Tài nguyên du lịch của các bãi biểnThuận An và Lăng Cô

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 40 - 46)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Tài nguyên du lịch của các bãi biểnThuận An và Lăng Cô

Bản đồ các bãi tắm của Thừa Thiên Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)

Bản đồ quy hoạch Thị trấn Thuận An – Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ- UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)

Bãi biển Thuận An thuộcThị trấn Thuận An Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế. Là nơi có 10km đường bờ biển. Thị trấn Thuận An nằm trên dãi cát ven biển, phía trước giáp biển Đông, phía sau giáp phá Tam Giang. Là nơi có 2 cửa biển: cửa Thuận An và cửa Hòa Duân. Cửa Hòa Xuân xuất hiện sau đợt lũ lụt năm 1999. Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm của vùng. Có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt, là vùng chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, vừa chịu ảnh hưởng chi phối của gió mùa Đông bắc vừa chịu ảnh hưởng có gió mùa Tây Nam.

Mùa mưa chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới biến tính và không khí biển Thái Bình Dương do gió mùa Đông Bắc và Tín phong Đông Bắc mang

lại. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 3.000mm. Chế độ mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm. [45]

Chế độ thủy triều: có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều. Biên độ thủy triều dưới 0,5 – 2m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4-0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình là 0,6 – 1,2m. Độ cao trong đầm phá thường nhỏ hơn vùng biển. Với chế độ thủy triều này rất thích cho hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản[45] .

- Bãi biển Lăng Cô

Bản đồ quy hoạch Huyện Phú Lộc – Huế - (Nguồn: Quyết định số 628/QĐ-UBND

ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025)

Bãi biển Lăng Cô thuộc khu vực Vịnh Lăng Cô - đảo Sơn Chà nơi tập trung các yếu tố gồm: núi, sông, biển, đảo, đầm phá, đặc điểm của vùng vịnh này vừa nước mặn vừa có vùng nước lợ đã trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài động, thực vật biển quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và là vùng đa dạng sinh học, đang được đề nghị vào danh sách khu bảo tồn biển của Việt Nam.

Lăng Cô về mặt địa lý là tâm điểm trong một vùng có bán kính 150km đã hội tụ 4 di sản thế giới cũng như các danh thắng nổi tiếng nhất khu vực miền Trung. Lăng Cô là một phần trong chuỗi con đường di sản miền Trung từ Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế đến Hội An, Mỹ Sơn.

Với những điều kiện trên đây Lăng Cô có khả năng kết nối chuỗi đô thị từ Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Ðà Nẵng - Hội An trên hành trình "Con đường di sản miền Trung". Đồng thời Huế - Chân Mây- Lăng Cô nằm trên trục hành lang kinh tế Đông -Tây đang từng bước phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng.

Vịnh Lăng Cô là một loại vịnh gần kín, có độ sâu tương đối đồng đều và

chiếm diện tích 150km2nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối ôn

hòa. Nằm liền kề bãi biển Lăng Cô là núi Hải Vân - Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng vừa là di tích quốc gia Việt Nam. Dọc theo chân núi Hải Vân, biển Lăng Cô có rạn san hô và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Phía sau bãi biển là đầm Lập An và dãy núi Trường Sơn với những khe suối, vùng núi đá. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã, nuôi trồng thủy sản...

Lăng Cô có hệ sinh thái đa dạng, phong phú Vịnh Lăng Cô được đưa vào danh sách 15 khu bảo tồn biển Việt Nam với năm hệ sinh thái là: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn [30].

Bãi biển Lăng Cô đang là điểm dừng chân của du khách, với chiến lược và quy mô lớn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tạo dựng thương hiệu "Lăng Cô - Huyền thoại biển" bắt đầu từ năm 2005. Tháng 3/2006, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành lập hồ sơ xin gia nhập CLB các vịnh đẹp thế giới, tháng

10/2006 tại phiên họp thường kỳ của CLB tại Paris đã có những khuyến cáo và đề nghị bổ sung chỉnh lý hồ sơ theo các tiêu chí của VỊNH ĐẸP là : Thiên nhiên, Văn hoá và Phát triển du lịch bền vững; sau khi chỉnh lý và bổ sung, các thành viên của CLB các Vịnh đẹp Thế giới đã xem xét, khảo sát thực địa và chính thức công nhận Lăng Cô là thành viên của CLB vào ngày 16/5/2009.

Với vị trí địa lý, cảnh sắc thiên nhiên và nét văn hoá độc đáo, Lăng Cô được coi là một trong ba vùng du lịch lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 [46], nó đã được khẳng định là một vùng đất đầy tiềm năng để phát triển thành một khu du lịch có quy mô và tiêu chuẩn đạt tầm cỡ quốc tế. Nơi đây hội đủ các điều kiện để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch: nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái vùng đầm phá, thể thao leo núi, sân golf, lặn biển, thám hiểm rừng nhiệt đới v.v...

Qua năm kỳ Festival Huế, từ năm 2002 đến 2014, cùng các sự kiện: Festival Lăng Cô - huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, v.v. đã cho thấy hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu các chương trình, sự kiện, những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, trong sự khai thác và phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa, góp phần làm gia tăng mạnh lượt khách đến Huế. Du lịch địa phương thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản: Doanh thu, lượt khách hằng năm đều đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động và hàng chục nghìn việc làm thông qua việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho ngành du lịch, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hằng năm và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và khu vực. Cụ thể:

Bảng 2.0. Doanh thu và số lượng khách đến Huế từ năm 2009 đến 2013

Năm Quốc tế Nội địa Doanh thu

(triệu đồng) 2009 1214248 1674352 1203450 2010 1237175 1765419 1338530 2011 1340405 1964556 1657496 2012 1467740 2018880 2209795 2013 1499627 2065456 2441176

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 40 - 46)