0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 30 -33 )

Tâm lý bầy đàn tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào:

- Tại Hội nghị Public Economic Theory năm 2006, tổ chức tại KS. Melia, Hà Nội đã đưa ra một số vấn đề đang tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam và 1 trong những kết quả đó là vấn đề hiệu ứng bầy đàn của nhà đầu tư và kết quả này đã được chứng minh bằng số liệu thực nghiệm. Vậy thì hiệu ứng bầy đàn đó diễn ra như thế nào. Thật chất, các nhà đầu tư đã vướng phải một số sai lầm như sau:

Thứ nhất, thông thường các nhà đầu tư hay nghe ngóng tin tức và truyền cho nhau hay là tìm một số nhân viên của chính các công ty chứng khoán, mà dường như tất cả chỉ nghe từ một phía mà hiếm có ai đó lại kiểm định những thông tin đó. Điều này vô cùng nguy hiểm vì:

*Không khách quan vì bản chất là xung đột lợi ích.

*Không đảm bảo chính xác vì có khi người nói cũng không biết mình đang nói gì. * Không có bộ lọc vì thế không thể biết cái vừa nhận được là vàng hay thực tế là rác.

* Luôn luôn muộn, vì khi nghe được thì cũng rất nhiều người khác đã nghe được. Thứ hai, đó là vấn đề “kỳ vọng”. Với các nhà đầu tư nước ngoài, họ đều xác định được mục tiêu của họ là gì và vì phần lớn là các quỹ dạng Mutual Fund, nên các chính sách của họ tương đối nhất quán, ổn định. Họ không nhảy ra nhảy vào thị trường liên hồi, gây ra các chi phí giao dịch lớn trong khi hiệu quả chưa đo đếm được. Với các nhà đầu tư Việt Nam thật giản dị với mong muốn duy nhất là lợi nhuận cao gây ra hiện tượng “trôi theo thị trường” như hiện nay.

Thứ ba, đó là tâm lý bầy đàn. Theo TS.Vương Quân Hoàng và GS.André Farber chứng minh bằng số liệu và mô hình thống kê toán rằng hiệu ứng bầy đàn rất mạnh ở Việt Nam, và là mạnh nhất thế giới. Các nhà đầu tư từ bỏ cả kỳ vọng cá nhân, để theo đuổi mức kỳ vọng của đám đông trên thị trường, khiến cho khoảng cách chiến lược đầu tư tiến dần tới epsilon bé tí. Trong khi đó, tính thanh khoản tạo ra do các Delta >> epsilon, mà thật chất tính thanh khoản mới chính là giá trị lớn nhất, duy nhất của TTCK chứ không phải tính năng huy động vốn như ta từng nghĩ. Chính quan niệm sai lầm này đã biến thị trường chứng khoán Việt Nam biến thành một Casino.

Thứ tư, đó là các nhà đầu tư không lo bổ sung kiến thức và đầu tư theo sự hiểu biết và kỳ vọng của bản thân mà chỉ chạy theo lợi nhuận và theo đuổi mục tiêu tìm kiếm các thông tin “mật” và cho đó là cách để đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhưng với thị trường Việt Nam, một thị trường mới nổi tồn tại vô số các thông tin mà chưa được kiểm định về độ chính xác, thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin dẫn đến nhà đầu tư dễ dàng đi theo con đường đặc biệt đó là hiệu ứng bầy đàn.

Ví dụ như: Lý giải thế nào cho hiện tượng: trong vòng ba tháng kể từ khi chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT đã tăng liên tục với mức tăng

được tính bằng số “lần”.So với sự tăng trưởng của cổ phiếu FPT thì các cổ phiếu của các công ty có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới như: Oracle, Microsoft hay Yahoo và cả Google cũng không địch lại. P/E của FPT đạt 75 lần, “vượt mặt” đại gia Google “chỉ có” 63,37 lần và vượt qua chỉ số trung bình của ngành công nghệ thông tin trên thế giới tới 33,42 lần. ( Bảng 2 phân tích báo cáo tài chính FPT so với đại gia công nghệ của thế giới và bình quân ngành - Phụ lục 4)

Hùa theo những đánh giá của các tổ chức tài chính ngoại gần đây VN-Index có những lúc phá đáy 900, rồi từ sau kỳ nghỉ lễ 02/09/2007, cùng khuyến cáo “đã đến lúc mua vào” của HSBC hay Citigroup khiến thị trường CK Việt Nam lại trở về ngoạn mục, hiện ở 1.100 điểm.

Sự thật thì tâm lý bầy đàn xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn như vậy.

- Theo tổng kết của Khoa Tài chính Ngân Hàng, Đại học Ngoại Thương thì đầu tư theo đám đông và đầu tư theo tâm lý bầy đàn là nguyên nhân khiến 90% các nhà đầu tư mới phải chịu thua lỗ, và rút khỏi cuộc chơi trong một thời gian ngắn. Chỉ có 10% các nhà đầu tư có kiến thức, chuyên tâm và kiên định với chiến lược đầu tư của mình là có thể thành công và đồng hành với những phút thăng trầm của thị trường chứng khoán. Như vậy cái gốc của vấn đề đâu phải là bầy đàn hay không bầy đàn mà lại là nhà đầu tư đã đủ tri thức để tự lựa chọn hay định giá cổ phiếu hay chưa?

- Đồng thời các nhà đầu tư trong nước luôn bám sát các nhà đầu tư nước ngoài vì cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài là chuyên nghiệp. Khi các nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều hơn mua, thì các nhà đầu tư trong nước ào ào bán ra, và ngược lại. Do đó, chính các nhà đầu tư nước ngoài trở thành người dẫn dắt thị trường

- Lại 1 trường hợp điển hình ta có thể thấy là: trong khi nhà đầu tư đang lo lắng VN- Index sẽ xuống dưới 900 điểm và HASTC-Index tiếp tục giảm thêm thì cả hai sàn TPHCM và Hà Nội phiên sáng 1/8 bất ngờ đảo chiều, tăng mạnh. Vì sao vậy? Trong phiên 1/8, 35/112 loại chứng khoán đang niêm yết có dư bán bằng 0. Khối lượng giao dịch đạt hơn 5,2 triệu đơn vị, tương đương 508,3 tỷ đồng, tăng gần 25 tỷ so với phiên ngày 31/7 và gần gấp đôi so với phiên khớp lệnh liên tục đầu tiên ngày 30/7. Vn-Index đột ngột tăng tới 16,23 điểm, đạt 924,18 điểm và kết thúc phiên 1/8 VN-Index đã đạt mức 923,14 điểm.

- Nhà phân tích chứng khoán Thiệu Quang Thắng nói: “Trong những thời điểm nhạy cảm như mấy ngày qua, chỉ cần một số người bất ngờ tăng mua hay bán là nhiều nhà đầu tư khác sẽ chạy theo vì sợ thua thiệt, VN-Index tăng mạnh còn do yếu tố tâm lý nữa”. - Cái được gọi là “tâm lý” ở đây chính là tâm lý mua theo nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Bởi trước đó, trong phiên giao dịch ngày 31/7, trên sàn TPHCM, NĐTNN mua gần 1,6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ với tổng giá trị 216 tỷ đồng, và chỉ bán ra 923.840 đơn vị, tương đương 150 tỷ đồng.

- Trong khi ngày 30/8 họ chỉ mua 489.920 đơn vị. Ngoài ra, các chuyên gia chứng khoán nhận định, việc tăng mua một phần do nhà đầu tư trong nước (NĐTTN) đã tỏ ra thích nghi với khớp lệnh liên tục nên đã mua bán nhộn nhịp hơn.

- Tất cả những vấn đề trên cũng chỉ là vấn đề kiến thức và thông tin, đúng là thông tin rất quan trọng, thế nhưng đó chỉ là điều kiện “cần” cho việc đầu tư, để có thể sáng suốt hơn, khôn ngoan hơn và tồn tại trên thị trường chứng khoán thì các nhà đầu tư phải bổ sung thêm điều kiện “đủ” đó là kiến thức. Chính kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư sàn lọc thông tin một cách khoa học để đầu tư theo sự “kỳ vọng cá nhân” nhưng vẫn có “cái nhìn từ phía thị trường”.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 30 -33 )

×