HƯỚNG GIẢI QUYẾT CẤP BÁCH CHO THỊ TRƯỜNG DỰA TRÊN 2 LOẠI RỦI RO CHÍNH:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG lý THUYẾT HÀNH VI để QUẢN TRỊ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 59 - 64)

RỦI RO CHÍNH:

- Chúng ta đã từng biết đến 2 loại rủi ro chính, đó là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống, với rủi ro không hệ thống thì ta có thể đa dạng hoá đầu tư để giảm thiểu rủi ro (xem phần giải pháp cho nhà đầu tư), nhưng với rủi ro hệ thống thì sao? Toàn thị trường đang gặp phải vấn đề này, rủi ro có hệ thống, có một cách khá tốt để giảm thiểu rủi ro có hệ thống bằng cách quản trị rủi ro thông qua các hợp đồng chứng khoán phái sinh, thế nhưng thời điểm hiện nay chúng ta chưa có công cụ này và cũng chưa thể triển khai công

cụ này vì những lý do riêng của nó mà ta đã phân tích ở trên, vì vậy mà chúng ta cần xem xét việc quản trị rủi ro theo một khía cạnh khác đó là rủi ro hệ thống do nhân tố nào gây nên, và với trách nhiệm là các nhà lãnh đạo cần phải làm gì để quản trị rủi ro trên TTCK hiện nay. Và những vấn đề cần giải quyết đó là rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua ( tức lạm phát ).

- Rủi ro thị trường: Với rủi ro này, hiện tại các nhà đầu tư đang mất lòng tin với thị trường khi thị trường xuất hiện những tin không chính xác vì vậy cần khôi phục niềm tin bằng cách trực tiếp xử lý ngay các tình huống vi phạm trên thị trường, đặc biệt phải xử lý thật nặng để làm gương và răng đe những âm mưu khác trên thị trường. Đồng thời củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với các nhà lãnh đạo, vì hiện nay, các nhà lãnh đạo đưa ra rất nhiều biện pháp để cứu vãn thị trường nhưng thị trường vẫn tiếp tục đà đi xuống, điển hình là việc cắt giảm biên độ, làm đóng băng thị trường mà không cho biết thời gian kết thúc. Điều này đã làm cho ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán:

Nhóm thứ nhất gồm những nhà đầu tư thấy rằng đây là cơ hội tốt nếu giá giảm thêm chút nữa, thì nay đã mất cơ hội mua.

Nhóm thứ hai gồm những người đang thực sự cần chuyển từ cổ phiếu sang các hình thức đầu tư khác, nay bị vỡ kế hoạch tiết kiệm hay đầu tư của mình. (Trong hoàn cảnh chính sách tín dụng thay đổi đột ngột như hai tháng vừa qua, chắc chắn có rất nhiều nhà đầu tư phải sắp xếp lại danh mục như thế).

Trong nhóm này có cả các ngân hàng thương mại đã trót cho cầm cố chứng khoán, nay muốn giải ngân để tăng thêm thanh khoản và vốn khả dụng, cũng sẽ bị vỡ kế hoạch. Nếu thời kì đóng băng kéo dài, nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên do không bán được chứng khoán cầm cố kịp thời.

Và đặc biệt là quyết định đóng băng này sẽ hạ thấp kì vọng về khả năng điều hành thị trường chứng khoán của Việt Nam. Các nhà đầu tư không thể không đặt câu hỏi, liệu trong tương lai, UBCKNN có còn ra các quyết định sai lầm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nữa không. Điều này có nghĩa là kì vọng về rủi ro từ chính sách VN tăng vọt trong mắt nhà đầu tư.

Chính những động thái nhất thời của các nhà lãnh đạo đã tạo nên sức ì về tâm lý, vấn đề này không phải một sớm một chiều có thể thay đổi được mà cần phải có thời gian để có

thể cho các nhà đầu tư thấy rằng nhà nước đang dần cố gắng hoàn thiện các cơ sở pháp lý và tạo dựng một nơi đầu tư minh bạch và an toàn với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao. Điều này thể hiện qua việc cố gắng hoàn thiện các cơ sở pháp lý và tạo điều kiện cho nhân viên và nhà đầu tư nâng cao kiến thức bằng các biện pháp trích các quỹ để nghiên cứu và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường chứng khoán, hoạch định ngay những chiến lược những dự định sẽ làm trong tương lai và công khai quá trình cải cách và phát triển để nhà đầu tư có thể thấy được một con đường mới đầy vẻ lạc quan, thay vì sử dụng SCIC để tung tiền cứu chứng khoán, có vẻ như không lạc quan lắm, cũng như câu: “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, ở đây ý ám chỉ là hãy để cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tự cứu lấy mình, khi họ đã lấy lại niềm tin vào thị trường thì vấn đề TTCK hồi phục là vấn đề sớm muộn, hãy để cho TTCK tồn tại đúng nghĩa với quy luật cung cầu, quy luật lên xuống của thị trường, và sức mạnh của họ là vô hạn, có lẽ nó sẽ hữu ích hơn là sự xuất hiện của SCIC, dù khó khăn nhưng điều này chứng tỏ nhà nước ta luôn thể hiện sự quyết tâm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung, theo đúng luật chơi của thế giới.

- Rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua có mối quan hệ chặc chẽ với nhau: Tất cả thị trường chứng khoán thế giới, nhất là các thị trường mới nổi, đều đang bị tác động ở mức độ khác nhau từ “căn bệnh lây nhiễm tài chính” do cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ gây nên. Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam bị tác động mạnh hơn còn do ảnh hưởng của việc thắt chặt tiền tệ chống lạm phát (với mức sụt giảm 37% kể từ đầu năm đến nay, chứng khoán Việt Nam đang trở thành thị trường có mức sụt giảm mạnh nhất ở châu Á - NV).

- Tuy nhiên, đã rõ ràng là năm ngoái chứng khoán Việt Nam được định giá quá cao và đầu cơ là đáng kể. Lạm phát cao hơn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu vì chi phí giá thành sản xuất cao hơn đối với các công ty niêm yết, và vì chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Hiện nay việc định giá chứng khoán đã gần với giá trị thực nên các tổ chức đầu tư nước ngoài trở nên quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam . Bằng chứng là giá trị mua vào ròng của nhà đầu tư nước ngoài gần đây tăng lên. Nếu các quy định đối với nhà đầu tư

nước ngoài cởi mở hơn như thuận lợi hóa việc mở tài khoản hay kiểm soát tiền tệ, thì chắc chắn việc mua cổ phiếu của họ sẽ tăng đáng kể.

- “Thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ là công cụ phổ biến để chống lạm phát và tất yếu làm tăng trưởng chậm lại. Điều này giải thích tại sao chứng khoán thường phải “chịu đau đớn” khi lạm phát tăng lên. Tôi cho rằng đó là kết cục mà Chính phủ cần phải chấp nhận. Lạm phát càng nhanh chóng bị dập tắt từ trong trứng nước bao nhiêu, thì thời kỳ chịu đựng “đau đớn” cho tất cả mọi đối tượng càng ngắn bấy nhiêu! Khi lạm phát đã bén rễ thì chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ phải kéo dài” - Ông Judd C. Kinne

- Với cách giải quyết này trong thời gian qua đã làm cho lãi suất tăng cao, và vật giá cũng đã tăng chóng mặt. Hiện tại lạm phát vẫn còn đe doạ nền kinh tế của ta và rất khó có thể nói rằng giải pháp nào là phù hợp cho tình cảnh hiện nay, nhưng theo nhận định của Ông Judd C. Kinne thì chính sách thắt chặc tiền tệ sẽ đem lại ảnh hưởng trực tiếp đến chứng khoán mặc dù nó là rất hiệu quả, thế nhưng cái gốc vấn đề là tham nhũng và lãng phí đã gây nên lạm phát: Có những tỉnh còn nghèo, thu ngân sách chưa đến 100 tỷ đồng nhưng làm hội trường mất đến 200 tỷ. Đường vành đai chỗ nhà tôi ở làm 20 năm rồi, qua 3 nhiệm kỳ Thủ tướng rồi vẫn chưa xong, gây lãng phí vô cùng.

- Vì vậy mà một cách khác ít ảnh hưởng đến TTCK đó là nhà nước có thể cắt giảm các khoản chi tiêu hành chính để dành cho an sinh xã hội như y tế, giáo dục, hỗ trợ người nghèo. Cần quyết liệt siết chặt kỷ luật hành chính từ trên xuống dưới, ai làm không đúng chỉ đạo của Chính phủ thì phải kỷ luật nghiêm khắc, chứ "ông chẳng bà chuộc" thì dù giải pháp đúng đến đâu cũng không thể có kết quả", ông Đạt nói. Đồng thời Chính phủ phải kỷ luật về hành chính những ai tăng giá các mặt hành thiết yếu.

- Lập tức tiến hành những vấn đề trên 1 cách triệt để kết hợp với việc hạn chế tham nhũng, ở đây tôi chỉ dùng 2 từ “hạn chế” chứ không dùng từ “triệt để chống tham nhũng” vì vấn đề chống tham nhũng là vấn đề lâu dài vì vậy mà để giải quyết vấn đề hiện tại ta có thể bắt đầu bằng sự răng đe, để tạm thời hạn chế và củng cố nền kinh tế.

- Trên đây là một số nhận định cá nhân để có thể lý giải những bất thường của thị trường nhằm đưa ra những biện pháp thiết thực trong lúc cấp bách này, vì vậy mà chúng ta sau khi ổn định được nền kinh tế thì ta cần tiến hành ngay những giải pháp chung cho thị trường trong dài hạn mà ta đã đề cập nhằm tạo một môi trường phát triển bền vững.

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang rất cần những biện pháp mạnh mẽ và khôn khéo để có thể chấn chỉnh lại những thiếu sót của thị trường, thế nhưng để làm được điều đó là không dễ dàng. Trong thời gian vừa qua Khi cơ quan nhà nước dùng nhiều biện pháp để cứu nguy thì thị trường đã có những hiệu ứng tích cực. Tuy nhiên, diễn biến những phiên giao dịch gần đây cho thấy tính thanh khoản của chứng khoán đã gần như tê liệt. Một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách hiện nay vẫn là sự củng cố niềm tin và bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời phải hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo sự vững chắc cho thị trường khôi phục và phát triển bền vững. Đồng thời tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư và công ty chứng khoán mong muốn được thực hiện nghiệp vụ mua khống, bán khống nhằm gia tăng tính thanh khoản cũng như tận dụng được cơ hội tốt trong đầu tư, đây cũng là một trong những công cụ khá tốt để nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro của mình ở mức độ chấp nhận được, thế nhưng vào thời điểm nào thì đó vẫn cần có sự tính toán và cân nhắc kỹ để có thể hoàn thiện thị trường và giúp thị trường phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG lý THUYẾT HÀNH VI để QUẢN TRỊ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)