lẫn lộn, hư hỏng vật chứng
3.2.2.1. Tồn tại
Nếu như việc thu thập vật chứng quan trọng bao nhiêu thì việc bảo quản vật
chứng khi thu thập được lại càng quan trọng bấy nhiêu. Vật chứng một khi đã được
thu thập nhưng không làm tốt công tác bảo quản, để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng thì
chẳng những không đảm bảo được giá trị chứng minh, mà còn có thể gây thiệt hại
về giá trị kinh tế. Do đó, BLTTHS 2003 quy định vật chứng cần phải được bảo
quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Tuy nhiên, trong thực tế
vẫn còn tình trạng vật chứng đã được thu thập nhưng do cán bộ giải quyết vụ án
thiếu tinh thần trách nhiệm, xem nhẹ tầm quan trọng của việc bảo quản vật chứng,
không quản lý, bảo quản tốt vật chứng nên dẫn đến vật chứng bị mất mát, lẫn lộn, hư hỏng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trở
thu được vật chứng là mẫu tóc, dép, nhưng sau đó đã để mất, gây khó khăn cho
việc xác định rõ tung tích của nạn nhân có đúng là Dương Thị Mỹ hay không45. Hay trong vụ Huỳnh Văn Nam “giết người, cướp tài sản” ở Đồng Nai. Cơ quan điều tra thu được vật chứng là hai chiếc cúc áo tại hiện trường vụ án, nhận định
một chiếc của bị cáo, một chiếc của nạn nhân, nhưng khi thu giữ không niêm phong, không đánh dấu cụ thể nên cuối cùng để lẫn lộn không xác định được chiếc
cúc áo nào là của ai46. Qua hai vụ án vừa nêu cho thấy, việc bảo quản vật chứng
trong thực tế vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc bảo quản nguyên vẹn, không để mất
mát, lẫn lộn, hư hỏng trước hết là do cán bộ giải quyết vụ án thiếu tinh thần trách
nhiệm, bất cẩn, cẩu thả trong việc bảo quản vật chứng nên dẫn đến việc bảo quản
vật chứng chưa được thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, việc bảo quản vật chứng trong thực tế chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra cũng một phần là do hệ thống kho bảo quản vật chứng ở các cơ quan
chuyên trách vẫn còn thiếu và sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản nguyên
vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng theo đúng quy định. Điển hình như kho bảo quản vật chứng của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự. Theo báo cáo đánh giá tổng kết năm 2012 của Tổng cục thi hành án dân sự47 thì trong số 764
kho vật chứng cần xây dựng cho các Cục và Chi cục trên cả nước, hiện chỉ có 213 kho đã và đang được xây dựng, chiếm tỉ lệ 27.88%. Trong số các kho này, chỉ có
một số kho mới được xây dựng gần đây đáp ứng nhu cầu sử dụng; còn lại, nhiều
kho chỉ được xây dựng tạm, nhiều kho diện tích nhỏ, không đủ các điều kiện để
bảo quản vật chứng theo đúng quy định của quy chế quản lý kho vật chứng; hầu
hết các đơn vị phải trưng dụng phòng làm việc; sử dụng kho tạm hoặc thuê kho, thuê nhà dân để bảo quản vật chứng. Thực tế hệ thống kho bảo quản vật chứng không đảm bảo cũng là một nhân tố dẫn đến việc bảo quản vật chứng chưa đáp ứng được yêu cầu quy định.
Như vậy, việc bảo quản vật chứng trên thực tế vẫn còn một số tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng
vật chứng ngoài ảnh hưởng từ phía tinh thần trách nhiệm của những cán bộ giải
45Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường,
http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013].
46Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường,
http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013].
47 Bộ Tư pháp, Tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ về quản lý kho vật chứng,
http://moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/ThongTinChung/View_Detail.aspx?ItemID=125, [ truy cập
quyết vụ án còn do hệ thống kho bảo quản vật chứng chưa được đảm bảo. Do đó,
cần có giải pháp khắc phục để công tác bảo quản vật chứng trên thực tế được thực
hiện có hiệu quả nhằm bảo vệ giá trị chứng minh và đồng thời đảm bảo được giá
trị kinh tế của vật chứng.
3.2.2.2. Giải pháp
Bảo quản vật chứng là hoạt động có mục đích nhằm giữ cho vật chứng có được giá trị chứng minh và giá trị kinh tế trong suốt thời gian diễn ra quá trình giải
quyết vụ án. Về nguyên tắc thì vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để xảy ra mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này có được tuân thủ triệt để hay không, vật chứng có được bảo quản tốt hay không phụ
thuộc rất nhiều vào sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ được
phân công giải quyết vụ án. Do đó, để công tác bảo quản vật chứng được thực hiện
có hiệu quả, thiết nghĩ trước hết mỗi cán bộ được phân công giải quyết vụ án phải
nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo
quản vật chứng, không để xảy ra những sai phạm trong việc quản lý, bảo quản vật
chứng. Song song đó, cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ bảo quản vật chứng cũng như công tác kiểm
sát của Viện kiểm sát trong hoạt động bảo quản vật chứng để kịp thời phát hiện
những sai phạm thiếu sót trong việc bảo quản vật chứng, từ đó có những biện pháp
chấn chỉnh kịp thời góp phần hạn chế để xảy ra những sai phạm, thiếu sót trong
việc bảo quản vật chứng. Bên cạnh đó, khi có xảy ra hành vi vi phạm trong hoạt động bảo quản vật chứng thì cũng cần phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để giáo dục, răng đe những cán bộ có hành vi sai phạm trong việc bảo quản vật
chứng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của những cán
bộ có nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo quản vật chứng.
Bên cạnh yếu tố con người thì yếu tố vật chất cũng có tác dụng hỗ trợ rất
lớn trong việc bảo quản vật chứng. Để bảo quản vật chứng được tốt thì phải đảm
bảo có các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp, trong đó chủ yếu là hệ thống kho vật
chứng phải được đảm bảo. Do đó, cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo
quản vật chứng. Đối với những kho vật chứng đã được xây dựng phù hợp với tiêu
chuẩn, kỹ thuật quy định thì giữ nguyên hiện trạng và tiếp tục sử dụng. Nếu chưa
có kho vật chứng hoặc kho vật chứng chưa đáp ứng được yêu cầu thì phải đầu tư
xây mới đạt tiêu chuẩn quy định, trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện cơ sở vật
3.2.3. Về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
3.2.3.1. Tồn tại
Xử lý vật chứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém so với việc thu
thập và bảo quản vật chứng. Vật chứng được xử lý kịp thời, nhanh chóng, đúng quy định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa bỏ điều kiện phạm tội,
khôi phục lại quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, làm lợi cho
công quỹ Nhà nước và đồng thời góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng bảo quản vật
chứng cho các cơ quan có thẩm quyền. Do đó, vấn đề xử lý vật chứng đã được BLTTHS 2003 quy định khá cụ thể. Tuy nhiên, việc xử lý vật chứng của các cơ
quan có thẩm quyền trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, ra quyết định xử lý vật chứng không đúng quy định. Điển hình như trong vụ án Nguyễn Đình Thuận bị truy tố về tội “Buôn lậu”. Chỉ hai ngày sau
khi ra quyết định khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã
vội vàng ra quyết định xử lý vật chứng của vụ án bằng cách bán đấu giá toàn bộ
30,027m3 gỗ đã thu được trong khi vụ án vẫn đang trong giai đoạn điều tra dẫn
đến quá trình giải quyết vụ án, xem xét vật chứng gặp nhiều khó khăn48. Việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước bán đấu giá số vật chứng của vụ án khi vụ
án vẫn trong giai đoạn điều tra là tùy tiện và sai so với quy định tại khoản 1 Điều
76 BLTTHS 2003 về thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng. Hay trong vụ Quàng
Thị Uân, Lò Văn Sương và Quàng Văn Ánh bị truy cứu về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”. Trong phần xử lý vật chứng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ quyết định “Tịch
thu tiêu huỷ một hộp giấy trắng, mặt hộp có ghi vật chứng vụ án Lò Văn Sương,
Quàng Văn Ánh” mà không quyết định cụ thể là tịch thu tiêu huỷ số Hêrôin các bị cáo đã mua bán trái phép là áp dụng không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự về xử lý vật chứng49. Bởi lẽ, vật chứng cần phải tịch thu tiêu hủy trong vụ án là
số Hêrôin mà các bị cáo đã mua bán trái phép chứ không phải là chiếc hộp giấy.
Thứ hai, tồn tại trong hoạt động xử lý vật chứng trên thực tế còn biểu hiện
qua việc các cơ quan có thẩm quyền bỏ quên vật chứng, không ra quyết định xử lý
vật chứng. Chứng minh cho trường hợp này qua vụ án Trần Văn Tần phạm tội
“hiếp dâm trẻ em”. Quá trình điều tra Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú
48Pháp lý, Lộc Ninh – Bình Phước sai phạm của các cơ quan tố tụng dẫn đến oan sai cho bị cáo, Thanh Phùng,
http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/loc-ninh-%E2%80%93-binh-phuoc-sai-pham-cua-cac- co-quan-to-tung-dan-den-oan-sai-cho-bi-cao.html,[truy cập ngày 28/4/2013].
49Tòa án nhân dân tối cáo, Quyết định giám đốc thẩm số 04/2009/HS-GĐT,
Yên thu giữ một tấm ga trải nệm kích thước l,9 x l,2 m để phục vụ công tác giám định. Sau đó VKSND tỉnh Phú Yên đã có quyết định chuyển vật chứng đến Cục thi
hành án dân sự tỉnh Phú Yên. Nhưng đến khi xét xử, HĐXX sơ thẩm lại không ra
quyết định xử lý về vật chứng là tấm ga trải niệm đã bị thu giữ50.
Thứ ba, áp dụng chưa triệt để các biện pháp xử lý vật chứng. Chẳng hạn, Điều 76 khoản 1 điểm đ quy định tịch thu tiêu hủy vật chứng không có giá trị hoặc
không sử dụng được. Tuy nhiên, khi xét xử, một số Tòa án áp dụng điều luật này
không triệt để, nhiều trường hợp tài sản là ví giả da, dây lưng, túi xách, dép nhựa,
quần áo…, đã cũ, hỏng không còn giá trị nhưng toà án vẫn tuyên trả cho đương sự,
khi cơ quan thi hành án báo gọi trả tài sản thì những người này không đến nhận; tài sản có giá trị thấp, mau hỏng nhưng lại tuyên tạm giữ để đảm bảo thi hành án; việc
xử lý những vật chứng này mất nhiều thủ tục, kéo dài thời gian tổ chức thi hành án, gây tốn kém, không hiệu quả, tăng lượng án tồn đọng51.
Qua những sai phạm liên quan đến việc xử lý vật chứng trong các trường
hợp vừa nêu, cho thấy vấn đề xử lý vật chứng trong vụ án hình sự trên thực tế vẫn
còn có những sai phạm, thiếu sót, chưa thật sự tuân thủ những quy định về việc xử
lý vật chứng được quy định trong BLTTHS 2003. Vật chứng một khi được xử lý đúng quy định sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, ngược lại nếu xử lý không đúng có thể dẫn đến những hệ lụy to lớn trong quá trình giải quyết vụ án.
3.2.3.2. Giải pháp
Nếu như đối với việc bảo quản vật chứng, pháp luật quy định người có trách
nhiệm bảo quản mà không làm tròn trách nhiệm, để xảy ra những sai phạm, thiếu
sót thì tùy theo mức độ sẽ phải chịu các hình thức xử lý tương ứng từ kỷ luật cho
đến xử lý hình sự. Trong khi đó, vấn đề xử lý vật chứng lại không có quy định trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý vật chứng mà để xảy ra sai phạm,
thiếu sót trong việc xử lý vật chứng thì phải chịu các hình thức xử lý như thế nào. Do đó, để đảm bảo cho việc xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án được
thực hiện có hiệu quả, góp phần hạn chế những sai phạm, thiết nghĩ cần đặt ra
những quy định pháp luật cụ thể để xem xét xử lý trách nhiệm đối với những chủ
thể có thẩm quyền trong việc để xảy ra sai phạm, thiếu sót khi xử lý vật chứng
50 Pháp luật, Tòa quên xử lý vật chứng bị Viện kiển sát kiến nghị,
http://phapluattp.vn/20111020114326241p0c1063/toa-quen-xu-ly-vat-chung-bi-vks-kien-nghi.htm, [truy cập
ngày 4/4/2013].
51Công văn số 2052/TCTHADS-NV2 của Tổng cục thi hành án dân sự ngày 26 tháng 9 năm 2012 về việc tổng
trong quá trình giải quyết vụ án. Với biện pháp này, trước hết sẽ góp phần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của những chủ thể có thẩm quyền trong việc xử
lý vật chứng, sau đó sẽ tạo hành lang pháp lý để xử lý những trường hợp xảy ra sai
phạm, thiếu sót trong việc xử lý vật chứng, nhằm đảm bảo cho việc xử lý vật
chứng được thực hiện có hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích nhận thấy vấn đề thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng hiện vẫn còn một số tồn tại nhất định cả về mặt pháp lý cũng như trong thực tiễn áp dụng. Những tồn tại này đã ít nhiều gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình giải quyết vụ án. Thông qua việc đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại vừa nêu, hy vọng rằng đây sẽ là những cơ sở để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải quyết vụ án, góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Thu thập, bảo quản và xử lý vật
chứng trong tố tụng hình sự”, bằng phương pháp phân tích luật viết, dựa trên phương pháp suy luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phương pháp
tổng hợp, phân tích thông tin trên tài liệu, sách vở đã làm rõ được: định nghĩa,
thuộc tính, phân loại chứng cứ; định nghĩa, đặc điểm, phân loại vật chứng; mối
quan hệ giữa vật chứng và chứng cứ; vị trí, vai trò, ý nghĩa của vật chứng; một số
nguyên tắc của việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong quá trình giải
quyết vụ án trong Chương thứ nhất. Trong Chương thứ hai, trên cơ sở phân tích
những quy định của BLTTHS 2003 về thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng đề tài
đã làm sáng tỏ được một số vần đề về biện pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật
chứng; chủ thể thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng; trình tự, thủ tục thu thập,
bảo quản và xử lý vật chứng. Trên cơ sở phân tích Chương thứ nhất và Chương thứ hai, trong Chương thứ ba đề tài đã nêu ra một số tồn tại trong việc thu thập, bảo
quản và xử lý vật chứng. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục
những bất cập này.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, người viết đã đúc kết được các
nội dung sau:
Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng là một chuỗi các hoạt động tố tụng