Thu thập vật chứng

Một phần của tài liệu thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự (Trang 47 - 49)

Tồn tại

Khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2003 có đoạn quy định “Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản”. Thêm vào đó điểm a khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003

cũng quy định thêm “Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án”. Như vậy, BLTTHS 2003 quy định vật chứng trong vụ án hình sự khi thu thập phải được

niêm phong và vấn đề niêm phong, mở niêm phong vật chứng đòi hỏi đều “phải

được tiến hành theo quy định của pháp luật”. Quy định như vậy cho thấy được sự

chặt chẽ cũng như tầm quan trọng của việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng

trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, “quy định pháp luật” quy định việc

niêm phong, mở niêm phong vật chứng mà BLTTHS 2003 đề cập ở đây là quy định pháp luật nào thì vẫn chưa được đề cập hay hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó,

tại Điều 145 BLTTHS 2003 cũng có đoạn quy định “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cần niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện giai đình, chính quyền và người chứng kiến”. Tuy nhiên,

quy định tại Điều 145 BLTTHS 2003 cũng chỉ mới quy định một cách chung

chung về việc niêm phong vật chứng thu giữ được khi khám xét, còn vấn đề việc

khi thu thập thì không được quy định cụ thể. Bên cạnh đó, vật chứng sau khi niêm

phong thì cũng có lúc cần phải được mở niêm phong để phục vụ cho quá trình giải

quyết vụ án. Trong khi đó, BLTTHS 2003 cũng không có một quy định pháp lý rõ

ràng về việc mở niêm phong vật chứng phải được thực hiện như thế nào là đúng

quy định. Do đó, vấn đề niêm phong vật chứng khi thu thập, mở niêm phong vật

chứng trong quá trình giải quyết vụ án vẫn là một nội dung bỏ ngỏ chưa được BLTTHS 2003 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đề cập hướng dẫn cụ thể.

Niêm phong, mở niêm phong vật chứng là một thủ tục tố tụng quan trọng nhằm

đảm bảo cho vật chứng khi thu thập giữ được tính nguyên vẹn, sự bí mật, đảm bảo

giá trị chứng minh phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án. Nếu chỉ quy định một

cách chung chung mà không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể thì việc niêm phong, mở

niêm phong vật chứng sẽ được hiểu và thực hiện như thế nào cho đúng quy định.

Từ đó, có thể dẫn đến việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được hiểu và

vận dụng không thống nhất, không đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục khi thực hiện,

gây ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của vật chứng trong quá trình giải quyết vụ

án.

Giải pháp

Để có cơ sở cho việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình

giải quyết vụ án được thực hiện chặt chẽ và thống nhất, thiết nghĩ cần ban hành

quy chế quy định rõ ràng, cụ thể thủ tục niêm phong vật chứng khi thu thập cũng

như việc mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể, quy

chế hướng dẫn việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải

quyết vụ án phải đảm bảo quy định rõ các vấn đề như: như thế nào là việc niêm

phong vật chứng; những loại vật chứng nào cần phải được niêm phong khi thu

thập, thu giữ; trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện việc niêm phong vật chứng; trường hợp nào mở niêm phong vật chứng; trình tự, thủ tục tiến hành thực hiện

việc mở niêm phong vật chứng; thành phần tham gia vào việc niêm phong, mở

niêm phong vật chứng; biên bản niêm phong, mở niêm phong vật chứng... Có như

vậy thì vấn đề niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự mới được cụ thể hóa, chặt chẽ về mặt thủ tục và thống nhất khi thực

hiện, góp phần bảo vệ giá trị chứng minh của vật chứng trong quá trình giải quyết

Một phần của tài liệu thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)