3.3.1. Lịch sử hình thành NHPT VN
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ phát triển theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006, để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tên giao dịch tiếng Anh: The Vietnam Development Bank Tên viết tắt: VDB
Logo:
Trụ sở chính: số 25A Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận mà phải bảo toàn vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%.Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 10.000 tỷ đồng. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, bắt đầu từ ngày 23/6/2006.
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHPT VN
Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
30
- Cho vay tín dụng đầu tư phát triển vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo
- Cho vay tín dụng xuất khẩu vào các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công nghiệp
- Bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thương mại
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là nguồn vốn ODA) được Chính phủ cho vay lại
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
3.3.3. Cơ cấu tổ chức của NHPT VN
Cơ cấu tổ chức của NHPT VN gồm: Hội đồng quản trị (gồm 07 thành viên trong đó 04 thành viên chuyên trách thuộc NHPT, 03 thành viên bán chuyên trách là Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); Ban Kiểm soát; Bộ máy điều hành.
Sơ đồ 3.2:Sơ đồ tổ chức Bộ máy NHPT VN
Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPT(2015)
Khi mới thành lập (2006), NHPT VN có 02 Sở giao dịch, 01 Văn phòng đại diện và 61 Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện theo
Thủ tướng Chính phủ
Hội đồng quản trị
Bộ máy điều hành tại HSC (TGĐ, các Phó TGĐ, các Ban, Trung
tâm) Ban kiểm soát
Văn phòng
31
Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHPT VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến tháng 5/2015 bộ máy hoạt động của NHPT VN còn 2 Sở giao dịch, 44 Chi nhánh và Chi nhánh khu vực. Tổng số cán bộ viên chức là 2.753 người trong đó gồm 146 cán bộ lãnh đạo và 2.607 nhân viên.
Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh gồm 05 phòng nghiệp vụ như: phòng Tín dụng, phòng Tổng hợp, phòng Kiểm tra, phòng Tài chính Kế toán và phòng Tổ chức Hành chính.
Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính gồm 01 Văn phòng NHPT, 04 Trung tâm (Trung tâm Đào tạo nghiên cứu khoa học, Trung tâm khách hàng, Trung tâm Xử lý nợ, Trung tâm Thanh toán) và 16 Ban nghiệp vụ như: Ban Vốn nước ngoài; Ban Bảo lãnh; Ban Cân đối kế hoạch; Ban Chính sách phát triển; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Hỗ trợ sau đầu tư; Ban Kiểm soát; Ban Kiểm tra nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Xây dựngcơ bản; Ban Tín dụng đầu tư; Ban Tín dụng xuất khẩu, Ban Thẩm định; Ban Tài chính Kế toán; Ban Thi đua khen thưởng và Ban Tổ chức cán bộ. Tổng số nhân sự của Hội sở chính đến 31/5/2015 là 646 người.
3.3.4. Đặc điểm lao động ở Hội sở chính NHPT VN
Bảng 3.2: Đặc điểm lao động HSC (năm 2013 đến tháng 5/2015) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Tháng 5/2015 1.Tổng số lao động 552 601 646 Nam 194 300 375 Nữ 358 301 271 2. Trình độ học vấn \552 601 646 Sau đại học 30 44 64 Đại học 438 478 546 Cao đẳng 35 49 36 Trung cấp 49 30 0 Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHPT (2015)
- Cơ cấu lao động: Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nhân sự ở HCS có sự gia
tăng theo từng năm do nhiều nguyên nhân như: cán bộ hưu trí, cán bộ chuyển công tác hoặc nghỉ việc, khối lượng công việc gia tăng nên mỗi năm HSC tiếp nhận thêm nhân sự mới. Tính đến tháng 5/2015 tổng số lao động tại HSC là 646 người, trong đó lao động nam là 375 người, chiếm 58%, lao động nữ là 271 người, chiếm 42%. Tỷ lệ lao
32
động nữ thấp hơn lao động nam do một số cán bộ nữ về hưu, mặt khác do ngẫu nhiên các ứng viên nộp hồ sơ thi tuyển và đạt kết quả phần lớn là nam. Điều này cũng là lợi thế cho HSC khi điều động cán bộ đi công tác ở các Chi nhánh. Vì lao động nữ thường bận việc gia đình và chăm sóc con nhỏ khó có thể đi công tác các tỉnh thường xuyên và trong thời gian dài.
- Cơ cấu lao động theo trình độ: Hầu hết nhân sự ở HSC đạt trình độ học vấn Đại học, đây cũng là tiêu chí cơ bản trong việc tuyển nhân sự cho HSC nói riêng và NHPT nói chung. Mặt khác NHPT có cơ chế khuyến khích cán bộ viên chức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Trình độ nhân sự có thay đổi qua từng năm, nhân sự đạt trình độ sau đại học mỗi năm đều tăng. Năm 2014 tăng 14 người so với năm 2013, năm 2015 tăng 20 người so với năm 2014, đến tháng 5/2015 không có nhân sự ở trình độ trung cấp. Điều này cho thấy, HSC chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.3.5. Tổ chức công việc của NHPT VN
* Quy định chung: Điều hành hoạt động NHPT là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Tổng giám đốc phân công và ủy quyền cho Phó Tổng giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc bằng văn bản và chịu trách nhiệm về việc phân công và ủy quyền đó. Tham mưu cho Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc là Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHPT đối với từng lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Sở giao dịch và các Chi nhánh NHPT là các đơn vị tác nghiệp trực tiếp của NHPT theo phân công, phân cấp của Tổng giám đốc.
* Quy định cụ thể
- Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Tổng giám đốc: Chỉ đạo, điều hành các vấn đề liên quan đến hoạt động của NHPT theo Nghị quyết của Hội đồng quản lý; Phân công công việc cho các Phó Tổng giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHPT; Tổ chức thảo luận hoặc lấy ý kiến tập thể Lãnh đạo NHPT trước khi quyết định các vấn đề: chiến lược, định hướng phát triển hệ thống NHPT; công tác tổ
33
chức bộ máy và nhân sự; công tác thi đua, khen thưởng, tiền lương; công tác cam kết, thỏa thuận hợp tác trong quan hệ đối ngoại; Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước và kiểm điểm việc điều hành của Ban điều hành NHPT.
- Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Phó Tổng giám đốc: Các
Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc phân công theo các mảng nghiệp vụ, địa bàn công tác, nhân danh Tổng giám đốc giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý, xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, định hướng phát triển, đề án, dự án và các văn bản quản lý; Điều hành, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định của Tổng giám đốc trong phạm vi được phân công.
- Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc
và trực thuộc NHPT: Thực hiện các nhiệm vụ của Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng
Giám đốc giao và chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng giám đốc về tính chính xác, trung thực, pháp lý, ý kiến đề xuất, kết quả công việc; Chủ động nghiên cứu, tham mưu báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình với Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc; Khuyến khích đề xuất ý kiến nhằm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT; Xây dựng và ban hành nội quy, quy định làm việc nội bộ đơn vị phù hợp với quy định về chế độ làm việc của NHPT.
- Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của Trưởng phòng: Chủ động
nghiên cứu, tham mưu, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình phụ trách với Thủ trưởng đơn vị; Khuyến khích đề xuất ý kiến nhằm sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT; Phối hợp với các phòng chức năng để xử lý những công việc liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị hoặc khi Thủ trưởng đơn vị yêu cầu.
- Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của cán bộ viên chức: Chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị về lĩnh vực được phân công theo dõi; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo đơn vị về tính chính xác, trung thực, pháp lý, ý kiến đề xuất, chất lượng hiệu quả của từng công việc được giao; Được bảo lưu ý kiến để báo cáo cấp trên nếu cán bộ, viên chức không đồng ý với quyết định của Lãnh đạo đơn vị nhưng phải thực hiện nhiệm vụ theo
34
chỉ đạo, quyết định của Lãnh đạo đơn vị; Đối với khách hàng phải lịch sự, tôn trọng, thái độ vui vẻ, hòa nhã, tinh thần trách nhiệm cao, hướng dẫn tận tình, đầy đủ để khách hàng nắm được các quy định, chính sách của Nhà nước, của NHPT VN liên quan đến công việc của NHPT VN. Nghiêm cấm cán bộ, viên chức có hành vi sách nhiễu, tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà cho khách hàng. Những yêu cầu của khách hàng nếu vượt quá thẩm quyền giải quyết phải xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo trực tiếp. Mọi hành vi làm sai chế độ gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành, thiệt hại kinh tế của Nhà nước và của khách hàng thì cán bộ, viên chức phải chịu kỷ luật theo quy định của Nhà nước và của NHPT VN.
3.3.6. Văn hóa của NHPT VN
Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm thức của khách hàng và xã hội nhằm đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp. Văn hóa của NHPT VN thực hiện theo Quyết định số 652/QĐ-NHPT ngày 12/7/2007 của Tổng Giám đốc NHPT VN đã ký gồm 4 Chương và 18 Điều trong đó quy định những vấn đề liên quan đến văn hóa công sở như: Trang phục; Bài trí công sở; Giao tiếp ứng xử, cụ thể như:
- Trang phục: Trang phục gọn gàng, lịch sử, màu sắc trang nhã, không mặc quần bò, áo phông, đi giày dép có quai hậu, không đi dép lê, nam không mặc sơ mi bỏ ngoài quần, nữ không mặc váy ngắn trên gối, áo hở nách, hở cổ quá rộng. Đầu tóc gọn gàng, không nhuộm màugây phản cảm. Trang phục nam áo sơ mi, cravat; Trang phục nữ áo dài truyền thống, bộ comple.
- Bài trí công sở: Treo Quốc kỳ tại cổng chính, biển tên cơ quan ghi đầy đủ tên gọi và địa chỉ. Phòng làm việc bố trí gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun nấu trong phòng làm việc. Khu vực để phương tiện giao thông rộng, thoáng, có mái che.
- Giao tiếp ứng xử:
+ Giao tiếp với nhân viên cấp dưới: lắng nghe ý kiến, tôn trọng và quan tâm cấp dưới, khen, chê, động viên kịp thời và luôngiữ lời hứa với nhân viên cấp dưới.
+ Giao tiếp với cấp trên: tuân thủ trật tự đẳng cấp, không được vượt cấp trong hệ thống, cần phản hồi về việc thực hiện công việc, tiếp nhận lời phê bình một cách vô tư, cư xử khéo léo, không nói xấu, chê bai cấp trên.
35
+ Giao tiếp với đồng nghiệp: không tò mò đời tư của người khác, không bình luận sau lưng, không cố chấp những sai lầm của đồng nghiệp, cạnh tranh lành mạnh vì mục đích chung của doanh nghiệp.
+ Giao tiếp với khách hàng, các đơn vị liên quan: thái độ lịch sự, nhã nhặn, lắng nghe những yêu cầu, đề nghị của khách hàng, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến công việc, không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm
Phương châm hoạt động của NHPT VN “An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững”
- An toàn hiệu quả: Phát huy vai trò là công cụ của Chính phủ để thực hiện
chính sách đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc thực hiện các hình thức tín dụng đảm bảo an toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Cùng với việc đảm bảo sự an toàn, hoạt động của NHPT VN phải góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển các lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm và các vùng miền khó khăn của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập quốc tế: Phát triển toàn diện hoạt động của NHPT VN theo hướng
hiện đại, hoạt động đa năng, tài chính lành mạnh, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng để đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực ASEAN, đồng thời tạo nền tảng phát triển trong khu vực Châu Á,
- Phát triển bền vững: Tập trung huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, bảo đảm tính cân đối khoa học, xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại để thực thi nhiệm vụ, từng bước tự chủ về tài chính. Nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo chủ trương của Chính phủ. Bảo đảm hoạt động của NHPT VN theo nguyên tắc hướng thị trường và không vì mục đích lợi nhuận. Xây dựng NHPT VN trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư phát triển và xuất khẩu.
36
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này trình bày phương pháp nghiên cứu và giới thiệu sơ lược địa bàn nghiên cứu.Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực trạng địa bàn nghiên cứu xây dựng thang đo, xác định kích thước mẫu nghiên cứu, số lượng mẫu khảo sát chính thức là 300 mẫu. Sự thỏa mãn công việc của nhân viên ở Hội sở chính NHPT VN được đo lường bởi 7 yếu tố độc lập, 1 yếu tố phụ thuộc và 30 biến quan sát. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 với các phương pháp phân tích như: hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, phương trình hồi quy. Từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu ở chương tiếp theo.
37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
4.1. THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở chương trước, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tác giả dựa vào các đặc điểm như giới tính, tuổi, thâm niên, thu nhập, trình độ của tổng thể để chọn được mẫu ngẫu nghiên phù hợp theo các đặc điểm trên với