Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của tỉnh, địa phương

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 71 - 73)

7. Kết cấu luận văn

2.4.1. Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô của tỉnh, địa phương

Tồn tại song song với ý thức và trách nhiệm thực thi của người dân trong công tác bảo vệ môi trường là nguồn tài chính sử dụng trong các hoạt động liên quan tới việc xử lý, tuyên truyền bảo vệ môi trường. Quá trình nghiên cứu và điều tra môi trường trên bãi biển Thuận An cho thấy, hiện nay đang có những dấu hiệu gây ô nhiễm rác thải và nó đang trở thành vấn đề quan trọng của Thị trấn hiện nay. Để xử lý vấn nạn ô nhiễm rác thải từ các hoạt động từ kinh doanh, hoạt động du lịch của du khách và sinh hoạt của người dân, theo báo cáo của UBND Huyện cần phải có nguồn tài chính đủ ổn định dành cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, vấn đề tài chính dành cho hoạt động bảo vệ môi trường gặp rất nhiều khó khăn.

Công tác bảo vệ môi trường thị trấn Thuận An được đảm nhận trực tiếp bởi chính quyền cấp xã và đội ngũ lao động hợp đồng của UBND Thị trấn. Về nhân lực quản lý: tổ Địa chính – Giao thông chịu trách nhiệm chính trên toàn địa bàn và Ban quản lý bãi tắm chịu trách nhiệm tại bãi biển Thuận An.

Ban quản lý bãi tắm Thuận An gồm 3 thành viên chịu trách nhiệm về các hoạt động của du khách trên các bãi tắm, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh bãi biển. Tuy nhiên trách nhiệm của nhóm này về công tác bảo vệ môi trường chủ yếu: nhắc nhở công tác vệ sinh môi trường của các cơ sở kinh doanh trên bãi biển và tuyên truyền các thông điệp môi trường theo yêu cầu của Ủy ban nhân Thị trấn Thuận An và sự an toàn của du khách khi đến du lịch ở đây.

Đội ngũ hợp đồng lao động chuyên xử lý rác thải ở các tuyến đường giao thông, các chợ và trên bãi biển. Trên bãi biển hiện nay, việc thu gom rác thải chỉ do 5 lao động thực hiện và thường diễn ra sau 20 giờ hàng ngày.

Như vậy về mặt nhân sự phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường của UBND Thị trấn Thuận An vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ quản lý về mặt chuyên môn liên quan chưa được đào tạo. Công tác phụ trách kiêm nhiệm vấn đề môi trường nên thời gian xử lý và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Ngoài ra do sự ảnh hưởng của việc thiếu hụt nguồn tài chính nên việc thực thi công tác thu gom hàng ngày trên bãi biển đang bị trì trệ. Với kết quả thực địa cho thấy việc làm của tổ lao động thu gom trên bãi biển hiện nay diễn ra không thường xuyên, trung bình chỉ 1-2 lần/tuần. Đây cũng chính là nguyên dân dẫn đến tình trạng rác thải bừa bãi trên bãi biển Thuận An hiện nay. Nhận thức được sự ảnh hưởng trong tương lai với tình trạng rác thải trên địa bàn thị trấn nói chung và khu vực bãi tắm Thuận An nói riêng, sự ra đời của tổ VSMT gồm 30 thành viên ở nhiều khu vực khác nhau theo đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và VSMT giai đoạn 2011 – 2016 trên địa bàn toàn tỉnh bổ sung cho công tác bảo vệ môi trường của toàn thị trấn nói chung và khu vực bãi biển Thuận An phục vụ cho hoạt động du lịch nói riêng.

Trang thiết bị phục vụ việc thu gom và vận chuyển trên địa bàn Thị trấn còn thô sơ, lạc hậu chưa đáp ứng công tác thu gom và xử lý. Trên toàn địa bàn hiện chỉ có 5 xe đẩy tay, 1 xe Honda dùng để kéo và một ô tô trọng tải thấp dùng để thu gom và vận chuyển đến bãi xử lý của UBND.

Hệ thống bãi tập kết và xử lý trên toàn địa bàn Thị trấn gồm 2 địa điểm tại Thôn Hải Tiến và thôn Tân Mỹ. Theo kết quả ghi nhận từ quá trình thực địa tại vùng biển, suốt chiều dài bãi biển Thuận An mặc dù có hơn 30 nhà hàng kinh doanh, và lượng du khách rất đông đặc biệt là mùa cao điểm nhưng hầu như không nhận thấy các hệ thống thùng chứa rác thải trên bãi và ngay tại những tuyến đường vào các bãi tắm. Một số bãi tắm có thùng chứa rác thải thì nhưng không được sử dụng, cụ thể tại bãi tắm số 04 chỉ có 1 thùng rác dung tích 24l

nhưng không dùng và tại bãi tắm Phú Thuận 2 có 3 thùng rác nhưng 01 thùng bị hủy hoại do hoạt động đốt rác thải của các cơ sở kinh doanh ở bãi tắm và 2 thùng không dùng.

Đối với bãi biển Lăng Cô, vấn đề vệ sinh môi trường lại do chủ yếu các Cơ sở kinh doanh dịch vụ ở đây tự đảm nhiệm, không đồng bộ và có lúc chưa đúng các quy trình xử lý chất thải. Du khách đến với Lăng Cô cho rằng chính quyền địa phương đang chú tâm quá nhiều vào các dự án đầu tư lớn từ bên ngoài mà chưa thật sự chăm lo, phát huy nội lực vốn có để bảo vệ môi trường nơi đây.

Hai bãi biển này, ngoài sự thiếu hụt và sự lãng phí trong cách sử dụng của các thiết bị môi trường, thì việc đặt các bảng khuyến cáo về môi trường của chính quyền địa phương nhằm khuyến cáo và tác động đến ý thức tham gia của du khách cũng như người dân địa phương bảo vệ môi trường biển chưa phát huy hết vai trò của hệ thống này.

Công tác tuyên truyền là một trong những giải pháp hữu hiệu đối cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do một số khó khăn nhất định như sự thiếu hụt nguồn nhân lực quản lý, đặc biệt là về mặt cơ cấu tổ chức không thuận lợi cho việc thành lập tổ chuyên môn về môi trường nhằm thực hiện các hoạt động chung cho công tác môi trường. Vì vậy công tác kiêm nhiệm của các đơn vị chức năng khác sẽ hạn chế chức năng chính của công tác thực thi bảo vệ môi trường.

Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường chủ yếu diễn ra vào ngày môi trường thế giới (05/06) những đợt còn lại trong năm hầu như không có công tác tuyên truyền nào.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển thừa thiên huế , nghiên cứu trường hợp các bãi biển thuận an, lăng cô (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)