Phương pháp thực nghiệm yếu tố từng phần cổ điển (thay đổi một yếu tố trong khi cố định các yếu tố còn lại).
2.4.1. Quy trình nghiên cứu tổng quát
Hình 2.1. Sơ đồ bố thí thí nghiệm tổng quát
TÁCH RIÊNG RỄ, LÁ, HOA
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng: Bộ phân cây, nồng
độ dung môi, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ NL/DM. XỬ LÝ CÂY MÃ ĐỀ TƯƠI PHƠI KHÔ XAY CHIẾT LỌC Phân tích hoạt tính chống oxy hóa: - Khả năng khử gốc tự do DPPH. - Tổng năng lực khử. Kết luận DỊCH CHIẾT
Thuyết minh quy trình
Xử lý: Nguyên liệu tươi đảm bảo độ đồng đều, chất lượng tốt, được loại bỏ
các phần bị già úa, hư thối sau đó rửa sạch loại bỏ đất cát rồi tách riêng phần lá, hoa, rễ.
Phơi khô: Nguyên liệu tươi sẽ rất khó khăn trong việc bảo quản, vận chuyển
nguyên liệu tươi có hàm lượng nước cao, dưới tác dụng của enzyme và vi sinh vật nguyên liệu nhanh chóng bị hư hỏng và thất thoát các chất có hoạt tính. Do đó đem phơi khô làm giảm hàm ẩm đồng thời diệt enzyme giúp bảo quản được lâu hơn.
Xay: Nguyên liệu khô được xay nhỏ với mục đích làm tăng diện tích tiếp xúc
giữa dung môi và nguyên liệu, tăng khả năng khuếch tán và thẩm thấu của các chất vào dung môi, làm tăng khả năng trích ly. Sử dụng máy xay sinh tố, cối xay khô. Sau khi xay xong chia thành nhiều phần nhỏ đựng trong túi PE, tất cả các túi nhỏ đựng trong túi PA lớn. Nguyên liệu này được sử dụng cho hết quá trình nghiên cứu.
Chiết: Là công đoạn quan trọng sử dụng dung môi dựa trên sự thẩm thấu của
dung môi vào tế bào, các chất hòa tan vào dung môi và khuếch tán ra ngoài tế bào. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: Phương pháp, loại dung môi, nồng độ dung môi, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi, số lần chiết.
Phương pháp chiết: Sử dụng phương pháp chiết tĩnh trong nghiên cứu này,
phương pháp chiết tĩnh đơn giản, không cần máy móc phức tạp, có thể tiến hành được ở mọi phòng thí nghiệm. Việc lắc chiết có thể thực hiện bằng tay.
Nhiệt độ chiết: Nhiệt độ càng cao làm tăng vận tốc và hiệu quả của quá trình,
tuy nhiên cần lưu ý để lựa chọn nhiệt độ phù hợp tránh làm mất hoạt tính của các chất cần trích ly.
Thời gian trích ly: Thời gian càng tăng thì hiệu suất trích ly càng tăng. Tuy
nhiên nếu thời gian quá dài thì khả năng trích ly lại giảm.
Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi: Tỉ lệ này càng nhỏ thì hiệu suất trích ly của quá
trình càng cao. Tuy nhiên sử dụng nhiều dung môi sẽ làm giảm hiệu suất trích ly.
Loại dung môi: Sử dụng dung môi ethanol cho nghiên cứu này, dung môi
ethanol rẻ, dễ kiếm và ít độc hại, có hiệu quả cao trong việc tách chiết các chất chống oxi hóa trong các nghiên cứu trước đây.
Lọc: Mẫu sau khi chiết xong được lọc qua giấy lọc loại bỏ bã và thu được dịch
chiết. Dịch chiết sau đó được đem đi kiểm tra khả năng chống oxy hóa bằng phương pháp khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử.