mặc dù chưa có bến chuyên dụng đón tàu du lịch nhưng những năm qua Chân Mây đã đón nhiều chuyến tàu biển quốc tế lớn đến với miền Trung – TT Huế, góp phần tăng
trưởng du lịch địa phương. Từ năm 2010 đến nay, khách du lịch tàu biển qua cảng Chân Mây tăng mạnh. Năm 2012, Thừa Thiên-Huế đón tổng cộng khoảng 25 chuyến tàu du lịch cập cảng Chân Mây, với gần 40.000 lượt khách từ đường biển đến Huế…[33].
Thị trấn Lăng Cô còn có vùng đầm phá, có đầm Lập An trải rộng trên địa bàn, với hệ động thực vật phong phú. Người dân nhanh nắm bắt trong việc du nhập các nghề mới trên đầm phá để tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, như nuôi ốc hương, vẹm xanh, nuôi cá giò, nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như các dìa, cá mú, cá hồng. Đây là cơ sở dịch vụ cho du lịch phát triển.
2.3.2.Hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên
- Các nguy hiểm thiên nhiên và hiện trạng tổ chức ứng phó:
Thừa Thiên - Huế có đường bờ biển dài 127km, trong đó có hơn 30km thường xuyên bị sạt lở, tập trung ở các xã: Phong Hải (huyện Phong Điền), Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), Hải Dương (huyện Hương Trà), thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên (huyện Phú Vang), Vinh Hải, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc). Đặc biệt, vùng quanh hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền xói lở mạnh nhất, làm thay đổi môi trường tự nhiên khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, ảnh hưởng đến đời sống và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Do chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của nước biển dâng, tình hình bão và áp thấp nhiệt đới diễn biến bất thường đã làm bờ biển Thừa Thiên Huế thường xuyên bị sạt lở.
Vùng biển Hải Dương - Thuận An - Hòa Duân (thuộc hai huyện Hương Trà và Phú Vang) trong mấy năm gần đây bị xâm thực và sạt lở nặng nề. Bình quân hàng năm biển lấn sâu vào đất liền khoảng 5m đến 10m, có nơi sâu vào đất liền 30m. Đặc biệt tại khu vực Hải Dương - Hòa Duân, sạt lở diễn ra nghiêm trọng, biển xâm thực sâu hơn 100m, trên tổng chiều dài 4 km, làm hư hại các công trình hạ tầng cơ sở nhà nước và nhân dân, làm sập đổ cột đèn hải đăng.
Nhiều nhà nghỉ bãi tắm Thuận An, nhà ở của dân bị cuốn trôi ra biển, đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân trong khu vực. Quanh cửa Tư Hiền (huyện Phú Lộc) bị biến động bởi những bồi xói cục bộ diễn ra mạnh mẽ. Tại thôn Phú An, xã Vinh Hiền, xói lở diễn ra trên chiều dài 440m, diện tích sạt lở 0,76ha và tốc độ xói trung bình khoảng 17m/năm. Đoạn bờ đối diện với đoạn bờ thôn Phú An qua lạch cửa Tư Hiền cũng bị sạt lở, diện tích 0,5ha, chiều dài 200m, tốc độ xói trung bình là 25m/năm. Trên sông Hương, sông Bồ, các đoạn sạt lở bờ sông cũ chưa khắc phục được, đã phát sinh thêm các điểm mới sau mỗi mùa mưa bão, với tổng cộng khoảng 1,5 km, làm mất khoảng 3,5ha đất ở, đất nông nghiệp; gây hư hỏng các tuyến đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng dọc bờ sông.[41]
Theo điều tra thực địa, cồn cát Thuận An ở cửa sông Hương bị xói lở đến trên 3000m chiều rộng mặt hướng biển, phá Tam giang mở rộng đến 30% diện tích, luồng cửa sông Hương bị khoét sâu khoảng 10m.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 10 năm 2013, Thừa Thiên - Huế bị sạt lở nặng hơn 5,0km bờ biển. Trong đó tại xã Phú Thuận và thị trấn Thuận An
(huyện Phú Vang) bị sạt lở 3,0km; xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) bị sạt lở
1,0km; xã Vinh Hải (huyện Phú Lộc) bị sạt lở 1,0km sâu vào 5-10m.[14]
Trong các năm trở lại nay, tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện khá nhiều dự án chống sạt lở, xói mòn với vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, hiệu quả hầu như không có. Dự án “Đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp chống sạt lở bờ biển khu vực xã Phú Thuận - tỉnh TT- Huế” được phê duyệt theo ngày 13/12/2006. Kinh phí xây dựng là 29,585 tỷ đồng, do Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh TT-Huế làm chủ đầu tư. Phòng chống lụt bão tỉnh TT- Huế làm chủ đầu tư. [15]
Công ty Espace Pur (Pháp) phối hợp với Chi cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư 481.900 euro sử dụng công nghệ Stabiplage (giải pháp kè mềm) để thử nghiệm chống sạt lở bờ biển. Đây là giải pháp kè mềm lần đầu tiên được sử dụng để chống sạt lở tại vùng biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nếu phát huy hiệu quả, tỉnh sẽ áp dụng giải pháp kè mềm đầu tư đối với đoạn sạt lở bờ biển xã Hải Dương và những đoạn sạt lở tiếp theo dọc bờ biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế.[42]
Công trình Stabiplage có kết cấu thuộc dạng địa- vật liệu tổng hợp(géocomposite). Nôm na là một cái túi đựng cát, (khi lắp đặt xong còn gọi là con lươn địa chất) mặt cắt hình trứng, đường kính rộng nhất là 3m, hẹp nhất (chiều cao) từ 1,2-1,5m. Vỏ túi gồm 2 lớp: lớp ngoài bảo vệ làm bằng polyester, lớp bọc bên trong làm bằng polypropylen. Phía dưới túi là các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt để chống lún và chống xói công trình. Bên trong túi được bơm đầy cát bằng bơm chân không đặc dụng. Khi cần, túi có lắp đặt neo để chống xê dịch. Chiều dài túi- dài, ngắn tuỳ theo yêu cầu thiết kế theo địa hình cần chống xói lở, xâm thực. Kết cấu và lắp đặt theo kiểu chìm trong nước, hay lộ thiên. Lắp đặt vuông góc hay song song với bờ biển cũng theo yêu cầu kỹ thuật xử lý nơi bị xâm thực. [35]
Nguyên lý cơ bản của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và duy trì trầm tích tại chỗ. Sau khi lắp đặt, do tác động của sóng, thuỷ triều, gió hay dòng
chảy mà trầm tích (cát, đất, các chất rắn hoà lẫn...) sẽ tự bồi tụ, tạo thành bãi cát chống xói lở, xâm thực. Ưu điểm của công nghệ mới này là giữ được cảnh quan môi trường tự nhiên, bảo vệ bờ biển, bờ sông, tàu bè neo đậu, sinh hoạt của dân ven bờ vẫn bình thường, không làm thay đổi, xáo trộn.Công nghệ Stabiplage được công ty Espace Pur (Pháp) giới thiệu tại ViệtNam vào năm 2003.
Ở Thuận An, thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển.
Chế độ thủy triều tại vùng Lăng Cô là chế độ bán nhật triều. Mực nước triều bình quân là 0 cm, cực đại là 126 cm, cực tiểu là -72 cm. Thủy triều cao nhất ứng với tần suất 1% là 143 cm.
Dòng rút là một hiện tượng tự nhiên xảy ra rất phổ biến tại hầu hết các bãi biển Việt Nam và trên thế giới. Dòng rút được hình thành là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên các dòng chảy sát đáy sinh ra do sóng rút sau khi vỗ bờ nhiều khi có tốc độ nguy hiểm, đặc biệt ở những rãnh thấp cắt ngang cồn cát ngầm theo hướng vuông góc với bờ. Ở vùng cửa sông, còn có loại dòng chảy do nước sông tạo ra. Loại dòng này rất biến đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông và tình trạng thuỷ triều. [5]
Dòng rút được định nghĩa theo nghĩa rộng, đó là một luồng nước mạnh chảy theo hướng vuông từ bờ ra biển, tuy với kích thước rất nhỏ, nhưng tốc độ có thể đạt cực đại tới 2 m/s. Với vận tốc này, trong khoảng thời gian 1 phút, dòng rút có thể cuốn trôi người tắm biền ra ra khoảng 120 m. Khi đó, hầu như không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Do có kích thước của dạng hoàn lưu “tế bào”, nên dòng rút rất nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết. Dòng rút có bề rộng dọc bờ từ 3-30m và chiều dài ra biển từ 100-150m. Dòng rút có cấu trúc thẳng đứng rất phức tạp, nó được hình thành do sự kết hợp của các thành phần dòng nằm ngang và thành phần dòng thẳng đứng, do đó bản chất của dòng rút chính là một dạng dòng xoáy cục bộ địa phương. Với sự tồn tại của dòng rút
chảy xoáy ở các bãi tắm, người tắm biển nếu chủ quan, không hiểu biết và không nắm được cách phòng tránh thì rất nguy hiểm và dễ bị chết đuối khi bị rơi vào dòng rút.[43]
Ở Thuận An và Lăng Cô cũng đã xuất hiện hiện tượng dòng rút, đã lấy đi không ít sinh mạng của người dân và khách du lịch. Theo số liệu thu thập được từ các Ban quản lý của hai bãi tắm Lăng Cô và Thuận An. Năm 2011, có 6 vụ đuối nước ở hai bãi biển, trong đó có 2 trường hợp là do dòng rút. Năm 2012, có 7 vụ đuối nước và có 3 trường hợp cũng do dòng rút. Như vậy, mặc dù tần số xuất hiện của dòng rút ở hai bãi biển này ít nhưng đây cũng là một mối nguy