Đặc điểm hoạt động của ngàn hY tế ảnh hưởng đến hoạt động KSNB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Biên Hòa (Trang 29 - 33)

Kiểm toán nội bộ đƣợc lãnh đạo Doanh Nghiệp sử dụng các chuyên gia có nhiệm vụ kiểm tra và soát x t tất cả các bộ phận và chức năng của Doanh Nghiệp và báo cáo lại kết quả công việc mà mình thực hiện. Kiểm toán nội bộ, một mặt, phải dựa trên đánh giá rủi ro để xác định khu vực, trọng tâm kiểm tra và lên kế hoạch kiểm toán, mặt khác sẽ giúp đánh giá và xác định tính hiệu quả cũng nhƣ tham gia cải thiện hệ thống KSNB trong Doanh Nghiệp. Vai trò này đƣợc thực hiện bằng cách xem x t các bƣớc KSNB có đƣợc thực hiện hay không, qua đó xác định và cảnh báo các rủi ro trọng yếu ảnh hƣởng đến hoạt động của Doanh Nghiệp, và đƣa ra các kiến nghị và kế hoạch hành động để kiểm soát và giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực của các rủi ro đó. Khi đƣa ra các kiến nghị và hành động, kiểm toán nội bộ cũng phải quan tâm đến các rủi ro có liên quan cũng nhƣ môi trƣờng tồn tại các rủi ro đó.

1.5 Đặc điểm hoạt động của ngành y tế ảnh hưởng đến hệ thống KSNB 1.5.1 Đặc điểm hoạt động ngành y tế 1.5.1 Đặc điểm hoạt động ngành y tế

Tại nƣớc ta, ngành y tế là một đơn vị hành chánh sự nghiệp có thu, hoạt động phục vụ sức khỏe của cộng đồng. Về nguyên tắc ngành y tế không đƣợc hoạt động tối đa hóa lợi nhuận mà lấy tính nhân văn phục vụ cứu ngƣời là trên hết, tuy nhiên ngành phải hoạt động có hiệu quả, tích lũy thì mới phát triển, mở rộng và mua sắm thiết bị Y tế mới hiện đại, phục vụ khám chữa bệnh tốt hơn, đây là đặc điểm lớn của ngành.

1.5.2 Đặc điểm hoạt động của ngành Y tế ảnh hưởng đến hoạt động KSNB . KSNB .

Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy đƣợc câu n i của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhƣờng nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lƣơng tâm, trách nhiệm, đạo đức của ngƣời làm nghề, nhƣng với đặc thù của ngành y thì ngƣời hành nghề cần phải đề cao đạo

đức nghề nghiệp mà X hội thường gọi à Y Đức.

Đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con ngƣời là ngành nhân đạo thầy thuốc vì vậy đòi hỏi ngƣời cán bộ y tế phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lƣơng tâm nghề nghiệp. Phải đƣợc đào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành khác.

Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trƣớc sức khoẻ của con ngƣời và tính mạng của ngƣời bệnh. Là lao động hết sức khẩn trƣơng giành giật từng giây từng phút trƣớc tử thần để cứu tính mạng ngƣời bệnh. Là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con ngƣời làm ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế

Là loại lao động luôn tiếp xúc với những ngƣời có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thƣờng. Ngƣời bệnh là ngƣời có tổn thƣơng về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu nhƣ trình độ nhận thức hiểu biết chƣa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc - những ngƣời đang tìm cách cứu sống họ. Vì vậy đối với ngành y tế đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn và quan tâm sâu sắc hơn.

Đào tạo nhiều cán bộ có chất lƣợng cho ngành ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào việc nâng cao chất lƣợng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, cử nhiều chuyên gia phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong các nƣớc. Dù bất kỳ ở đâu các thế hệ thầy thuốc Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần phục vụ, thực hiện tốt đạo đức y tế phục vụ ngƣời bệnh với trách nhiệm cao xây dựng ngành Y tế phát triển ngang tầm với các nƣớc trong khu vực.

Tuy nhiên, khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, nhu cầu khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng cao, trong lúc kinh phí dành cho ngành y tế có hạn, đời sống cán bộ y tế quá khó khăn, điều kiện đáp ứng thiếu thốn, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao trong lúc điều kiện đáp ứng thiếu thốn, ngành y tế đã phấn đấu nỗ lực hết sức mình để duy trì hoạt động đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trình độ cán bộ y tế đƣợc nâng cao, kỹ thuật hiện đại đƣợc áp dụng, các máy móc trang thiết bị đƣợc bổ sung, chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng cao rõ rệt, nhiều bệnh hiểm nghèo trƣớc đây phải chuyển ra nƣớc ngoài thì ngày nay đã giải quyết đƣợc ở trong nƣớc. Tuy nhiên so với nhu cầu thì chúng ta chƣa có điều kiện để đáp ứng. Vì vậy không khỏi có những tiêu cực xảy ra vi phạm đạo đức y học của một số ít

cán bộ y tế đòi hỏi chúng ta phải luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện để giảm bớt những tiêu cực làm ảnh hƣởng đến thanh danh của ngƣời thầy thuốc.

Với thực trạng trên, để nâng cao vấn đề y đức, chúng ta cần tăng cƣờng thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục cho nhân viên Y tế

Đối với nhân viên y tế

Cần tuyên truyền giáo dục để mỗi ngƣời nhân viên y tế nhận thức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, có lòng yêu ngành yêu nghề, với đạo đức, trách nhiệm và tình yêu thƣơng chia sẻ với các đối tƣợng bệnh nhân. Luôn có tinh thần học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn, trau dồi đạo đức lối sống, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Lƣơng Y nhƣ từ mẫu”.

Đối với người ệnh và người dân

Cần tuyên truyền sâu rộng những kiến thức về phòng và chữa bệnh tật, những chế độ chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ, để ngƣời dân thông cảm và hợp tác với nhân viên Y tế khi tham gia khám chữa bệnh. Hai là, nhóm giải pháp về tổ chức – Nhân lực – Đào tạo

Nâng qui mô giƣờng bệnh bệnh cho các cơ sở y tế. Phát triển các bệnh viện chuyên khoa hiện có và hoàn thiện hệ thống bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bảo đảm nguồn nhân lực đủ về số lƣợng, từng bƣớc nâng cao về chất lƣợng. Đa dạng hóa nguồn nhân lực thông qua hợp đồng với cán bộ hƣu trí còn đủ sức khỏe, huy động mạng lƣới hành nghề y dƣợc tƣ nhân, cộng tác viên và nhân viên sức khỏe cộng đồng. Nâng cao chất lƣợng chuyên môn với hình thức đào tạo tại chỗ.

Chǎm lo tốt đời sống của cán bộ công nhân viên về tinh thần và vật chất, để họ yên tâm tận tình phục vụ ngƣời bệnh. Trong 5 năm tới, ngành y tế cần tập trung giải quyết các vấn đề an ninh trong môi trƣờng bệnh viện; chăm lo cho những ngƣời bị phơi nhiễm, bị bệnh nghề nghiệp, nhà ở tập thể cho cán bộ công chức có thu nhập thấp, phƣơng tiện đƣa đón đối với những cán bộ công chức ở xa nơi làm việc, cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dƣỡng, nhất là đối với điều dƣỡng, hộ lý và đối với những cơ sở y tế tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đồng thời có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực cao.

Ba là, nhóm giải pháp về chuyên môn

Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị để giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh. Tập trung phát triển một số kỹ thuật mới và hiện đại tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát huy trí tuệ của toàn ngành. Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm mục đích: tǎng cƣờng mối quan hệ song phƣơng, chuyển giao các tiến bộ khoa học, đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, mở rộng liên doanh liên kết, tranh thủ sự giúp đỡ nhân đạo của các tổ chức quốc tế, và chuẩn bị cho quá trình hội nhập.

Thứ tƣ là, nhóm giải pháp về đầu tƣ và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc Thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ khám chữa bệnh. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài ngành, để cùng đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: bán công, hợp tác, góp vốn, thuê mƣớn .v.v, hình thành hệ thống các bệnh viện tƣ nhân.

Tǎng cƣờng công tác thanh tra và kiểm tra về khám chữa bệnh. Xây dựng các quy trình, quy phạm trong quản lý chuyên môn, đặc biệt đối với những khâu liên quan trực tiếp tới sinh mạng bệnh nhân nhƣ cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật, sinh đẻ.

Làm tốt công tác thi đua khen thƣởng, kịp thời động viên những tấm gƣơng tận tuỵ phục vụ ngƣời bệnh đồng thời xử lý nghiêm minh những biểu hiện thiếu trách nhiệm và gây phiền hà cho ngƣời bệnh, ảnh hƣởng đến uy tín của ngành.

 Phòng khám, bệnh viện là nơi có nhiều ngƣời đến khám chữa bệnh, ngƣời thân của ngƣời bệnh cũng đi theo, vì vậy tạo ra môi trường kiểm soát phức tạp

hơn những hoạt động SXKD thông thƣờng.

 Hoạt động ngành y có nhiều rủi ro bao gồm rủi ro khách quan và chủ quan

nhƣ:

Mỗi một sai sót trong nghề y có giá bằng tính mạng… những ngƣời khác. Rủi ro về con ngƣời: nhƣ tai nạn trong nghề nghiệp dẫn đến tử vong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rủi ro về kinh tế: Thất thoát thuốc, thất thoát viện phí, máy móc thiết bị y tế thiếu, hỏng…vật tƣ y tế leo thang, nhầm giá…

- Ngành y tế có công tác truyền thông mạnh nhất là y tế dự phòng chống dịch, chích vacxin, …

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị rủi ro tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố Biên Hòa (Trang 29 - 33)