Nội dung của bài học “Ôn tập phần tiếng Việt”

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài ôn tập phần tiếng việt trong SGK ngữ văn lớp 10 (Trang 31 - 33)

Theo SGK Ngữ văn lớp 10, bài “Ôn tập phần tiếng Việt” tập trung ôn tập các nội dung kiến thức chủ yếu. Cụ thể:

Trước hết, HS được ôn tập kiến thức lý thuyết về “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Với kiến thức về hoạt động giao tiếp, HS cần nhắc được:

Hoạt động giao tiếp là hoạt động tiếp xúc và trao đổi ý kiến giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói và viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động. Có nhiều nhân tố tham gia và chi phối vào hoạt động giao tiếp: nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, mục đích, cách thức giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình: tạo lập, hay sản sinh văn bản (lời nói) và tiếp nhận, lĩnh hội.

Bổ sung cho những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, SGK Ngữ văn 10 còn triển khai nội kiến thức lý thuyết bài “Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.Theo đó đây cũng là một trong những đơn vị kiến thức cần được ôn tập. Để hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức về hai dạng ngôn ngữ trên, SGK tiến hành lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên các mặt: hoàn cảnh và điều kiện sử dụng, các yếu tố phụ trợ, đặc điểm chủ yếu về từ và câu. Cụ thể, các đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ được khái quát như sau:

Ngôn ngữ nói: Người nói, người nghe giao tiếp trực tiếp trong điều kiện thời gian, không gian nhất định. Có rất nhiều yếu tố phụ trợ như ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi; thường dùng các từ đơn thông dụng, chủ yếu dùng với nghĩa tường minh, chưa gọt giũa, có nhiều thán từ, thán ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm thán, câu nghi vấn.

Ngôn ngữ viết: Hoàn cảnh giao tiếp hạn chế về không gian, thời gian; không có các yếu tố phụ trợ kèm theo phải sử dụng dấu câu, kiểu câu thay

thế; từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, thường dùng từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ, thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần.

Bên cạnh những kiến thức về hoạt động giao tiếp, SGK Ngữ văn 10 còn tổ chức ôn tập kiến thức lý thuyết về văn bản: Văn bản có các đặc điểm tính thống nhất về chủ đề; liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự; văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc; mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định. Các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ): Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nghệ thuật, khoa học, hành chính, chính luận, báo chí.

Các kiến thức về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể), phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tính hình tượng và tính đa nghĩa, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) cũng được triển khai trong bài ôn tập.

Khái quát lịch sử tiếng Việt” là một nội dung được ôn tập. Những kiến thức về nguồn gốc tiếng Việt: tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, cùng với nguồn gốc dân tộc Việt, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơme, tiếng Việt có quan hệ họ hàng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày - Thái, nhóm Malai - Nam đảo. Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm 4 thời kì: tiếng Việt thời kì dựng nước (thời tiền sử), tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ (thế kỉ X đến năm 1858), tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Ngoài ra kiến thức về những yêu cầu về việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn: về mặt ngữ âm, chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp và về phong cách

ngôn ngữ cũng được. Nhìn vào hệ thống kiến thức như trên, có thể có thể khái quát nội dụng kiến thức này bằng SĐTD như sau:

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài ôn tập phần tiếng việt trong SGK ngữ văn lớp 10 (Trang 31 - 33)