Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hệ thống kiến thức của tiếng Việt

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài ôn tập phần tiếng việt trong SGK ngữ văn lớp 10 (Trang 37 - 40)

Ở bước này, GV sử dụng hệ thống CH lần lượt ôn lại các đơn vị kiến thức, có kết hợp với SĐTD vào ôn tập lại các đơn vị kiến thức. Có thể sử dụng hệ thống CH như sau:

CH (1):Hoạt động giao tiếp là gì Các nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong hoạt động giao tiếp có các quá trình nào?

Sau đó, GVtổ chức cho HS sử dụng SĐTD để giải quyết vấn đề.

+ GV chia HS thành các nhóm và nêu yêu cầu đối với các nhóm thảo luận, xác định chủ điểm chính và SĐTD. Ở đây HS dễ dàng xác định được có hai chủ điểm chính: quá trình của hoạt động giao tiếp và các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp bằng ngôn.

+ Sau đó GV hướng dẫn HS tái hiện lại kiến thức liên quan tới chủ điểm theo nội dung kiến thức đã học: Hoạt động giao tiếp là gì? Các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp? HS dễ dàng xác định được chủ đề chính, các

tiêu đề phụ, đưa ra SĐTD và kết luận vấn đề. GV hướng dẫn HS quan sát và xây dựng SĐTD, GV nhận xét, bổ sung và đưa ra SĐTD chuẩn tổng hợp kiến thức: quá trình giao tiếp, các nhân tố tham gia giao tiếp.

CH (2): Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong SGK Ngữ văn 10.

Với CH này, trước hết, GV chia HS thành các nhóm và nêu yêu cầu đối với các nhóm đó: Nhớ lại kiến thức lý thuyết đã được học trong bài “Văn bản”, lập SĐTD về đặc điểm cơ bản của văn bản. HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập SĐTD. Ở đây, HS dễ dàng xác định chủ điểm chính là vấn đề trung tâm của câu hỏi: Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Sau đó, GV gợi dẫn HS tái hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm theo nội dung bài học lý thuyết và đưa ra SĐTD. Sau đó, GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. Trên cơ sở quan sát HS làm việc GV đưa ra nhận xét, bổ sung để đưa ra SĐTD hoàn thiện cho nội dung kiến thức này.

CH (3): Giới thiệu một SĐTD có thể hiện các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Sau đó, GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật qua các bài đã học. Trên cơ sở đó, GV nhận xét, bổ sung.

CH (4): Hãy thiết kế một SĐTD tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Với CH này, GVtổ chức cho HS tự thiết kế SĐTD để giải quyết các vấn đề. Trước hết, GV chia HS thành các nhóm nhỏ (2 bàn một nhóm) vàlập SĐTD. HS làm việc theo nhóm, thảo luận, xác định chủ điểm chính và lập SĐ. Ở đây, HS dễ dàng xác định chủ điểm chính chính là vấn đề trung tâm của CH: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Sau đó, GV gợi dẫn HS tái

hiện những kiến thức liên quan tới chủ điểm . HS cử đại diện nhóm trình bày SĐTD và đưa ra ý kiến của mình. Nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. Với những kiến thức mà GV đã cung cấp cho các em từ bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” HS dễ dàng xác định được các tiêu đề phụ có liên quan và có thể đưa ra SĐTD.

Cuối cùng, GV hướng dẫn HS kết luận vấn đề. Sau khi theo dõi sát quá trình thực hiện SĐTD, trình bày của HS và nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa những lỗ hổng kiến thức cho HS, GV cho trình chiếu SĐTD chuẩn tổng hợp kiến thức về những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt. Sau đó, GV củng cố và vận dụng kiến thức. Ở bước này, GV yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã được tái hiện thông qua SĐTD trên để giải quyết bài tập 7 (SGK, tr.139).

GV gợi ý: Muốn xác định câu văn đúng, cần xem câu văn đó gồm thành phần nào, chúng có phân định mạch lạc hay không, chú ý nhất đến sự thể hiện các thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ và thành phần phụ trạng ngữ.

Đáp án những câu sau là đúng: b,d,g,h.

Tiểu kết chư ng 2

Trên đây là những đề xuất để dạy học bài “Ôn tập phần tiếng Việt” có sử dụng SĐTD. Việc sử dụng phương tiện dạy học này được đề xuất nhằm hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Tuy nhiên để vận dụng tốt SĐTD vào dạy học bài “Ôn tập phần tiếng Việt”, ngoài sự nỗ lực tối đa của GV, sự hợp tác nhiệt tình của HS là cần thiết. Trong quá trình dạy học, người GV phải có tri thức sâu rộng, trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, định hướng cho HS biết cách tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó HS dưới sự hướng dẫn của GV phải cần có được năng lực, phẩm chất tự học và tự giác trong học tập. Có như vậy việc dạy, học tiếng Việt nói chung và dạy, học bài “Ôn tập phần tiếng Việt” nói riêng có sử dụng SĐTD mới đạt hiệu quả cao.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học bài ôn tập phần tiếng việt trong SGK ngữ văn lớp 10 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)