Chu trình bán hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Biên Hòa (Trang 64 - 65)

2. Lợi nhuận sau thuế:

3.3.2 Chu trình bán hàng

Chu trình bán hàng là chu trình quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn của công ty có hiệu quả hay không mà còn đảm bảo các thông tin tài chính cung cấp kịp thời, trung thực đáp ứng như cầu ra quyết định của nhà quản lý.

Để tránh gian lận và bị lạm dụng, công ty phải phân chia tách biệt từng chức năng không thể kiêm nhiệm giữa chức năng kế toán công nợ và kế toán thu tiền, bộ phận xét duyệt bán chịu hay người có thẩm quyền thay đổi mức chiết khấu, giá bán phải độc lập, tách biệt giữa bộ phận bán hàng và bộ phận thu tiền.

Công ty cần phải quy định rõ hạn mức nợ và thành lập bộ phận xét duyệt bán chịu vì ở khâu này rủi ro rất cao tình trạng chiếm dụng vốn, cần phải xây dựng một chính sách bán chịu thích hợp để vệ tài sản của công ty và thường xuyên cập nhật những thy đổi cho phù hợp vào những thông tin như: loại hình kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh doanh, tư cách pháp nhân.

Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng phòng kinh doanh lập đơn đặt hàng/hợp đồng và gửi cho bộ phận xét duyệt bán chịu để xét duyệt trước khi bán nhằm tránh rủi ro khách hàng không trả được nợ.

Khi hoàn thành giao dịch bán hàng kế toán cần lập hóa đơn ngay nhằm tránh rủi ro quên không lập hóa đơn hay lập sai hóa đơn. Khi lập hóa đơn, kế toán cần căn cứ vào chứng từ vận chuyển đã được khách hàng ký, đơn đặt hàng, hợp đồng (nếu có) để lập tránh rủi ro, sai sót.

Nhằm tránh sai sót và gian lận công nợ phải thu của khách hàng, công ty cần phải gửi thông báo nợ cho khách hàng và đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng.

Định kỳ, Công ty cần lập bảng phân tích số dư nợ theo tuổi nợ, phân loại các khoản phải thu và sắp xếp theo từng đối tượng khách hàng nhằm giúp đơn vị ngăn chặn sai phạm và thiết lập chính sách bán chịu phù hợp hơn.

Căn cứ vào bảng phân tích số dư nợ phải thu theo tuổi nợ, Công ty cần ban hành chính sách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phù hợp theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và được phê chuẩn bởi người quản lý có thẩm quyền, như vậy mới phản ánh đúng tình hình tài chính của Công ty và có quyết định kinh doanh đúng đắn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Biên Hòa (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)