Kết quả ảnh hưởng của thời gian đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết mã đề được thể hiện qua đồ thị Hình 3.7 và Hình 3.8.
Hình 3.7 Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết mã đề. Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(P<0,05).
Hình 3.8. Ảnh hưởng của thời gian đến tổng năng lực khử của dịch chiết mã đề.
Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Ảnh hưởng của thời gian đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết mã đề được thể hiện qua đồ thị Hình 3.7 và Hình 3.8 như sau: Ở thời gian 0,5 giờ nồng độ DPPH bị khử là 9,55 mM/ml. OD đo ở bước sóng 700nm là 35,84. Ở thời gian 1,5 giờ, nồng độ DPPH bị khử tăng lên đến 12,59 mM/ml, OD đo ở bước sóng 700nm
cũng tăng lên đến 46,6. Tuy nhiên hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết mã đề ở những khoảng thời gian 2,5 giờ, 3,5 giờ và 4,5 giờ đều không có sự khác biệt so với 1,5 giờ.
Khi tăng thời gian sẽ giúp dung môi thẩm thấu vào trong từng tế bào mã đề qua các mao quản, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khuếch tán chất chống oxy hóa vào dung môi chiết. Tương tự như yếu tố nhiệt độ, thời gian chiết càng dài thì hiệu suất chiết các chất tan càng cao, điều này cũng tuân theo định luật Fick về tốc độ khuếch tán.Khi bắt đầu chiết các chất có phân tử lượng nhỏ (thường là các hoạt chất) sẽ được hòa tan và khuếch tán vào dung môi trước, sau đó mới đến các chất có phân tử lượng lớn (thường là tạp như nhựa, keo…). Do đó nếu thời gian chiết ngắn sẽ không chiết được hết hoạt chất trong dược liệu. Tuy nhiên khi quá trình khuếch tán đã đạt được trạng thái cân bằng, tức là nồng độ chất khuếch tán bên trong nguyên liệu và bên ngoài đã cân bằng, khi đó không có sự chênh lệch về gadient nồng độ, điều này khiến cho quá trình khuếch tán chậm lại hoặc không diễn ra nữa do đó hàm lượng của chất chống oxy hóa chỉ tăng mạnh ở thời gian đầu và tăng ít về sau, đến lúc nào đó hàm lượng chất chống oxy hóa sẽ gần như không đổi. Điều này đã giải thích tại sao khả năng chống oxy hóa của dịch chiết mã đề từ 1,5 giờ trở lên đều không có sự khác biệt.
Mặt khác, nếu thời gian chiết dài quá, dịch chiết sẽ lẫn nhiều tạp chất và thậm chí với điều kiện ở nhiệt độ cao còn có thể làm phân hủy một số hoạt chất chống oxy hóa. Đồng thời còn lãng phí thời gian, năng lương…
Do vậy, thời gian chiết là 1,5 giờ thì thích hợp cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết mã đề
Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết mã đề được thể hiện qua đồ thị Hình 3.9 và Hình 3.10.
Hình 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến khả năng khử gốc tự
do DPPH của dịch chiết mã đề. Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có
ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 3.10. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi đến tổng năng lực khử
của dịch chiết mã đề. Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa
Đồ thị Hình 3.9 và Hình 3.10 ta thấy ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi được thể hiện như sau: Ở tỷ lệ 1/20 (g/ml) nồng độ DPPH bị là 2,77 mM/mL, OD đo ở bước sóng 700nm là 17. Khi giảm xuống đến tỷ lệ 1/30 (g/ml) thì hoạt tính chống oxy hóa tăng, cụ thể nồng độ DPPH bị khử là 3,61 mM/ml, OD đo ở bước sóng 700nm là 28,49. Ở tỷ lệ 1/40 (g/ml), 1/50 (g/ml), 1/60 (g/ml) thì hoạt tính chống oxy hóa thay đổi không có sự khác biệt.
Động lực của quá trình trích ly là sự chênh lệch gadient nồng độ bên trong và bên ngoài môi trường (Theo định luật Fick). Khi giảm tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi tức là giảm lượng nguyên liệu, tăng lượng dung môi dẫn đến tăng chênh lệch nồng độ các chất cần chiết trong nguyên liệu với môi trường chiết, do đó các hoạt chất dễ dàng khuếch tán ra dung môi làm cho hàm lượng các chất trong oxy hóa trong dịch chiết tăng lên. Tuy nhiên khi giảm đến một tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi nào đó thì hàm lượng hoạt chất trong nguyên liệu sẽ còn ít, nồng độ của hoạt chất từ nguyên liệu ra ngoài dung môi tăng lên làm tăng nồng độ chất tan ở ngoài môi trường và tiến tới trạng thái bão hòa. Lượng dung môi lúc này tăng lên cũng không thể làm tăng đáng kể độ chênh lệch nồng độ chất tan ở trong nguyên liệu và dung môi bên ngoài nữa. Khi đó quá trình chiết sẽ chậm lại. Điều này giải thích tại sao tiếp tục giảm tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi nhưng hoạt tính chống oxy hóa lại không tăng.
Vì chỉ chiết một lần, nên dù tiếp tục tăng thêm dung môi cũng không thể lấy ra hết được các hợp chất chống oxy hóa, hiệu quả chiết cũng sẽ không cao. Hơn nữa lại tốn kém dung môi, tốn thời gian, gây khó khăn cho công đoạn đuổi dung môi, lãng phí năng lượng. Do đó, chọn tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/30 g/ml thì thích hợp cho quá trình chiết nhằm thu dịch chiết có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.