Quy định pháp luật của Việt nam về bảo vệ môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.5.Quy định pháp luật của Việt nam về bảo vệ môi trường du lịch

Bảo vệ môi trường du lịch đã được quy định rõ tại Điều 9 của Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005đã nhấn mạnh một số vấn đề:

- Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

Như vậy, chức năng quản lý môi trường du lịch là của ngành du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch dưới sự hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Theo thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên Môi trường. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đã được nêu rõ ở điều 5 và điều 6, nổi bật một số vấn đề như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường đối với người làm việc tại cơ sở, du khách và cộng đồng dân cư địa phương.

- Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; thực hiện việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Hưởng ứng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

- Xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Có phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại; thực hiện phân loại chất thải rắn, chất thải nguy hại tại nguồn; thực hiện thu gom hoặc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để thu gom chất thải tại cơ sở và chuyển đến nơi xử lý;

- Bảo đảm có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải;

Về trách nhiệm bảo vệ môi trường của du khách, có một số vấn đề cần quan tâm như:

- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, không có những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan tại cơ sở.

- Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy, các chất hôi thối, ô nhiễm, đến nơi tham quan, du lịch

- Tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở; sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tiểu kết chương 1

Du lịch và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường là tiền đề, cơ sở để phát triển du lịch, ngược lại du lịch cũng có tác động đến môi trường trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Môi trường du lịch, đặc biệt là môi trường du lịch bãi biển rất được quan tâm trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài nên cần ưu tiên quan tâm đến môi trường du lịch tại các bãi biển này. Bảo vệ môi trường luôn có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, nhất là bảo vệ môi trường trong du lịch. Những vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bãi biển du lịch là:

- Ô nhiễm môi trường ở các bãi biển: vấn đề xử lý chất thải, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường bãi tắm;

CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TẠI CÁC BÃI BIỂN LĂNG CÔ VÀ THUẬN AN

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 29 - 33)