Chủ thể bảo quản vật chứng

Một phần của tài liệu thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự (Trang 38 - 47)

Theo quy định trước đây trong BLTTHS 1988 thì hồ sơ vụ án ở cơ quan nào

thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng34. Điều này có nghĩa rằng cả

bốn cơ quan bao gồm; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án đều có trách nhiệm bảo quản vật chứng nếu hồ sơ vụ án được chuyển đến từng cơ quan. Đến khi BLTTHS 2003 ban hành, trách nhiệm bảo quản vật chứng quy định cụ thể tại điểm đ khoản 2 Điều 75 theo đó “Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án”.

Như vậy, BLTTHS 2003 đã bỏ quy định trách nhiệm bảo quản vật chứng theo hướng “hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng” như quy định trong BLTTHS 1988. Trách nhiệm bảo quản vật chứng theo quy định mới trong BLTTHS 2003 không còn phụ thuộc vào việc hồ sơ vụ án đang nằm ở cơ quan nào mà là tùy vào từng giai đoạn tố tụng trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì cơ quan Công an có trách

nhiệm bảo quản còn trong giai đoạn xét xử và thi hành án thì do cơ quan thi hành án đảm trách. Quy định mới này đã thu gọn đầu mối trách nhiệm bảo quản vật

chứng, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đồng thời cũng tránh tình trạng vật chứng

33Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường,

http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013].

34Khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 1988. “Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn

lộn và hư hỏng. Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng là

tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định

ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách

phải di chuyển nhiều lần giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có thể dẫn đến vật

chứng bị mất mát, hư hỏng hay biến đổi ngoài ý muốn.

Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì cơ quan

Công an có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố là

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố khi cần nghiên cứu, sử

dụng vật chứng. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành các

bản án và quyết định của tòa án có liên quan đến vật chứng.

Đối với những vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ quan Công an và cơ quan thi hành án có trách nhiệm bảo quản. Bên cạnh hai cơ quan này thì

trách nhiệm bảo quản vật chứng còn thuộc về các cơ quan chuyên trách; chủ sở

hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản, người thân thích của họ hoặc chính

quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi có vật chứng trong trường hợp vật chứng

không thể đưa về bảo quản tại cơ quan tiến hành tố tụng.

Song song với việc quy trách nhiệm bảo quản vật chứng, luật tố tụng hình

sự còn quy định cụ thể trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ bảo quản vật

chứng. Theo đó người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng,

phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại

vật chứng của vụ án thì tùy theo tính chất mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu

trách nhiệm hình sự theo quy định. Trong trường hợp có hành vi thêm, bớt, sửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án thì cũng phải chịu trách

nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (quy định tại khoản 3 Điều 75 BLTTHS 2003). Quy định này có ý nghĩa quan

trọng, là cơ sở pháp lý để những người được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng

nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt việc bảo quản vật chứng, ngăn

ngừa và phòng chống các hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến việc bảo quản vật

chứng.

2.2.3. Trình tự, thủ tục bảo quản vật chứng

Bảo quản vật chứng được tiến hành ngay sau khi thu thập, đây là thủ tục cần

thiết nhằm đảm bảo cho vật chứng giữ được giá trị chứng minh và cả giá trị sử

dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vật chứng được phân thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của mỗi loại mà có biện pháp bảo quản riêng

Đối với những vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất

nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ được đưa đi bảo quản tại ngân hàng và cơ

quan chuyên trách thì thực hiện như sau (điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003):

- Đưa đi giám định ngay sau thu thập trước khi chuyển giao cho cơ quan

chuyên trách bảo quản. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại

các Điều 155, 156, 157 của BLTTHS 2003.

- Sau khi giám định đưa đi bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên

trách. Việc cơ quan tiến hành tố tụng chuyển giao vật chứng cho cơ quan chuyên

trách bảo quản phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định thống nhất (Điều

95 BLTTHS 2003).

Đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo

quản mà giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người

thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan tổ chức nơi có vật chứng

bảo quản thì trình tự, thủ tục được thực hiện như sau35:

- Trước khi giao tài sản phải thành lập hội đồng định giá tài sản gồm đại

diện của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án, cơ quan tài chính

cùng cấp và các chuyên gia, nếu xét thấy cần thiết. Việc giao nhận tài sản là vật

chứng cho người khai thác, sử dụng phải được lập biên bản, mô tả thực trạng tài

sản. Biên bản giao nhận phải có chữ ký và dấu của bên giao, chữ ký và dấu (nếu

có) của bên nhận. Biên bản giao nhận phải được lập thành ba bản, mỗi bên giữ một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án.

Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản tại kho vật

chứng thì trình tự, thủ tục như sau36:

- Khi cần đưa vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án nhập

kho hoặc xuất kho, để phục vụ hoạt động tố tụng hoặc chuyển giao sang kho vật

chứng khác, Thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án phải có lệnh nhập kho hoặc

lệnh xuất kho. Lệnh nhập kho, lệnh xuất kho ghi rõ chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác cần nhập kho, xuất kho, lý do,

thời gian nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người giao hoặc nhận lệnh nhập kho,

35 Hướng dẫn tại điểm a mục 4 Phần I, Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP

ngày 24 tháng 10 năm 1998.

36 Hướng dẫn tại Điều 9 và 10 Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 18/2002/NĐ – CP ngày 18 tháng 2 năm 2002.

lệnh xuất kho phải có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan thụ lý vụ án và đóng dấu cơ

quan thụ lý vụ án.

- Khi giao hoặc nhận vật chứng, đồ vật, tài liệu khác tại kho vật chứng, người

giao hoặc nhận phải xuất trình lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và giấy tờ tùy

thân. Thủ kho vật chứng chỉ nhập kho hoặc xuất kho khi có đầy đủ các thủ tục giấy

tờ. Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được

của vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm :

+ Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết

khác của người đến giao hoặc nhận.

+ Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có).

+ Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi

rõ giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho

hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc

vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.

+ Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho,

xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan

quản lý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao,

bên nhận; mỗi bên giữ một bản.

Việc tuân thủ đúng những trình tự, thủ tục khi tiến hành bảo quản vật chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo quản vật chứng. Vật chứng khi thu thập

để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án, ngoài việc áp dụng các biện pháp bảo

quản phù hợp thì việc bảo quản cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định nhằm bảo vệ tốt nhất giá trị chứng minh của vật chứng để phục vụ cho suốt

quá trình giải quyết vụ án. Một khi vật chứng không được bảo quản theo đúng

những trình tự, thủ tục quy định thì có thể dẫn đến vật chứng không được nguyên

vẹn, xảy ra mất mát, lẫn lộn, hư hỏng từ đó gây khó khăn cho quá trình giải quyết

vụ án.

2.3. Xử lý vật chứng

Xử lý vật chứng là việc áp dụng những biện pháp khác nhau do luật tố tụng

hình sự quy định để giải quyết những vật chứng khi vụ án bị đình chỉ hoặc giải

quyết xong. Vật chứng thu thập được trong vụ án có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào đặc điểm, của từng loại vật chứng mà có những biện pháp xử lý khác

nhau cho phù hợp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 thì vật

chứng được xử lý bằng những biện pháp như sau:

“Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy.

Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.

Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật.

Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu, tiêu hủy”.

Đối với nhóm vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành

thì có hai biện pháp xử lý có thể được áp dụng là tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc

tịch thu để tiêu hủy nhưng luật lại không nói rõ khi nào thì cần tịch thu, sung quỹ nhà nước, khi nào thì cần tịch thu để tiêu hủy. Tuy nhiên, khi căn cứ vào mục đích

xử lý của từng biện pháp và giá trị của từng loại vật chứng cho thấy. Biện pháp xử

lý tịch thu, sung quỹ Nhà những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật

cấm lưu hành được áp dụng khi những vật này có giá trị làm lợi cho ngân sách Nhà nước mà nếu đem tiêu hủy những vật này thì sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết. Ngược lại, biện pháp xử lý tịch thu, tiêu hủy những vật chứng là công cụ, phương

tiện phạm, vật cấm lưu hành sẽ được áp dụng khi những vật này không có giá trị

và nếu để nó tồn tại thì có thể sẽ gây nguy hại cho xã hội. Chẳng hạn, vật chứng là

ma túy các loại, văn hóa phẩm đồ trụy, tài liệu phản động..., thì sẽ bị xử lý bằng

Đối với vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ

chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện

phạm tội thì cũng có hai biện pháp xử lý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ nhất, nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì

sẽ trả lại cho họ. Việc trả lại những vật chứng, tiền bạc này có thể được thực hiện

trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xét

xử vụ án mà không cần phải đợi đến khi vụ án được đình chỉ hoặc giải quyết xong

(khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003). Cũng cần phải nói thêm là nếu những vật chứng

này là những vật thuộc loại vật cấm lưu hành thì cho dù xác định được chủ sở hữu

hoặc người quản lý họp pháp cũng sẽ không được trả lại cho họ mà sẽ bị tịch thu để sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy.

- Thứ hai, nếu không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp

pháp thì tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Việc sung quỹ Nhà nước trong trường hợp

này cũng chỉ được thực hiện khi vật chứng là những vật là những vật có giá trị nếu

không có giá trị thì cũng sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.

Đối với vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì được xử lý

bằng biện pháp tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là

những tiền bạc, tài sản người phạm tội có được do thực hiện hành vi phạm tội mà

không phải là do chiếm đoạt được của người khác. Ví dụ, tiền bạc, tài sản người

phạm tội có được do buôn lậu, mua bán ma túy, kinh doanh trái phép, mua bán hàng giả...Bên cạnh đó, tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có còn là tiền bạc, tài sản mà người phạm tội có được do chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của người khác rồi sau đó dùng đầu tư vào lĩnh vực nào đó và có lợi nhuận. Ví dụ, một người chiếm đoạt

tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé xổ số và trúng thưởng thì số tiền trúng thưởng xổ số đó cũng được xem là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có và sẽ bị tịch

thu, sung quỹ Nhà nước37.

Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì được xử lý bằng

biện pháp bán theo quy định của pháp luật. Đây là những loại vật chứng không

thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003. Việc bán những

37 Phần I mục 3 Công văn của Tòa án nhân dân tối cao ngày 17 tháng 3 năm 1999 về việc giải đáp bổ sung một

loại vật chứng này được thực hiện theo quy định bán đấu giá tài sản và gửi tiền vào

tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước để quản lý38.

Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu

hủy. Đây là những vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án nhưng không thuộc

Một phần của tài liệu thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự (Trang 38 - 47)