Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến sự biến đổi chất lượng cảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 73 - 75)

Tiến hành làm thí nghiệm theo hình 2.6 - Nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản, kết quả thu được thể hiện ở hình 3.3 như sau:

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của loại bao bì đến chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Chú thích:

a, b, c, d, e, f, i biểu hiện diễn sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các giá trị trung bình đối với mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PA

a*, b*, c*, d*,e* biểu hiện diễn sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các giá trị trung bình đối với mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PP

Nhận xét:

Dựa vào kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.3 cho thấy, theo thời gian bảo quản tất cả các mẫu Rong nho nghiên cứu đều có hiện tượng suy giảm chất lượng cảm quan thể hiện qua số liệu phân tích điểm cảm quan trung bình. Tuy nhiên, mẫu đối chứng (không bao gói) có mức độ giảm tổng điểm cảm quan chung nhanh hơn

0 5 10 15 20 25 0 3 6 9 12 15 18 21 Đ iể m c ảm q uan tr un g nh ( Đ iể m )

Thời gian bảo quản (Ngày)

Mẫu đối chứng PP PA a a b c d e f i a* b* c* d* e*

mẫu bao gói trong bao bì PA và PP. Mặt khác loại bao bì cũng ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của Rong nho theo thời gian bảo quản. Cụ thể, xét trong cùng một thời gian bảo quản thì mẫu Rong nho trong bao bì PP có sự giảm chất lượng cảm quan nhiều hơn bao bì PA. Đối với mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PA sang ngày thứ 9 thì có sự giảm chất lượng nhẹ, lúc này hai đầu rong bắt đầu xuất hiện màu xanh sẫm, ở một số cầu rong có màu trắng, thân rong hơi mềm và xuất hiện mùi lạ nhẹ. Cùng mẫu Rong nho nhưng ở bao bì PP thì từ ngày thứ 6 bắt đầu có sự giảm chất lượng cảm quan, lúc này hai đầu rong xuất hiện màu xanh sẫm, có mùi lạ nhẹ và một số cầu rong bị vỡ. Từ kết quả phân tích trên cho thấy Rong nho bảo quản trong bao bì PA cho chất lượng cảm quan và thời gian bảo quản dài hơn bao bì PP.

Đồng thời kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.3 cho thấy, sử dụng bao bì PA bảo quản Rong nho được 21 ngày, trong khi sử dụng bao bì PP bảo quản được 12 ngày và không bao gói là 3 ngày.

Sở dĩ Rong nho ở mẫu đối chứng (không bao gói) có sự giảm chất lượng cảm quan chung nhanh là do Rong không được bao gói, bảo quan ở điều kiện thường, tiếp xúc trực tiếp với không khí, điều kiện bên ngoài làm cho VSV dễ phát triển và các phản ứng sinh hóa ở trong rong bị rối loạn từ đó rong nhanh chóng bị giảm chất lượng cảm quan và hư hỏng. Ngoài ra đối với mẫu bao gói thì do tính chất của bao bì, bao bì PP có khả năng chống thấm khí kém hơn bao bì PA [14], trong thời gian bảo quản, cường độ hô hấp tăng làm tăng nhiệt độ của khối Rong và hơi nước thoát ra nhiều dẫn đến độ ẩm giảm làm bề mặt Rong bị khô, Rong bị teo tóp so với ban đầu, gây ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm. Mặt khác, nhiệt độ tăng làm cho các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh hơn làm cho Rong nhanh bị hư hỏng từ đó chất lượng cảm quan giảm nhanh hơn mẫu được bao gói trong bao bì PA.[18]

3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến sự biến đổi màu sắc của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 73 - 75)