Xây dựng danh mục đầu tư:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG lý THUYẾT HÀNH VI để QUẢN TRỊ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 57 - 59)

- Như số liệu nhóm nghiên cứu đã khảo sát, phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường đều không được đào tạo bài bảng, chính vì vậy mà không ít nhà đầu tư chỉ đầu tư theo cảm tính hay chạy theo hành vi đầu tư của những nhà đầu tư lớn khác. Nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Điều này rất bất lợi cho những nhà đầu tư còn lại vì chỉ cần một thông tin trên thị trường, cũng có thể thay đổi động thái của những nhà đầu tư theo đám đông này,

làm cho lượng cung cầu bị biến động dẫn đến giá chứng khoán biến động, cho nên để tránh rủi ro do biến động giá chứng khoán, nhà đầu tư cần định đúng giá trị của chứng khoán và xây dựng cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả để không bị cuốn theo những cơn bão giá của thị trường.

- Khi muốn đầu tư vào TTCK, các nhà đầu tư phải chuẩn bị cho mình một danh mục đầu tư, danh mục này phải được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra những tỷ trọng hợp lý trong thời điểm nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Muốn có được một danh mục tốt thì dĩ nhiên các nhà đầu tư phải có một kiến thức sâu và rộng để có thể tiến hành kiểm tra và kết hợp từng cổ phiếu riêng lẻ thành một danh mục đầu tư hiệu quả. Chúng ta có thể sơ lược quá trình hình thành danh mục của nhà đầu tư như sau:

 Lựa chọn chứng khoán

 Lập mô hình tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và phương sai của danh mục.  Tìm kiếm danh mục đầu tư hiệu quả.

Ta có thể tiến hành tìm kiếm danh mục đầu tư hiệu quả bằng cách lập mô hình như sau:

Bước 1: Lựa chọn cổ phiếu:

Với bài ví dụ này, chúng tôi lựa cổ phiếu theo tiêu chí là nhanh và thuận tiện cho việc triển khai mô hình, còn đối với nhà đầu tư, chúng tôi khuyên rằng các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ lương về cổ phiếu mà mình chọn lựa theo sự hiểu biết và khả năng nắm bắt thông tin của nhà đầu tư theo các tiêu chí như các chỉ số tài chính, ngành nghề kinh doanh …. Và điển hình là chúng tôi đã lựa được 15 cổ phiếu và theo dõi trong 40 tháng quan sát (bảng phụ lục 8)

Bước 2: Lập mô hình tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và phương sai của danh mục:

Bảng tỷ suất sinh lợi sau khi được điều chỉnh theo cổ tức (bảng phụ lục 10) Với cổ tức (bảng phụ lục 9) được tính toán theo cách:

*Đối với tiền mặt: (giá mới+ cổ tức - giá cũ)/giá cũ

*Cổ tức bằng cổ phiếu: (giá trên thị trường – giá cổ đông cũ được mua)* tỷ lệ được mua. Tính ma trận phương sai – hiệp phương sai:

Dùng hàm COVAR(OFFSET( )) để tính ma trận phương sai và hiệp phương sai (bảng phụ lục 11)

Những giả định:

Rf= lãi suất phi rủi ro thị trường theo năm /12 = 8.5%/12

Bước 3: Tìm kiếm danh mục đầu tư hiệu quả:

Trong quá trình tính toán và lập mô hình, để tìm kiếm danh mục đầu tư hiệu quả ta sẽ chạy cho hằng số c thay đổi. Tức dùng solver để tìm tỷ trọng đầu tư vào danh mục sao cho Theta tiến đến max với mỗi trường hợp của c (xem bảng phụ lục 12).

- Như vậy ta có thể tìm ra được tỷ trọng đầu tư vào từng chứng khoán để tập hợp thành một danh mục đầu tư hiệu quả.

- Nhưng thật chất, mô hình chỉ có thể giải quyết các vấn đề, các dữ liệu một cách máy móc, chính vì vậy đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức để có thể hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả từ thông điệp của mô hình trình bày.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG lý THUYẾT HÀNH VI để QUẢN TRỊ rủi RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)