8. Giả thuyết khoa học
2.1.3. Nội dung khảo sát thực trạng
Những thông tin thu thập được qua điều tra có liên quan tới việc đánh giá môn TNXH lớp 3 và việc sử dụng một số công cụ đánh giá trong dạy học TNXH theo tiếp cận năng lực gồm những nội dung:
- Thực trạng việc đánh giá môn TNXH lớp 3 hiện nay ( hiệu quả của việc
đánh giá, các công cụ sử dụng để đánh giá…).
- Việc sử dụng 1 số công cụ để đánh giá môn TNXH lớp 3 theo tiếp cận
năng lực.
Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung điều tra thực trạng
Nội dung điều tra
Cách thực điều tra Phiếu
điều tra
Phỏng vấn
Thực trạng việc đánh giá TNXH 3 hiện nay: - Mục đích của việc đánh giá.
- Hiệu quả của việc đánh giá hiện nay.
- Một số công cụ dùng để đánh giá.
Việc sử dụng một số công cụ để đánh giá TNXH lớp 3 theo tiếp cận năng lực:
- Tiếp cận năng lực.
- Một số công cụ sử dụng trong đánh giá tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực.
- Hiệu quả của việc đánh giá theo tiếp cận năng lực. 2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát thực trạng
Phương pháp điều tra:
Chúng tôi thiết kế phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 12 câu hỏi (Nội dung phiếu điều tra xem trong phụ lục 1), tổng số 104 phiếu và gửi cho giáo viên ở các trường tiểu học theo danh sách sau:
STT Trƣờng Tiểu học Địa chỉ Số
phiếu
1 Tiểu học Xuân Hòa Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 30
2 Tiểu học Đồng Xuân Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 24
3 Tiểu học Phù Lỗ A Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội 25
Phỏng vấn:
Phỏng vấn sau dự giờ: trao đổi với GV giảng dạy sau dự giờ về hiệu quả của việc sử dụng công cụ đánh giá trong bài học.
Phỏng vấn giáo viên ngoài giờ lên lớp: trao đổi trực tiếp với giáo viên về các nội dung sau:
-Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc đánh giá theo tiếp cận năng lực.
-Việc sử dụng một số công cụ trong đánh giá theo tiếp cận năng lực Danh sách tham gia phỏng vấn
STT Tên giáo viên Tên trƣờng Số năm
công tác
Ngày phỏng vấn
1 Nguyễn Thị Nga
Tổ trưởng tổ 1,2,3 Tiểu học Xuân Hòa 18 5/03/2015
2 Trần Thị Hồng Hạnh
Giáo viên Tiểu học Xuân Hòa 20 5/03/2015
3 Nguyễn Thị Hằng
GV chuyên trách Tiểu học Phù Lỗ A 13 13/03/2015
4 Tô Thị Thanh Hương
Tổ trưởng tổ 1,2,3 Tiểu học Phù Lỗ A 23 13/03/2015
2.1.5 Kết quả khảo sát thực trạng
2.1.5.1 Thực trạng đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3
Để biết được tầm quan trong của việc sử dụng đánh giá trong dạy học môn TNXH chúng tôi sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi, trò chuyện với giáo viên
Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Số lượng 84 16 5 Phần trăm 80,7 15,3 4,8 80.7 15.3 4.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
rất cần thiết cần thiết bình thường
Qua biểu đồ, chúng ta đã thấy được các GV cũng có hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của việc đánh giá trong môn TNXH. Trong số các GV được điều tra thì có tới 80,7% GV cho rằng việc đánh giá trong dạy học môn TNXH là rất cần thiết, 15,3% cho rằng là cần thiết và 4,8% là bình thường và không có GV nào chọn đáp án không cần thiết. Điều đó cho thấy việc đánh
giá trong dạy học môn TNXH luôn được hầu hết các GV quan tâm.
Trong đánh giá, những phương pháp giáo viên sử dụng được thể hiện ở trong bảng sau:
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng các phương pháp ĐG trong việc dạy-học TNXH STT Các phƣơng pháp Các mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp quan sát 10 9,6 40 38,4 49 47,1 5 4,8
2 Phương pháp kiểm tra
viết 104 100 0 0 0 0 0 0
3 Phương pháp vấn đáp 78 75 26 25 0 0 0 0
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy các giáo viên thường sử dụng những phương pháp đánh giá phổ biến như: Phương pháp kiểm tra viết (100%), vấn đáp (75%) đây là hai phương pháp quen thuộc và dễ thực hiện nên được sử dụng tương đối thường xuyên. Trong đó phương pháp quan sát ít được mọi người quan tâm, chỉ với (10%) GV nhận thấy khả năng ưu việt của phương pháp này nên đã sử dụng thường xuyên. Đa số những GV còn lại không thường xuyên sử dụng mặc dù biết đây là phương pháp quan trọng có thể giúp GV đánh giá HS thông qua quan sát hàng ngày trên lớp một cách chính xác và hiệu quả cao.
Thông qua trao đổi với giáo viên sau các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy phương pháp quan sát không mới, vì họ vẫn có sử dụng trong một số tiết học; thậm chí họ còn nhận thức được tác dụng, ưu điểm của phương pháp này trong việc đánh giá một số năng lực của học sinh như qua quá trình quan sát hàng ngày trên lớp, họ biết được mức độ phát triển năng lực của một học sinh là đến đâu thông qua biểu hiện, hành động, kết quả bài tập… của các em. Mặc dù GV biết cách sử dụng nhưng họ ít sử dụng bởi vì phương pháp này không thể quan sát một lúc tất cả số học sinh ở một lớp, trong khi một lớp có quá đông học sinh, một giờ học GV chỉ có thể quan sát được một nhóm hoặc một
số học sinh tiêu biểu. Ngoài ra, phương pháp quan sát đòi hỏi phải sử dụng những công cụ hỗ trợ cho việc quan sát được thuận lợi, mà thực chất những công cụ đó lại không có sẵn đòi hỏi giáo viên muốn sử dụng phương pháp này thì cần phải tự thiết kế những công cụ đó, để thiết kế một công cụ lại làm mất rất nhiều thời gian, đặc biêt là GV lại chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế những công cụ đó.
Những công cụ giáo viên thường sử dụng trong việc thực hiện đánh giá học sinh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng những công cụ đánh giá STT Công cụ Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không
bao giờ
SL % SL % SL % % SL
1 Hồ sơ học tập 98 94,3 6 5,7 0 0 0 0
2 Phiếu ĐG theo
tiêu chí 0 0 67 64,5 37 35,5 0 0
3 Thang đo/ phiếu
quan sát 25 24 59 56,7 20 19,3 0 0
4 Bảng kiểm tra 70 67,4 34 32,6 0 0 0 0
5 Trình bày miệng 94 90,4 10 9,6 0 0 0 0
6 Ghi chép ngắn 30 28,9 25 24,0 40 38,4 9 8,6
Dựa vào kết quả tổng kết trong bảng 2.3 về mức độ sử dụng các công cụ đánh giá ta thấy công cụ được sử dụng thường xuyên nhất đó là: trình bày miệng (90,4%), bảng kiểm tra (67,4%) và hồ sơ học tập (94,3%) đấy là những công cụ rất quen thuộc sử dụng trong đánh giá ở TH nói chung và trong môn
học sinh đông mà tốn ít thời gian hơn. Trong khi đó, các công cụ khác chỉ thỉnh thoảng được sử dụng trong một số tiết học như phiếu đánh giá (64,5%), thang đo/phiếu quan sát (56,7%) là do những công cụ này không có sẵn nên GV gặp khó khăn trong việc thiết kế các công cụ này.
Việc sử dụng phối hợp các công cụ khác nhau trong việc đánh giá sẽ giúp GV đánh giá chính xác các đối tượng học sinh từ đó có những điều chỉnh trong việc dạy-học cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập.
Qua việc trao đổi với GV một số trường TH sau một thời gian áp dụng thông tư 30 vào ĐG ở TH, chúng tôi nhận thấy rằng việc ĐG học sinh hiện nay không chỉ chú trọng tới đánh giá kiến thức kĩ năng như trước mà còn mở rộng đánh giá về một số mặt khác như: ĐG quá trình học tập, kết quả học tập, sự hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất thông qua việc sử dụng hai hình thức để ĐG đó là ĐG thường xuyên bằng nhận xét và ĐG định kì bằng điểm số ở kì thi cuối năm. Tuy nhiên, việc ĐG đó chỉ thể hiện rõ về ĐG kiến thức, kĩ năng mà chưa bộc lộ hết được quá trình ĐG năng lực. Vì vậy đề tài nghiên cứu tới ĐG theo TCNL nhằm xây dựng cộng cụ để làm rõ hơn quá trình đánh giá năng lực ở HS.
2.1.5.2. Việc sử dụng một số công cụ để đánh giá tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực theo tiếp cận năng lực
Qua điều tra về việc thay đổi ĐG theo TCNL ở câu 6 cho thấy 100% GV đồng ý rằng thay đổi cách đánh giá trong dạy học TNXH theo TCNL là rất cần thiết.
Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của GV về ĐG theo TCNL, để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi sử dụng phiếu điều tra (câu 7) câu kết hợp trao đổi, trò chuyện với GV.
Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ % Ý kiến a 11 10,6 Ý kiến b 20 19,2 Ý kiến c 65 62,5 Ý kiến d 8 7,7 10.6 19.2 62.5 7.7 ý kiến a ý kiến b ý kiến c ý kiến d
Qua biểu đồ cho thấy, GV cũng có những hiểu biết nhất định về ĐG theo TCNL. Trong số các GV được điều tra có tới 62,5% GV hiểu chính xác về ĐG theo TCNL, tuy nhiên vẫn còn 37,5% GV còn lúng túng chưa hiểu đúng hoặc chưa đầy đủ về ĐG theo TCNL, GV cần phải nắm rõ về đặc điểm của loại đánh giá này để từ đó có thể vận dụng hợp lí vào đánh giá học sinh.
Môn TNXH là môn học quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức thiết thực, gần gũi với cuộc sống của chính các em. Thông qua môn học này, HS sẽ hình thành và phát triển một số năng lực. Để biết được đó là
Các loại năng lực Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % Giao tiếp 58 55,7 40 38,5 6 5,8 0 0 Tính toán 0 0 18 17,3 10 9,6 76 73,1 Sáng tạo 68 65,3 25 24,1 11 10,6 0 0 Tự quản lí 70 67,3 20 19,3 14 13,4 0 0 Sử dụng CNTT và truyền thông 0 0 39 37,5 15 14,4 50 48,1 Ngôn ngữ 15 14,5 11 10,6 48 46,1 30 28,8 Hợp tác 82 78,9 22 21,1 0 0 0 0 Giải quyết vấn đề 91 87,5 13 12,5 0 0 0 0 Tự học 47 45,1 37 35,6 20 19,3 0 0 Sáng tạo 87 83,7 17 16,3 0 0 0 0 Nhận thức khoa học 79 76 25 24 0 0 0 0 Giải thích các HTKH 61 58,7 34 32,6 9 8,7 0 0
Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy qua việc dạy-học môn TNXH với nhiều kiến thức đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp học sinh hình thành những năng lực cụ thể như: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, nhận thức khoa học, tự học, sáng tạo, giải thích các hiện tượng khoa học…. Trong các năng lực nói trên, năng lực giải quyết vấn đề (87,5%), sáng tạo (83,7%), hợp tác (78,9%), nhận thức khoa học (76%), giải thích các hiện tượng khoa học (58,7%),.… là những năng lực được hình thành qua hầu hết các bài học và được GV chú ý trong khi đánh giá trong môn TNXH.
Trong những năng lực đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai năng lực: năng lực giải quyết vấn đề và năng lực nhận thức khoa hoc. Đây là những năng lực thường xuyên được GV quan tâm để đánh giá, giúp HS có thể tự
thực hiện tìm hiểu các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, qua việc phỏng vấn GV chúng tôi nhận thấy rằng, việc phát triển những năng lực đó chưa được toàn diện vì GV chưa đánh giá chính xác những năng lực đó, có nghĩa là việc đánh giá năng lực chưa phù hợp, chưa có những công cụ thích hợp để đánh giá từng mức độ của các năng lực. Vì thế trong phạm vi luận văn chúng tôi nghiên cứu hvề năng lực giải quyết vấn đề và nhận thức khoa học.
Công cụ đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy học TNXH 3:
STT Công cụ Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1. Hồ sơ học tập 104 100 0 0 0 0 0 0
2. Phiếu ĐG theo tiêu chí 32 30,8 53 50,9 19 18,3 0 0
3. Thang đo/phiếu quan sát 40 38,5 59 57,7 5 4,8 0 0
4. Bảng kiểm tra 79 76 25 24 0 0 0 0
5. Trình bày miệng 104 100 0 0 0 0 0 0
6. Ghi chép ngắn 57 54,7 40 38,6 7 6,7 0 0
Dựa vào bảng điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá thường dùng như hồ sơ học tập, trình bày miệng, bảng kiểm tra thì khi chuyển sang ĐGtheo TCNL, GV đã quan tâm sử dụng các công cụ khác như phiếu đánh giá theo tiêu chí (30,8%), thang đo/phiếu quan sát (38,5%) và ghi chép ngắn (54,7%), tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên những công cụ đó chỉ hơn trước khi GV ĐG theo TCNL là không đáng kể, vẫn còn nhiều GV thỉnh thoảng và hiếm khi mới dùng những công cụ đó.
các mức độ năng lực của HS. Việc tự thiết kế những công cụ trong ĐG theo TCNL (câu 11) được thể hiện ở bảng sau:
Số lƣợng Phần trăm
Thường xuyên 15 14,4
Ít khi 69 66,4
Không bao giờ 20 19,2
Qua trao đổi với GV và kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá quen thuộc như: bài kiểm tra, hồ sơ học tập, các câu hỏi vấn đáp được thường xuyên sử dụng vì độ tiện lợi của nó. Các loại công cụ khác như phiếu quan sát, bảng kiểm, thang đo đã được GV thường xuyên sử dụng hơn, tuy nhiên việc thiết kế những công cụ đó là ít khi( 66,4%) và không bao giờ thiết kế (19,2) là do để thiết kế được những công cụ đó cần phải mất rất nhiều thời gian, mà mỗi GV lại có rất nhiều công việc khác quan trọng hơn, ngoài ra một số lại cho rằng họ vẫn còn rất lúng túng, và chưa có kinh nghiệm để thiết kế những công cụ ĐG theo TCNL, và điều quan trọng là GV chưa biết phân chia được các mức độ cụ để cho mỗi năng lực cần đánh giá.
Nhìn chung, qua phỏng vấn và tiến hành điều tra qua phiếu chúng tôi thấy rằng: thầy/cô đều có hiểu biết nhất định về mục đích và tác dụng của việc ĐG theo TCNL trong dạy học môn TNXH lớp 3 (câu 9). Kết quả điều tra cho thấy 100% GV cho rằng ĐG theo TCNL là để đánh giá sự phát triển của học sinh so với chính mình và điều chỉnh cách dạy – học cho phù hợp. Điều này cho thấy GV đã có nhận thức đúng đắn về việc ĐG theo TCNL và nếu ĐG theo TCNL không chỉ giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập mà còn giúp các em phát triển tốt những năng lực cần có của người học sinh và giáo viên có thể đánh giá chính xác hơn năng lực của HS.
Qua điều tra thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng việc ĐG trong môn TNXH ở trường TH hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong ĐG, chưa giúp học sinh phát huy được những khả năng của mình, trong đánh giá
thì chỉ sử dụng một số phương pháp thông dụng, không có sự đầu tư nên hiệu quả ĐG chưa cao. Chính vì thế đổi mới ĐG theo TCNL là rất cần thiết, mặc dù GV cũng đã nhận thức được về ưu điểm, hiệu quả của việc ĐG theo TCNL nhưng chưa biết cách xây dựng bộ công cụ để giúp đánh giá đúng năng lực của HS. Do đó đây sẽ là một vấn đề mà đề tài hướng đến nhằm cải thiện chất lượng ĐG hiện nay.
CHƢƠNG 3
QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
3.1. Nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực
3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích