Bảo quản vật chứng là việc tiến hành các biện pháp khác nhau theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn và giá trị chứng minh
của vật chứng như khi thu thập được nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình
sự.
Vật chứng thu thập được trong vụ án hình sự rất đa dạng và phong phú, tùy
theo từng loại vật chứng mà áp dụng các biện pháp bảo quản khác nhau cho phù
hợp. Các biện pháp bảo quản vật chứng khác nhau tương ứng với từng loại vật
chứng khác nhau được quy định cụ thể như sau:
Bảo quản vật chứng tại ngân hành hoặc các cơ quan chuyên trách khác.
Biện pháp này áp dụng đối với những vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ. Những vật chứng này phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng
hoặc các cơ quan chuyên trách khác (điểm b khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003).
27Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường,
http://duongthanhbieu.bsm.vn/ArticleDetail.aspx?ID=9059&CatID=1601&Lang=VI, [truy cập ngày 30/3/2013]. 28Dương Thanh Biểu, Chuyên đề khám nghiệm hiện trường,
Đây là những vật mang tính chất đặc thù mà nếu dùng biện pháp quan sát thông thường thì khó có thể phân biệt được là thật hay giả, cụ thể là chất gì, nồng độ, hàm lượng một cách chính xác.v.v... Vì vậy, đòi hỏi phải được giám định ngay sau
khi thu thập để xác định chính xác vật chứng thuộc loại gì để từ đó chuyển giao
bảo quản tại các cơ quan chuyên trách cho phù hợp. Các cơ quan chuyên trách ở đây là những cơ quan chuyên môn, chuyên ngành cụ thể về một lĩnh vực nhất định, do đó sẽ có đầy đủ chuyên môn, cơ sở vật chất phù hợp giúp cho việc bảo quản vật
chứng được hiệu quả cao nhất.
Bảo quản vật chứng tại nơi có vật chứng (bảo quản vật chứng tại chỗ).
Biện pháp này áp dụng đối với những vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến
hành tố tụng. Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo
quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản
lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản (điểm c khoản 2 Điều 75
BLTTHS 2003). Vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo
quản là những loại vật chứng như; kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất, cũng như các phương tiện sản xuất, kinh doanh khác,...thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài
sản đó cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tiếp tục khai thác, sử dụng,
nếu xét thấy những tài sản đó có khả năng sinh lời29. Đây là quy định mới được bổ
sung trong BLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 cho phù hợp với thực tế vì các cơ
quan tiến hành tố tụng không thể mang những loại vật chứng này về để bảo quản
tại các cơ quan tiến hành tố tụng được, tránh tình trạng gây lãng phí, thiệt hại không đáng có đối với những loại vật chứng này trong thời gian xử lý vụ án hình
sự.
Bảo quản vật chứng tại kho vật chứng. Biện pháp bảo quản này được áp
dụng đối với những vật chứng được đưa về cơ quan tiến hành tố tụng. Vật chứng được bảo quản tại kho vật chứng là những vật chứng được đưa về cơ quan tiến
hành tố tụng trừ những vật đã được giao cho cơ quan thụ lý vụ án quản lý, vật đã
được chuyển giao cho cơ quan chuyên trách để bảo quản, vật thuộc loại mau hỏng,
không thể bảo quản lâu tại kho vật chứng đã được chuyển cho cơ quan chức năng
29 Hướng dẫn tại mục 4 phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24
tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong
để tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật30. Vật chứng được bảo quản
trong kho phải được sắp xếp gọn gàng, phải có thẻ kho ghi rõ tên của chủ sở hữu
tài sản, tên của vụ án và khi xuất, nhập phải có lệnh của người có thẩm quyền.
Công tác quản lý, giao, nhận, lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng các vật chứng và
đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án, nhằm phục vụ công tác điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ban hành kèm theo quy chế quản lý kho vật chứng. Vật chứng khi đưa về cơ quan tiến hành tố tụng được lưu kho bảo quản nhằm đảm bảo cho vật
chứng được bảo quản tốt nhất, hạn chế những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến
vật chứng, phục vụ có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngoài ra, đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu
không thuộc trường hợp có thể trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì cơ quan có thẩm
quyền xử lý vật chứng trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm
quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý (điểm d khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003).
Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản là những loại vật chứng như;
rau, quả, lương thực, thực phẩm tươi sống, hóa chất, dược liệu31... Đây là những
loại vật chứng mang tính chất đặc thù, thời hạn sử dụng ngắn, dễ bị biến đổi trong môi trường tự nhiên mà nếu áp dụng biện pháp bảo quản thì sẽ gặp khó khăn.
Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định cho các cơ quan có thẩm quyền
bán những loại vật chứng này và chuyển tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc
Nhà nước để quản lý. Việc bán những loại vật chứng này được thực hiện dưới hình
thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật32. Đây là một biện pháp bảo quản đặc
biệt, bởi các cơ quan có thẩm quyền không trực tiếp thực hiện bảo quản vật chứng
mà bảo quản thông qua việc tạm giữ số tiền tương ứng với giá trị của vật chứng bán được.
Vật chứng được bảo quản bằng biện pháp nào cũng phải đảm bảo không để
mất mát, lẫn lộn và hư hỏng trong quá trình bảo quản. Vật chứng khi thu thập được
30
Điều 8 Quy chế quản lý kho vật chứng, ban hành kèm theo Nghị định của Chính Phủ số số 18/2002/NĐ-CP
ngày 18 tháng 02 năm 2002.
31 Hướng dẫn tại mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24
tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
32 Hướng dẫn tại mục 4 Phần I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTC-BTP ngày 24
tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong
nếu bảo quản tốt sẽ đảm bảo được giá trị chứng minh, giá trị sử dụng tránh gây những lãng phí, thiệt hại không đáng có, trong quá trình giải quyết vụ án. Ngược
lại, nếu vật chứng không được bảo quản tốt sẽ làm giảm hoặc mất giá trị chứng
minh, giá trị sử dụng, dẫn tới gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án. Chẳng
hạn, trong vụ án “vườn điều” ở Bình Thuận. Qua khám nghiệm tử thi, Cơ quan điều tra đã thu được vật chứng là mẫu tóc, dép, nhưng không bảo quản tốt đã để
mất, dẫn đến gây khó khăn cho việc xác định tung tích của nạn nhân có đúng là Dương Thị Mỹ hay không33. Việc để mất vật chứng không những gây khó khăn
cho quá trình giải quyết vụ án mà còn thể hiện những sai phạm, thiếu sót trong quá
trình giải quyết vụ án.