Về phía các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (Trang 64 - 67)

Cần tổ chức các dạng thị trường để có cơ sở đo lường giá trị hợp lý công cụ tài chính: Sàn giao dịch chứng khoán đã đi vào hoạt động từ 15 năm nay tuy nhiên đến nay chưa có sàn giao dịch chứng khoán phái sinh, thị trường giao dịch hàng hóa do vậy cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động sàn giao dịch này, theo mô hình tập trung, thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian đầu, thị trường chứng khoán phái sinh tập trung giao dịch các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu niêm yết. Về dài hạn, thị trường bổ sung các giao dịch công cụ tài chính phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế như hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa.

Bộ tài chính cần sớm ban hành VAS về“Công cụ tài chính” để tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp phản ánh, giám sát hoạt động tài chính kinh doanh tốt hơn. Hiện tại Bộ tài chính ban hành thông tư 210 để hướng dẫn các doanh nghiệp

thực hiện trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính, tuy nhiên thông tư này mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến nghị, chưa bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời còn tồn tại một số hạn chế và khoảng cách so với chuẩn mực kế toán quốc tế. Ban hành một chuẩn mực kế toán của Việt Nam đầy đủ, và theo sát chuẩn mực quốc tế là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Các yêu cầu về chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

hứ nhất, việc ban hành các CMK về công cụ tài chính cần giải quyết những bất cập của thông tư 210:

Thông tư 210 hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Một số mâu thuẫn cũng như hạn chế của thông tư 210 còn tồn tại như sau:

Tên gọi của Thông tư 210 là “Hướng dẫn áp dụng IAS/IFRS về trình bày và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính”, cụ thể là hướng dẫn áp IAS/IFRS “Trình bày công cụ tài chính” công bố năm 2007 (IAS 32 (2007)) và IAS/IFRS “Thuyết minh công cụtài chính” công 2007 (IFRS 07 (2007)) nhưng nguyên văn hai chuẩn mực này không được Bộ Tài chính ban hành chính thức bằng tiếng Việt. Trong khi đó, cho đến nay, khả năng tiếp cận bản chính thức của hai IAS/IFRS này của những người kế toán viên tại các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do vậy, có thể cho rằng các doanh nghiệp áp dụng theo các quy định trong Thông tư 210, không quan tâm đến các quy định trong IAS 32 (2007) và IFRS 07 (2007).

Thông tư 210 chỉ đưa ra các định nghĩa vềcông cụtài chính và hướng dẫn trình bày, chưa đưa ra các hướng dẫn vềnguyên tắc tính giá đối với các công cụ tài chính.

Thông tư 210 không được áp dụng cho các khoản đầu tưvào và lợi ích từ các công ty con, các côngty liên doanh, liên kết phù hợp với VAS số 07 – Kế toán các khoản đầu tưvào công ty liên kết; VAS số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh; VAS số 25 – BCTC hợp nhất và kếtoán các khoản đầu tư vào công ty con.

hứ hai, các nội dung chủ yếu cần quy định trong chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính bao gồm:

Mục đích của chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính là quy định và hướng dẫn nguyên tắc ghi nhận, xác định, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính về công cụ tài chính.

Quy định các thuật ngữ và cho ví dụ minh họa các thuật ngữ để có cách hiểu thống nhất khi triển khai thực hiện chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính. Một số thuật ngữ đã quy định tại Thông tư 210 nhưng cần chỉnh sửa cho phù hợp với các IAS số 39, 32 và IFRS số 07 hiện hành như các thuật ngữ có liên quan đến việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro.

Các loại công cụ tài chính được điều chỉnh bởi chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính bao gồm 02 loại công cụ tài chính cơ bản (như tiền phải thu và cho vay, cổ phiếu của đơn vị khác…) và công cụ tài chính phái sinh (gồm các loại hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, chứng quyền).

Bộ Tài chính cần sửa đổi, bổ sung các khoản mục trên Báo cáo tài chính liên quan đến trình bày và công bố công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh.

Cần nêu phương pháp rõ ràng khi tổng hợp các chỉ tiêu về công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh giúp cho việc thống nhất số liệu, từ đó đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán.

Trong quá trình soạn thảo, triển khai thực hiện cần có tổng kết, đánh giá để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tại của doanh nghiệp và đảm bảo tính khả thi.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hội thảo về kế toán công cụ tài chính. Xây dựng khung pháp lý về việc thực hiện trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính của doanh nghiệp, có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp cố tình không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, các trường hợp thiếu minh bạch ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư cũng như công tác quản lý của các cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu Nhận diện các nhân tố tác động đến mức độ trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)