Việc sử dụng một số công cụ để đánh giá tự nhiên xã hội lớp3 theo

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo cách tiếp cận năng lực (Trang 45)

8. Giả thuyết khoa học

2.1.5.2. Việc sử dụng một số công cụ để đánh giá tự nhiên xã hội lớp3 theo

theo tiếp cận năng lực

Qua điều tra về việc thay đổi ĐG theo TCNL ở câu 6 cho thấy 100% GV đồng ý rằng thay đổi cách đánh giá trong dạy học TNXH theo TCNL là rất cần thiết.

Trước tiên, chúng tôi điều tra sự hiểu biết của GV về ĐG theo TCNL, để có được kết quả chính xác, khách quan chúng tôi sử dụng phiếu điều tra (câu 7) câu kết hợp trao đổi, trò chuyện với GV.

Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ % Ý kiến a 11 10,6 Ý kiến b 20 19,2 Ý kiến c 65 62,5 Ý kiến d 8 7,7 10.6 19.2 62.5 7.7 ý kiến a ý kiến b ý kiến c ý kiến d

Qua biểu đồ cho thấy, GV cũng có những hiểu biết nhất định về ĐG theo TCNL. Trong số các GV được điều tra có tới 62,5% GV hiểu chính xác về ĐG theo TCNL, tuy nhiên vẫn còn 37,5% GV còn lúng túng chưa hiểu đúng hoặc chưa đầy đủ về ĐG theo TCNL, GV cần phải nắm rõ về đặc điểm của loại đánh giá này để từ đó có thể vận dụng hợp lí vào đánh giá học sinh.

Môn TNXH là môn học quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức thiết thực, gần gũi với cuộc sống của chính các em. Thông qua môn học này, HS sẽ hình thành và phát triển một số năng lực. Để biết được đó là

Các loại năng lực Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % Giao tiếp 58 55,7 40 38,5 6 5,8 0 0 Tính toán 0 0 18 17,3 10 9,6 76 73,1 Sáng tạo 68 65,3 25 24,1 11 10,6 0 0 Tự quản lí 70 67,3 20 19,3 14 13,4 0 0 Sử dụng CNTT và truyền thông 0 0 39 37,5 15 14,4 50 48,1 Ngôn ngữ 15 14,5 11 10,6 48 46,1 30 28,8 Hợp tác 82 78,9 22 21,1 0 0 0 0 Giải quyết vấn đề 91 87,5 13 12,5 0 0 0 0 Tự học 47 45,1 37 35,6 20 19,3 0 0 Sáng tạo 87 83,7 17 16,3 0 0 0 0 Nhận thức khoa học 79 76 25 24 0 0 0 0 Giải thích các HTKH 61 58,7 34 32,6 9 8,7 0 0

Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy qua việc dạy-học môn TNXH với nhiều kiến thức đa dạng ở các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp học sinh hình thành những năng lực cụ thể như: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, nhận thức khoa học, tự học, sáng tạo, giải thích các hiện tượng khoa học…. Trong các năng lực nói trên, năng lực giải quyết vấn đề (87,5%), sáng tạo (83,7%), hợp tác (78,9%), nhận thức khoa học (76%), giải thích các hiện tượng khoa học (58,7%),.… là những năng lực được hình thành qua hầu hết các bài học và được GV chú ý trong khi đánh giá trong môn TNXH.

Trong những năng lực đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hai năng lực: năng lực giải quyết vấn đề và năng lực nhận thức khoa hoc. Đây là những năng lực thường xuyên được GV quan tâm để đánh giá, giúp HS có thể tự

thực hiện tìm hiểu các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, qua việc phỏng vấn GV chúng tôi nhận thấy rằng, việc phát triển những năng lực đó chưa được toàn diện vì GV chưa đánh giá chính xác những năng lực đó, có nghĩa là việc đánh giá năng lực chưa phù hợp, chưa có những công cụ thích hợp để đánh giá từng mức độ của các năng lực. Vì thế trong phạm vi luận văn chúng tôi nghiên cứu hvề năng lực giải quyết vấn đề và nhận thức khoa học.

Công cụ đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy học TNXH 3:

STT Công cụ Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1. Hồ sơ học tập 104 100 0 0 0 0 0 0

2. Phiếu ĐG theo tiêu chí 32 30,8 53 50,9 19 18,3 0 0

3. Thang đo/phiếu quan sát 40 38,5 59 57,7 5 4,8 0 0

4. Bảng kiểm tra 79 76 25 24 0 0 0 0

5. Trình bày miệng 104 100 0 0 0 0 0 0

6. Ghi chép ngắn 57 54,7 40 38,6 7 6,7 0 0

Dựa vào bảng điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá thường dùng như hồ sơ học tập, trình bày miệng, bảng kiểm tra thì khi chuyển sang ĐGtheo TCNL, GV đã quan tâm sử dụng các công cụ khác như phiếu đánh giá theo tiêu chí (30,8%), thang đo/phiếu quan sát (38,5%) và ghi chép ngắn (54,7%), tuy nhiên mức độ sử dụng thường xuyên những công cụ đó chỉ hơn trước khi GV ĐG theo TCNL là không đáng kể, vẫn còn nhiều GV thỉnh thoảng và hiếm khi mới dùng những công cụ đó.

các mức độ năng lực của HS. Việc tự thiết kế những công cụ trong ĐG theo TCNL (câu 11) được thể hiện ở bảng sau:

Số lƣợng Phần trăm

Thường xuyên 15 14,4

Ít khi 69 66,4

Không bao giờ 20 19,2

Qua trao đổi với GV và kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng ngoài việc sử dụng các công cụ đánh giá quen thuộc như: bài kiểm tra, hồ sơ học tập, các câu hỏi vấn đáp được thường xuyên sử dụng vì độ tiện lợi của nó. Các loại công cụ khác như phiếu quan sát, bảng kiểm, thang đo đã được GV thường xuyên sử dụng hơn, tuy nhiên việc thiết kế những công cụ đó là ít khi( 66,4%) và không bao giờ thiết kế (19,2) là do để thiết kế được những công cụ đó cần phải mất rất nhiều thời gian, mà mỗi GV lại có rất nhiều công việc khác quan trọng hơn, ngoài ra một số lại cho rằng họ vẫn còn rất lúng túng, và chưa có kinh nghiệm để thiết kế những công cụ ĐG theo TCNL, và điều quan trọng là GV chưa biết phân chia được các mức độ cụ để cho mỗi năng lực cần đánh giá.

Nhìn chung, qua phỏng vấn và tiến hành điều tra qua phiếu chúng tôi thấy rằng: thầy/cô đều có hiểu biết nhất định về mục đích và tác dụng của việc ĐG theo TCNL trong dạy học môn TNXH lớp 3 (câu 9). Kết quả điều tra cho thấy 100% GV cho rằng ĐG theo TCNL là để đánh giá sự phát triển của học sinh so với chính mình và điều chỉnh cách dạy – học cho phù hợp. Điều này cho thấy GV đã có nhận thức đúng đắn về việc ĐG theo TCNL và nếu ĐG theo TCNL không chỉ giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập mà còn giúp các em phát triển tốt những năng lực cần có của người học sinh và giáo viên có thể đánh giá chính xác hơn năng lực của HS.

Qua điều tra thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng việc ĐG trong môn TNXH ở trường TH hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong ĐG, chưa giúp học sinh phát huy được những khả năng của mình, trong đánh giá

thì chỉ sử dụng một số phương pháp thông dụng, không có sự đầu tư nên hiệu quả ĐG chưa cao. Chính vì thế đổi mới ĐG theo TCNL là rất cần thiết, mặc dù GV cũng đã nhận thức được về ưu điểm, hiệu quả của việc ĐG theo TCNL nhưng chưa biết cách xây dựng bộ công cụ để giúp đánh giá đúng năng lực của HS. Do đó đây sẽ là một vấn đề mà đề tài hướng đến nhằm cải thiện chất lượng ĐG hiện nay.

CHƢƠNG 3

QUY TRÌNH VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

3.1. Nguyên tắc xây dựng công cụ đánh giá trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực

3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Công cụ đánh giá phải đảm bảo thực hiện được mục đích, nội dung đánh giá, đó là phải đánh giá được các năng lực của học sinh trong dạy học môn TNXH lớp 3. Công cụ đánh giá phải giúp giáo viên thu thập được những thông tin về học sinh để đánh giá được sự tiến bộ, mức độ mà học sinh đạt được. Do vậy, công cụ được xây dựng cần có các tiêu chí cụ thể, các mức độ phải được phân chia rõ ràng. Từ đó, giáo viên có thể xác định được những tiêu chí, mức độ về năng lực mà mỗi học sinh đạt được.

3.2. Nguyên tắc đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy

Độ giá trị cho biết tính chính xác của phép đo. Độ tin cậy cho biết mức độ ổn định của phép đo. Do vậy, khi xây dựng công cụ đánh giá, cần chú ý xây dựng công cụ đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy. Tức là công cụ đánh giá phải giúp giáo viên thu thập được những thông tin chính xác về những năng lực cần đánh giá của học sinh. Những thông tin này phải phản ánh chính xác, đúng đắn mức độ năng lực mà học sinh đạt được. Mặt khác, công cụ đánh giá cũng phải ổn định khi thu thập những thông tin về năng lực cần đánh giá của học sinh. Công cụ đánh giá này không bị ảnh hưởng, chịu sự chi phối của người đánh giá, các yếu tố khách quan bên ngoài,… trong quá trình thu thập thông tin. Nghĩa là, khi giáo viên sử dụng công cụ đánh giá này nhiều lần trên cùng một đối tượng học sinh thì những thông tin thu thập được từ công cụ này phải thống nhất với nhau.

3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

Đảm bảo tính khách quan có nghĩa là bộ công cụ xây dựng được phục vụ cho đánh giá phải phản ánh được chính xác, đúng năng lực của người học. Do vậy, khi xây dựng công cụ đánh giá, cần có những tiêu chí cụ thể, tránh đưa ra những tiêu chí chung chung. Các tiêu chí này cần được diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu để giúp người đánh giá giá hiểu đúng, hiểu đủ. Các tiêu chí cũng cần thể hiện các khía cạnh khác nhau của năng lực cần đánh giá để đảm bảo đánh giá đầy đủ các mặt của năng lực. Các tiêu chí cần được lượng hóa cụ thể giúp giáo viên dễ dàng thu thập thông tin khách quan, không bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá. Ngoài ra, công cụ đánh giá phải thể hiện rõ các mức độ của năng lực để khi GV nhìn vào đó là có thể thấy được ngay năng lực mà học sinh đạt được ở mức độ nào.

3.2. Quy trình xây dựng công cụ đánh giá theo tiêu chí trong dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực hƣớng tiếp cận năng lực

Qua quá trình tìm hiểu về quy trình xây dựng bộ công cụ đánh, chúng tôi thấy được nhiều ý kiến khác nhau, xét về mức độ phù hợp và dễ vận dụng trong môn TNXH lớp 3 nên chúng tôi lựa chọn quy trình như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, nội dung đánh giá

Mục đích đánh giá: Cần xác định rõ mục đích đánh giá để xây dựng công cụ đánh giá cho phù hợp. Để xác định mục đích đánh giá, chúng ta cần trả lời câu hỏi: đánh giá để làm gì? Trong đề tài này, chúng tôi xác định mục đích đánh giá là: đánh giá năng lực của học sinh nhằm xác định mức độ mà học sinh đạt được trong quá trình học tập, từ đó giúp giáo viên và học sinh có những điều chỉnh về dạy và học cho phù hợp.

Bước 2: Xây dựng rubrick đánh giá (tiêu chí và mức độ đánh giá)

Để xây dựng được rubrick đánh giá học sinh một cách cụ thể, và đánh

giá được học sinh một cách chính xác thì chúng ta phải xác định các tiêu chí và mức độ cần ĐG để có thể đánh giá đúng năng lực của học sinh:

-Xác định các tiêu chí đánh giá. Để xác định được các tiêu chí đánh giá theo năng lực cần căn cứ vào những biểu hiện thể hiện của năng lực. Các tiêu chí đó phải phù hợp, gắn liền với nội dung chương trình của bài thì việc thực hiện ĐG năng lực gắn với bài học đó mới đạt hiệu quả cao. Việc đưa các tiêu chí nào vào để đưa vào phiếu hướng dẫn đánh giá phụ thuộc vào mong đợi của người học, đồng thời phụ thuộc vào mục tiêu quan trọng của việc đánh giá. Phiếu hướng dẫn đánh giá này không những đánh giá kĩ năng, kiến thức của người học, mà còn đánh giá năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của người học. Vì thế, các tiêu chí đánh giá cần thể hiện rõ điều này.

-Xác định các mức độ tương ứng với những tiêu chí đánh giá đã đặt ra, các mức độ phân chia càng cụ thể, rõ ràng thì việc đánh giá học sinh càng chính xác. Khi sắp xếp các mức độ phải sắp theo thứ tự tăng dần, từ thấp đến cao. Lưu ý cần gán điểm cho phù hợp với từng mức độ đánh giá, điểm cao nhất với mức cao nhất. Số lượng các mức độ đánh giá phụ thuộc vào mục đích đánh giá. Chẳng hạn, nếu muốn phân định rõ HS đạt hay chưa đạt thì sử dụng các mức độ theo số chẵn (4 hoặc 6 mức độ), nếu muốn có một năng lực trung bình thì dử dụng mức độ theo số lẻ (3 hoặc 5 mức độ).

Bước 3: Thiết kế phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí

Dựa vào các tiêu chí, mức độ đánh giá đã xây dựng được ở bước 2 để thiết kế phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí. Phiếu này gồm các nội dung sau:

-Thông tin về người cần đánh giá (HS). -Nội dung đánh giá (năng lực cần đánh giá). -Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá. -Tổng hợp kết quả đánh giá người học (HS).

PHIẾU HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ

Tên bài học:……… Nội dung đánh giá:…………. Rubrick đánh giá:

Năng lực Tiêu chí Mức độ Điểm

Rất tốt 4 Tốt 3 Bình thường 2 Không tốt 1

Năng lực 1 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Năng lực 2 …………

STT Họ tên HS

Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực nhận thức khoa học

Tổng điểm

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

1 Nguyễn A

Bước 4: Tiến hành thử nghiệm công cụ đánh giá.

Sau khi thiết kế xong phiếu hướng dẫn đánh giá cần:

- Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, giáo viên… góp ý cho phiếu hướng dẫn đánh giá.

- Tổ chức đánh giá để thử nghiệm phiếu hướng dẫn đánh giá nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện phiếu hướng dẫn đánh giá.

 Bước 5: Hoàn thiện công cụ đó.

Dựa vào quá trình thiết kế bộ công cụ và qua việc thực nghiệm, GV sẽ phát hiện được ưu điểm, nhược điểm của bộ công cụ, từ đó GV có những điều chỉnh cho phù hợp để có thể đánh giá đúng chất lượng HS.

3.3. Vận dụng xây dựng công cụ đánh giá theo tiêu chí trong dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 theo tiếp cận năng lực

3.3.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Bước 1: Xác định mục đích, nội dung đánh giá

-Để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, thông qua đánh

giá giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy để nâng cao chất lượng dạy - học.

Bước 2: Xác định các tiêu chí và mức độ cần đánh giá để đánh giá đúng

năng lực của học sinh

* Các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và biểu hiện:

Các tiêu chí Biểu hiện

- Phát hiện được vấn đề - HS phát hiện được bản chất của vấn đề và câu hỏi quan trọng nhất cần trả lời.

- HS liên hệ được giữa vấn đề đã phát hiện với nội dung học tập.

- Đề xuất được cách giải quyết vấn đề

- HS thu thập được những thông tin liên quan đến vấn đề.

- HS đưa ra các phương án giải quyết vấn đề có thể.

- Đánh giá từng giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu

- Đánh giá từng giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu.

- Thực hiện giải pháp đã lựa chọn và đánh giá hiệu quả

- HS giải quyết được vấn đề (tháo gỡ được khó

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ đánh giá học sinh trong dạy học môn tự nhiên xã hội lớp 3 theo cách tiếp cận năng lực (Trang 45)