Quá trìnht ăng tốc 18 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện sự hoạt động của tổ hợp tuabin tăng áp khi động cơ diesel làm việc ở chế độ chuyển tiếp (Trang 29 - 31)

Quá trình tăng tốc phương tiện vận tải kèm theo tăng đồng thời vòng quay của hệ trục và tăng mômen quay động cơ. Tăng tốc có thể diễn ra theo quy luật thay đổi vòng quay và mômen quay khác nhau. Chế độ tăng tốc có thể

diễn ra như sau :

- Tăng tốc từ chếđộ không tải đến đầy tải ứng với vòng quay nhỏ nhất. - Tăng tốc từ chếđộ không tải đến đầy tải ứng với vòng quay định mức.

Sau khi tăng tốc thì vòng quay và tải giảm xuống. Trong thời gian tăng tốc mômen quay động cơ dùng để thắng lực cản chuyển động của phương tiện vận tải và gia tốc vòng quay hệ trục. Mômen quay động cơ có thể lớn hơn mômen tương ứng với đặc tính giới hạn, điều đó làm xấu chỉ tiêu kinh tế, tính tin cậy động cơ và tăng độc tố khí xả.

Đối với động cơ chính tàu thủy khi tăng tốc tàu liên quan tới tăng công suất do động cơ phát ra. Trên hình 2.4 các đường cong VT 0 đến VT 1 biểu diễn tốc độ tương đối của tàu không thay đổi VT VT

VTH , VTH - tốc độ tàu tương ứng với chế độ làm việc định mức của động cơ VT 1. Các đường cong VT const biểu diễn mối quan hệ công suất tiêu thụ cho chân vịt phụ

thuộc vào vòng quay khi tốc độ tàu không đổi. Khi đó đường cong VT 0 là

đường cong đường đặc tính chân vịt buộc bến. Giả sử tăng tốc độ tàu VT 0,4 (điểm 1) đến VT 0,85 (điểm 4), khi đó tại điểm 1 động cơ làm việc với vòng quay n1 còn tại điểm 4 động cơ làm việc với vòng quay n4. Nếu

tác động nhanh bộ điều tốc để vòng quay chuyển đến vòng quay n4 thì sẽ diễn ra như sau :

Hình 2.3: Sự thay đổi công suất tiêu thụ phụ thuộc vào vòng quay khi tăng tốc tàu.

Khi tốc độ tàu không đổi, ứng với VT 0,4 thì có thể đưa vòng quay tăng giá trị ứng với điểm 2 (theo đường cong 1-2). Sau đó động cơ làm việc theo

đường đặc tính ngoài cực đại 2-3, khi đó thanh răng bơm cao áp nằm ở vị trí chốt tì hạn chế, vòng quay được tăng lên từ từ, tốc độ tàu cũng được tăng lên. Tại điểm 3 đã đạt được vòng quay đã cho, động cơ chuyển sang làm việc theo

đường đặc tính điều chỉnh 3-4. Theo mức độ tăng tốc độ tàu công suất tiêu thụ

cho chân vịt giảm xuống và chế độổn định đạt được tại điểm 4. Từ hình vẽ ta thấy rõ tăng tốc tàu tương tự kéo theo quá tải động cơ chính, khi đó động cơ

làm việc theo các giai đoạn 5-2-3-7 nằm trên đường đặc tính giới hạn theo mômen quay đường 5-7-8.

Để tránh quá tải động cơ có thể tăng tốc tàu bằng cách tăng vòng quay theo cấp. Nếu giai đoạn ban đầu đặt bộ điều tốc ứng với vòng quay n5, thì khi tốc độ tàu VT 0,4 công suất động cơ tăng lên đến Ne5 (điểm 5 nằm trên

0 n N e N e N e H 5 n1 n5 n4 nH 1 6 4 7 8 5 2 3 0.4 0.7 0.85 1 V T = 0

đường đặc tính hạn chế). Sau đó khi động cơ làm việc theo đường đặc tính

điều chỉnh 5-6 vòng quay gần như không thay đổi, tàu được tăng tốc đến tốc

độ tương đối VT 0,7 chế độ làm việc của động cơ tương ứng điểm 6, cần phải điều chỉnh bộ điều tốc một lần nữa, vòng quay mới đạt n4, tương ứng tốc

độ tương đối của tàu VT 0,85. Tăng tốc tàu lần thứ 2 được biểu diễn theo

đường 6-7 và 7-4. Như vậy, tăng số lần vòng quay quá trình tăng tốc gần với

đường đặc tính chân vịt 1-8, biểu diễn bằng đường parabol bậc 3. Từ đó thấy rõ càng giảm tải lên động cơ càng tăng thời gian tăng tốc. Đặc tính thay đổi các thông số quá trình công tác của động cơ khi tăng tốc tàu cơ bản giống như

khi đóng tải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cải thiện sự hoạt động của tổ hợp tuabin tăng áp khi động cơ diesel làm việc ở chế độ chuyển tiếp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)