Nội dung đánh giá trong dạyhọc Tự nhiên Xã hội theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo cách tiếp cận năng lực (Trang 33)

8. Giả thuyết khoa học

1.3.2. Nội dung đánh giá trong dạyhọc Tự nhiên Xã hội theo tiếp cận năng lực

1.3.1. Xu hƣớng đổi mới đánh giá trong dạy học theo tiếp cận năng lực

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi cả xã hội, đòi hỏi giáo dục phải có sự thay đổi. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung theo các xu hướng sau:

Trước đó chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng thể) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình).

Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học, tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức…(đánh giá kiểu truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (đánh giá hiện đại- đánh giá phi truyền thống), đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức.

Đánh giá không còn chỉ mang tính một chiều, tức là chỉ giáo viên mới có

quyền đánh giá chuyển sang đánh giá đa chiều, không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham gia vào đánh giá - tự đánh giá và có thể đánh giá học sinh khác.

Đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học.

1.3.2. Nội dung đánh giá trong dạy học Tự nhiên Xã hội theo tiếp cận năng lực năng lực

* Nội dung đánh giá trong dạy học TNXH theo TCNL

Nội dung đánh giá trong dạy học môn TNXH lớp 3 theo tiếp cận năng lực gồm đánh giá các năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn Tự

nhiên và xã hội lớp 3. Các năng lực của học sinh gồm những năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong quá trình học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Theo Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 [tr23,8], các năng lực chung của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 gồm:

Năng lực Mô tả

Năng lực tự học

a) Ghi nhớ nhiệm vụ, kết quả cần đạt được trong học tập do giáo viên yêu cầu để thực hiện.

b) Biết lập và làm theo thời gian biểu học tập hàng ngày; vận dụng các cách học: Biết ghi nhớ bằng học thuộc, đánh dấu những ý, đoạn cần thiết…; thu thập thông tin cần thiết bằng đọc bài trong sách giáo khoa, qua lời giảng của giáo viên và trình bày nội dung thu thập được bằng hình thức như: bản ghi tóm tắt, làm dàn bài, lập bản tổng kết… c) Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài kiểm tra qua lời nhận xét của giáo viên; biết hỏi giáo viên, bạn và người khác khi chưa hiểu bài.

Năng lực giải quyết vấn đề

a) Thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi

b) Theo hướng dẫn của giáo viên, nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản

c) Với sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành giải quyết vấn đề

Năng lực

a) Nêu được thắc mắc về sự vật hiện tượng; theo hướng dẫn, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn

c) Nhớ lại và mô tả được tiến trình thực hiện nhiệm vụ học tập để nhận ra sai sót và có thể điều chỉnh

d) Tò mò, tập trung chú ý; không e ngại khi nêu ý kiến

Năng lực tự quản lý

a) Trong học tập và giao tiếp hàng ngày thể hiện được cảm xúc, hành vi của mình phù hợp với cảm nhận và mong muốn của bạn bè, thầy, cô giáo và người thân trong gia đình

b) Bước đầu biết làm việc độc lập theo thời gian biểu; nhận ra được những tình huống an toàn hay không an toàn trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

c) Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường. d) Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thực hiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân; nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ở trường.

Năng lực giao tiếp

a) Nhận ra ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân.

b) Tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp.

c) Diễn đạt một cách rõ ràng, đủ ý.

Năng lực hợp tác

a) Thích hợp tác trong học tập; thực hiện kĩ thuật hợp tác theo nhóm nhỏ ứng với nhiệm vụ học tập được giao theo sự.

b) Theo hướng dẫn của giáo viên biết được trách nhiệm của mình trong công việc của cả nhóm; hướng dẫn của giáo

viên.

c) Góp ý phân công công việc cho từng thành viên và tranh thủ sự hỗ trợ của các thành viên; đề xuất phân công công việc cho.

d) Cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công

vàừng thành viên trong nhóm chia sẻ giúp đỡ thành viên khác

cùng hoàn thành việc được phân công; vui mừng trước kết quả chung.

e) Cùng các thành viên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tham gia đánh giá kết quả đạt được của cả nhóm và của bản thân, rút kinh nghiệm trên cơ sở nhận xét của giáo viên. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

a) Nhận biết một số thiết bị cơ bản của lĩnh vực ICT; thực hiện được một số thao tác cơ bản của hệ điều hành, của một số phần mềm thông dụng hỗ trợ quá trình học tập

b) Biết được những thông tin cần thiết theo nhu cầu học tập, nhận thức; theo hướng dẫn của giáo viên, tìm được thông tin từ nguồn dữ liệu số đã cho

Năng lực sử dụng ngôn ngữ (năng lực giao tiếp)

a) Nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề quen thuộc; nói rõ ràng và mạch lạc, kể các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc; đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, đọc hiểu bài đọc ngắn về các chủ đề quen thuộc; viết được bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản

hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, các câu đơn, câu phức trong trường hợp cần thiết

Năng lực tính toán

a) Sử dụng được các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia) trong học tập; đo lường được kích thước, khối lượng, thời gian và bước đầu biết ước lượng

b) Nhận ra và có thể sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất đơn giản của số tự nhiên và một số hình đơn giản; bước đầu biết sử dụng thống kê trong học tập; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng của các hình hình học cơ bản

c) Nhận ra và biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống đơn giản hay bài toán có lời văn

d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính trong học tập; sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày Như vậy, chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 đề cập đến nhiều năng lực chung của học sinh. Các năng lực này cũng được đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. Đây là năng lực rất cần thiết đối với học sinh, giúp các em giải quyết các vấn đề, khó khăn, tình huống thường gặp trong cuộc sống. Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 đề cập đến những đối tượng, vấn đề có thực trong cuộc sống xung quanh của học sinh. Do đó, khi dạy học môn học này, giáo viên dễ dàng hình thàn h năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Vì vậy, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 là rất cần thiết.

Năng lực chuyên biệt trong môn TNXH lớp 3: Môn TNXH lớp 3 hình thành cho học sinh những hiểu biết về thế giới xung quanh. Do đó, những năng lực hình thành trong môn TNXH lớp 3 được coi là những năng lực khoa học.

Theo Pisa (2012), năng lực khoa học là khả năng nắm vững, sử dụng, vận dụng các kiến thức, các phương pháp giải thích về thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên.

Theo chúng tôi, các năng lực chuyên biệt của học sinh trong học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 gồm: năng lực nhận thức khoa học, năng lực giải thích các hiện tượng khoa học, năng lực ứng xử với tự nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững.

Năng lực nhận thức khoa học: là khả năng khái quát hóa các tri thức kinh nghiệm để tìm kiếm các quy luật phổ biến, rồi bằng cách tổng hợp các quy luật phổ biến từ nhiều khía cạnh khác nhau trở lại nhận thức các hiện tượng và sự vật cụ thể.

Năng lực thực hành khoa học: là khả năng ứng dụng, vận dụng những hiểu biết khoa học để tìm kiếm, phát hiện các vấn đề khoa học mới hoặc để xử lí, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Năng lực này có thể gồm các năng lực: quan sát, thí nghiệm, thử nghiệm, trải nghiệm, thực hành,….

Năng lực ứng xử với tự nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững: là năng lực thực hiện những hành động, việc làm hoặc có những thái độ phù hợp nhằm bảo vệ, giữ gìn các đối tượng trong tự nhiên nhằm giúp các đối tượng đó phát triển bền vững.

Các năng lực trên đều rất cần thiết đối với học sinh khi học môn TNXH lớp 3. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn đánh giá năng lực nhận thức khoa học ở học sinh. Đây là năng lực quan trọng giúp các em có hiểu biết về các đối tượng trong thế giới khách quan, tìm ra mối liên hệ, các quy luật của các sự vật hiện tượng, từ đó biết vận dụng vào thực tiễn cuộc

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO TIẾP

CẬN NĂNG LỰC

2.1. Thực trạng đánh giá trong dạy học TNXH lớp 3 theo tiếp cận năng lực

2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Tìm hiểu thực trạng việc đánh giá TNXH lớp 3 và việc sử dụng 1 số công cụ đánh giá trong dạy học TNXH lớp 3 theo tiếp cận năng lực.

2.1.2. Đối tƣợng khảo sát thực trạng

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin chủ yếu qua điều tra GV và HS ở một số trường TH khác nhau trên địa bàn phường Xuân Hòa. Điều tra được tiến hành ở các trường TH với điều kiện khác nhau để việc điều tra, đánh giá mang tính khác quan hơn.

2.1.3. Nội dung khảo sát thực trạng

Những thông tin thu thập được qua điều tra có liên quan tới việc đánh giá môn TNXH lớp 3 và việc sử dụng một số công cụ đánh giá trong dạy học TNXH theo tiếp cận năng lực gồm những nội dung:

- Thực trạng việc đánh giá môn TNXH lớp 3 hiện nay ( hiệu quả của việc

đánh giá, các công cụ sử dụng để đánh giá…).

- Việc sử dụng 1 số công cụ để đánh giá môn TNXH lớp 3 theo tiếp cận

năng lực.

Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng

Nội dung điều tra

Cách thực điều tra Phiếu

điều tra

Phỏng vấn

Thực trạng việc đánh giá TNXH 3 hiện nay: - Mục đích của việc đánh giá.

- Hiệu quả của việc đánh giá hiện nay.

- Một số công cụ dùng để đánh giá.     

Việc sử dụng một số công cụ để đánh giá TNXH lớp 3 theo tiếp cận năng lực:

- Tiếp cận năng lực.

- Một số công cụ sử dụng trong đánh giá tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực.

- Hiệu quả của việc đánh giá theo tiếp cận năng lực.      2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng

Phương pháp điều tra:

Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 12 câu hỏi (Nội dung phiếu điều tra xem trong phụ lục 1), tổng số 104 phiếu và gửi cho giáo viên ở các trường tiểu học theo danh sách sau:

STT Trƣờng Tiểu học Địa chỉ Số

phiếu

1 Tiểu học Xuân Hòa Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 30

2 Tiểu học Đồng Xuân Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 24

3 Tiểu học Phù Lỗ A Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 25

Phỏng vấn:

Phỏng vấn sau dự giờ: trao đổi với GV giảng dạy sau dự giờ về hiệu quả của việc sử dụng công cụ đánh giá trong bài học.

Phỏng vấn giáo viên ngoài giờ lên lớp: trao đổi trực tiếp với giáo viên về các nội dung sau:

-Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc đánh giá theo tiếp cận năng lực.

-Việc sử dụng một số công cụ trong đánh giá theo tiếp cận năng lực Danh sách tham gia phỏng vấn

STT Tên giáo viên Tên trƣờng Số năm

công tác

Ngày phỏng vấn

1 Nguyễn Thị Nga

Tổ trưởng tổ 1,2,3 Tiểu học Xuân Hòa 18 5/03/2015

2 Trần Thị Hồng Hạnh

Giáo viên Tiểu học Xuân Hòa 20 5/03/2015

3 Nguyễn Thị Hằng

GV chuyên trách Tiểu học Phù Lỗ A 13 13/03/2015

4 Tô Thị Thanh Hương

Tổ trưởng tổ 1,2,3 Tiểu học Phù Lỗ A 23 13/03/2015

2.1.5 Kết quả khảo sát thực trạng

2.1.5.1 Thực trạng đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

Để biết được tầm quan trong của việc sử dụng đánh giá trong dạy học môn TNXH chúng tôi sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi, trò chuyện với giáo viên

Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Số lượng 84 16 5 Phần trăm 80,7 15,3 4,8 80.7 15.3 4.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

rất cần thiết cần thiết bình thường

Qua biểu đồ, chúng ta đã thấy được các GV cũng có hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của việc đánh giá trong môn TNXH. Trong số các GV được điều tra thì có tới 80,7% GV cho rằng việc đánh giá trong dạy học môn TNXH là rất cần thiết, 15,3% cho rằng là cần thiết và 4,8% là bình thường và không có GV nào chọn đáp án không cần thiết. Điều đó cho thấy việc đánh

giá trong dạy học môn TNXH luôn được hầu hết các GV quan tâm.

Trong đánh giá, những phương pháp giáo viên sử dụng được thể hiện ở trong bảng sau:

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các phương pháp ĐG trong việc dạy-học TNXH STT Các phƣơng pháp Các mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp quan sát 10 9,6 40 38,4 49 47,1 5 4,8

2 Phương pháp kiểm tra

viết 104 100 0 0 0 0 0 0

3 Phương pháp vấn đáp 78 75 26 25 0 0 0 0

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy các giáo viên thường sử dụng những phương pháp đánh giá phổ biến như: Phương pháp kiểm tra viết (100%), vấn đáp (75%) đây là hai phương pháp quen thuộc và dễ thực hiện nên được sử dụng tương đối thường xuyên. Trong đó phương pháp quan sát ít được mọi người quan tâm, chỉ với (10%) GV nhận thấy khả năng ưu việt của phương pháp này nên đã sử dụng thường xuyên. Đa số những GV còn lại không thường xuyên sử dụng mặc dù biết đây là phương

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo cách tiếp cận năng lực (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)