● Viễn cảnh của TTCK sẽ ra sao nếu áp dụng CK phái sinh vào thời điểm hiện nay: Lại một chuyến tuột dốc không hãm phanh của TTCK nếu chúng ta áp dụng công cụ phái sinh vào thời điểm này:
Ngày 7/4, trong Công văn số 557/UBCK-PTTT về việc tuân thủ các quy định giao dịch CK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã yêu cầu các CTCK phải tuân thủ quy định về kiểm tra ký quỹ giao dịch đối với khách hàng. Theo đó, khi đặt lệnh bán CK, khách hàng phải có đủ số lượng CK đặt bán trên tài khoản CK. Khi đặt lệnh mua CK, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng phải đáp ứng các điều kiện tỷ lệ ký quỹ giao dịch theo quy định từng thời kỳ.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc CTCK Tân Việt đồng tình với Công văn 557 khi cho rằng, việc các CTCK cho phép NĐT được đặt mua CK mà không có đủ số tiền ký quỹ hay việc NĐT được phép bán CK khi trong tài khoản không có đủ CK là hết sức mạo hiểm. Công văn 557 của UBCK là nhằm chấn chỉnh hoạt động của các CTCK trong bối cảnh thị trường chưa có các chế tài giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, khi thị trường có dấu hiệu tụt dốc thì hoạt động này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn về khả năng thanh toán của NĐT. Thế nhưng Ông Adam McCarty, Giám đốc Công ty Mekong Economics, cũng cho rằng tính thanh khoản của thị trường là nam châm hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào chứng khoán. Vì vậy mà vấn đề chứng khoán phái sinh hiện tại tuy chưa được áp dụng nhưng tại Việt Nam, nhiều NĐT và CTCK rất mong muốn chứng khoán phái sinh ra đời nhằm gia tăng tính thanh khoản.
Hiện nay, giao dịch trên TTCK Việt Nam vẫn theo kiểu “tiền trao, cháo múc”. Để thị trường phát triển, cần tiến tới cho phép thực hiện các nghiệp vụ mới như giao dịch quyền chọn, cho vay cầm cố, hợp tác đầu tư, mua bán kỳ hạn… Nhưng không phải là thời điểm này, vì hiện tại TTCK Việt Nam còn kém về quy mô đặc biệt là kiến thức của các nhân viên và cả nhà đầu tư, tính thanh khoản và chuyên nghiệp còn rất thấp, nếu áp dụng công cụ chứng khoán phái sinh vào thời điểm này cũng sẽ góp phần đẩy thị trường tuột dốc không hãm phanh, đồng thời hiện tại các nhà đầu tư đang mất lòng tin với thị trường, và nếu các nhà đầu tư có vốn lớn họ sẽ dựa vào công cụ này để đánh giá xuống.Tuy nhiên các công cụ option và forward rất hữu ích để tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm cho thị trường trở nên chuyên nghiệp hơn, hạn chế một phần nào rủi ro của NĐT và đạt
lợi nhuận cao hơn. Và đều này sẽ được thực hiện vào một ngày không xa sau khi TTCK và các nhà đầu tư có một hiểu biết nhất định.
Lãnh đạo UBCK đã từng công bố năm 2008, khối CTCK có thể được áp dụng tài khoản ký quỹ (margin accout). Đây chính là một trong những hình thức cho phép CTCK hỗ trợ một phần vốn cho NĐT khi giao dịch và các thành viên thị trường đang rất chờ đợi công cụ này. Đây cũng là tín hiệu, một bước khởi đầu cho sự mong đợi chứng khoán phái sinh sẽ ra đời vào một ngày không xa.
● Thời điểm nào là phù hợp:“Thời điểm nào là phù hợp”, một câu hỏi khó, nhưng theo quan điểm cá nhân thì đó là khi nào các nhà đầu tư lấy lại niềm tin đối với thị trường, thị trường hồi phục lại cùng với sự hiểu biết của các nhà đầu tư và nhân viên ở một mức độ khá tốt, và công nghệ thông tin là điều ko thể thiếu, một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cũng là một nhân tố quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động được công khai, minh bạch và đảm bảo.