- Thị trường chứng khoán vẫn được coi là không có rủi ro, không phải tư duy, mọi thứ ở đó đều "đi lên". Đó là lý do mà rất nhiều người đã đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào thị trường chứng khoán mà không cần phải tìm hiểu xem hệ thống đó hoạt động thế nào và công ty mà mình mua cổ phiếu đang vận hành ra sao. Với quá nhiều nhà đầu tư hoàn toàn thiếu kiến thức, thị trường cũng xuất hiện rất nhiều những mánh khóe đầu tư, thậm chí cả lừa đảo. Chuyên viên ngân hàng đầu tư, nhà môi giới, chuyên viên giao dịch và đôi khi cả người sở hữu chứng khoán hợp lại với nhau để kéo giá chứng khoán để rồi thoát ra sau khi đã kiếm được lời. Mánh khóe mà họ thường sử dụng là khéo léo mua đi bán lại lẫn nhau một loại chứng khoán ít được quan tâm, mỗi lần giao dịch, họ lại đẩy giá lên một chút. Khi công chúng bắt đầu phát hiện ra quá trình giao dịch và tăng giá đều này, họ sẽ quay ra mua loại cổ phiếu đang được làm giá. Khi đó, những người làm giá bán cổ phiếu, đang ở mức giá rất cao, để kiếm lời. Vòng xoáy mua đi bán lại được lặp đi lặp lại, những nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục bán cho nhau, người bán được với giá cao hơn giá mua thì kiếm lời, người mua thì kỳ vọng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá.
- Những nguyên lý tâm lý hành vi tài chính cho thấy nhà đầu tư càng ít hiểu biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông (hiệu ứng bầy đàn). Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ, hoảng loạn nhất. Việc tham gia hay tháo chạy khỏi thị trường của một người không có ảnh hưởng quá lớn tới thông tin hay chất lượng thị trường. Tuy nhiên chính cả đàn đang chạy theo con bò chạy nhanh nhất sẽ "dẫm đạp" và làm vỡ vụn thị trường.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu của một thứ bong bóng cổ điển. Giá cổ phiếu đã lên gần với mức giá của các cổ phiếu Internet hồi những năm 90 thế kỷ trước. Giờ đây, mối lo ngại mới nhất là quả bong bóng có thể xì hơi. Các chuyên gia của công ty đầu tư mạo hiểm J.P Morgan cho biết các công ty môi giới đang cảnh báo các khách hàng rằng chính phủ Việt Nam có kế hoạch sớm áp đặt các biện pháp kiểm soát
quản lý vốn nhằm ngăn chặn nguy cơ tiền vốn bị tuồn ra nước ngoài trong trường hợp thị trường bị sụp đổ.
- Thực tế ai cũng nói là thị trường đang " bong bóng" nhưng có ai lại từ chối nó đâu (điển hình là số nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tăng chóng mặt đến nổi có công ty CK lại hạn chế bằng cách tăng số tiền tối thiểu trong tài khoản lên 100 triệu như SSI - CTCK sài gòn).
- Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay không để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.
- Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài.
- Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Có thể ảnh hưởng đến thiên kiến bằng nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn, đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... là những lựa chọn khả dĩ. Song các nhà đầu tư phải tự học qua thành công và thất bại của mình, đấy là khuyến khích sát sườn nhất đối với họ.
- Tóm lại, trong tình hình nóng như trên thị trường chứng khoán hiện nay, việc đưa ra những phương pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp là vô cùng cần thiết và cấp bách, để làm được đều đó, chúng ta cần hiểu rõ hành động của những nhà đầu tư vì sự tham gia hay tháo chạy của họ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thị trường, nhưng đều quan trọng là khi nào họ tham gia và khi nào họ tháo chạy?lí thuyết hành vi sẽ giải thích điều đó.
Kết luận chương 2
- Lý thuyết tài chính hành vi với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặc ra một đối trọng lớn với lý thuyết thị trường hiệu quả, thế nên ở Việt Nam thì thị
trường hiệu quả đang tồn tại ở dạng yếu nên vấn đề ở đây là chúng ta xét xem lý thuyết
hành vi sẽ giải thích như thế nào về những hành động của các nhà đầu tư.
- Ở Việt Nam, các nhà đầu tư không phân tích và xử lý đúng các thông tin ( vẫn còn hạn
chế về kiến thức ), đồng thời họ luôn nghĩ là mình sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi thật cao
mặc dù các cổ phiếu vào thời điểm được báo động là siêu lợi nhuận và có nguy cơ nổ
bong bóng, thế nhưng họ vẫn kỳ vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đang nắm
giữ. Ở đây lý thuyết hành vi giải thích những hiện tượng này là hành vi không hợp lý.